Mô hình nghiên cứu của Abdul và Sidin (2008)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 50 - 51)

Kế thừa từ các nghiên cứu của Cavusgil, Zou, (1994) và Julian (2003), hai tác giả

Abdul và Sidin (2008) đã vận dụng vào bối cảnh ngành đồ gỗ nội thất ở Malaysia và

đưa thêm giả thuyết vềtác động của 2 yếu tốmôi trường là: Tình hình kinh tế toàn cầu (Global economic situation) và Chứng chỉ (Certification).

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chiến lược marketing xuất khẩu không có

tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh xuất khẩu ở ngành đồ gỗ nội thất Malaysia. Ngoài ra, tình hình kinh tế toàn cầu cũng không điều tiết mối quan hệ giữa các biến của chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả kinh doanh xuất khẩu. Đặc biệt, chứng chỉ

của doanh nghiệp có tác dụng điều tiết tích cực đối với mối quan hệ giữa chiến lược thích nghi sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược thiết kế và kết quả kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời, chứng chỉ của doanh nghiệp cũng tác động tiêu cực đối với mối quan hệ giữa chiến lược thích nghi xúc tiến, xác định thị trường mục tiêu và kết quả

kinh doanh xuất khẩu ở ngành đồ gỗ nội thất Malaysia. Những khám phá này đã bổ

sung vào các nghiên cứu về marketing xuất khẩu, đặc biệt là đóng góp về tác động điều tiết của các yếu tốmôi trường.

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Abdul và Sidin (2008) Chiến lược marketing

xuất khẩu

Thích nghi sản phẩm

Thích nghi chiến lược xúc tiến Chiến lược phân phối

Chiến lược thiết kế

Giá cả cạnh tranh

Hỗ trợ nhà phân phối nước ngoài

Xác định thịtrường mục tiêu Kết quả kinh doanh xuất khẩu Yếu tốmôi trường: - Tình hình kinh tế toàn cầu - Chứng chỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 50 - 51)