Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 61 - 62)

Với những giới hạn nhất định về thời gian và chi phí trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho bài nghiên cứu. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử

mẫu bằng phương pháp thuận tiện, nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử

nào mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 20 biến quan sát, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là n ≥ 100

(5x20).

Theo Tabachnick & Fidell (1996), phân tích hồi quy một cách tốt nhất thì cỡ mẫu cần thiết phải là n ≥ 8m + 50, với m là số biến độc lập của mô hình. Như vậy, áp dụng vào mô hình của nghiên cứu này thì kích thước mẫu cần thiết là n ≥ 90 (8x5 + 50).

Để đạt được kích thước mẫu ≥ 100, tác giả tiến hành phỏng vấn 129 người có chức vụ quản lý ở bộ phận kinh doanh xuất khẩu, quản đốc phân xưởng, giám đốc hoặc

phó giám đốc của các công ty chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu với ít nhất 5 năm kinh

nghiệm, trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh. Việc chọn lọc các phỏng vấn viên tiềm năng được tác giả tiến hành thông qua tìm hiểu từ các chuyên gia ở phần nghiên cứu định tính, từ các báo cáo có liên quan đến ngành gỗ, và từ thông tin của hiệp hội ngành gỗ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 61 - 62)