Phân loại chiến lược marketing xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 25 - 27)

2.2.4.1. Phân loi theo li thế cnh tranh ca sn phm trên thtrường xut khu

Theo tiêu chí này, chiến lược marketing xuất khẩu có thể chia ra làm 4 loại:

Chiến lược dẫn đầu thị trường: là chiến lược marketing của doanh nghiệp

hướng tới việc duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường xuất khẩu với tỷ lệ phần trăm cao

nhất và luôn phải tìm cách mở rộng thị trường. Để mở rộng kích thước thịtrường, công ty dẫn đầu phải tìm kiếm những công dụng mới của sản phẩm, những người sử dụng mới cho sản phẩm của mình và những người sử dụng sản phẩm với số lượng nhiều

hơn. Những công ty dẫn đầu thị trường nổi tiếng là Coca-Cola (nước ngọt), Microsoft (phần mềm máy tính), Caterpillar (thiết bị xây dựng lớn), IBM (máy tính và dịch vụ

công nghệ thông tin), Wal-Mart (ngành bán lẻ), Boeing (máy bay) và AOL (Internet và các dịch vụ trực tuyến).

Chiến lược thách thức:là phương thức trong đó các doanh nghiệp tích cực mở

rộng thị phần của mình bằng cách tấn công mạnh mẽvào các đối thủ cạnh tranh mà cụ

thể là các công ty dẫn đầu thị trường. Đó là các doanh nghiệp duy trì vị thế thứ hai của mình về thị phần chỉ sau công ty dẫn đầu thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải tìm ra điểm yếu của công ty dẫn đầu thị trường và khai thác chúng để

thức Coca), Komatsu (thách thức Caterpillar), MSN (thách thức AOL). Ngoài thách thức các công ty dẫn đầu thị trường, đối tượng của các công ty thách thức có thể là các doanh nghiệp có quy mô tương tự hoặc những đối thủ cạnh tranh địa phương và khu

vực có quy mô nhỏhơn.

Chiến lược đi theo: là chiến lược của doanh nghiệp hạng nhì, trong đó họ chọn

cách đi theo chứ không thách thức các doanh nghiệp lớn trên thịtrường. Mục đích của họ là tìm cách thu được những thị phần ổn định, dùng khả năng đặc biệt của doanh nghiệp để tham gia một cách tích cực vào sự phát triển của thịtrường, tạo lập một ví trí kinh doanh an toàn.

Chiến lược khai thác lỗ hổng: là loại chiến lược được những doanh nghiệp nhỏ

hoặc doanh nghiệp lớn hơn nhưng chưa thiết lập được vị trí trên thị trường sử dụng khi lựa chọn hoạt động trong một số phần nào đó của thị trường đã được chuyên biệt hóa và có tính hấp dẫn không cao đối với các doanh nghiệp lớn cùng ngành. Họ chuyên phục vụ các thị trường ngách mà các đối thủ cạnh tranh chính thường bỏ sót. Những doanh nghiệp theo chiến lược này thường trở thành những chuyên gia trong một nhóm khách hàng, một khu vực địa lí, hay một chủng loại sản phẩm đặc trưng. Những doanh nghiệp tiêu biểu áp dụng chiến lược này là Oshkosh Truck, Veterinary Pet Insurance.

2.2.4.2. Phân loại theo phương pháp chiếm lĩnh thịtrường

Theo phương pháp chiếm lĩnh thị trường, chiến lược marketing xuất khẩu có thể được chia thành 3 loại:

Chiến lược marketing không phân biệt: áp dụng cho toàn bộ thị trường xuất khẩu nhằm thu hút sự chú ý của tất cả người mua. Ưu thế của chiến lược này là tính kinh tế, giảm bớt chi phí cho nghiên cứu marketing và quản lí vì chỉ cần xây dựng một chiến lược cho cả thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là thường tập trung một đoạn thịtrường lớn nơi mức độ cạnh tranh rất cao, khó thành công.

Chiến lược marketing có phân biệt: Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ

cung cấp hai hay nhiều loại hàng hóa đặc điểm khác nhau, cách đóng gói khác, giá cả

Chiến lược marketing tập trung: là chiến lược mà doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn chế thường chọn lựa. Khi đó, thay vì tập trung vào một phần nhỏ của thị trường lớn, doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào phần lớn của một hoặc nhiều thị trường con.

Tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp, của sản phẩm và của ngành trên thị trường xuất khẩu cũng như thời điểm tiến hành mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các chiến lược trên khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 25 - 27)