Tổng quan ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 41)

2.4.1. Ngành chế biến gỗ

Trong Báo cáo nghiên cứu - Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Minh Thủy, 2014), ngành này có thể xem xét theo chiều ngang bao gồm không chỉ các hoạt động sản xuất chế

biến gỗ mà còn có sản xuất chế biến lâm sản ngoài gỗ (mây, tre, nứa, vầu…). Tuy vậy, ngành này lại không bao gồm hoạt động sản xuất chế biến giấy từ nguyên liệu gỗ. Theo chiều dọc, ngành này gắn bó chặt chẽ với hoạt động trồng rừng (tạo nguyên liệu) cũng như hoạt động khai thác rừng trồng lấy gỗ làm nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến và vì vậy, ngành thường được xem xét chung với hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trong hầu hết các nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực này.

Về tổng thể, các chủ thể sản xuất và chế biến đồ gỗ có thể được chia thành 03 nhóm chủ yếu: Nhóm các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ; Nhóm các cơ

sở chế biến gỗ nằm trong làng nghề gỗ; Nhóm các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ

gỗ. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ. Theo số lao

động thì 46% số doanh nghiệp ngành chế biến gỗ có quy mô siêu nhỏ, 49% quy mô nhỏ, 1,7% quy mô vừa và 2,5% là quy mô lớn. Theo vốn đầu tư, các tỷ lệ này lần lượt là 93% quy mô nhỏ và siêu nhỏ, 5,5% quy mô vừa và chỉ có 1,2% số doanh nghiệp có quy mô lớn. Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 16%. (Nguyễn Mạnh Dũng, 2013). Theo các chuẩn áp dụng đối với doanh nghiệp thì quy mô của các cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ cấp hộgia đình hoặc trong các làng nghề cũng được suy đoán là siêu nhỏ, hoặc nhỏ.

Về vịtrí địa lý, các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện đang phân bốkhông đồng đều, có khoảng 80% số doanh nghiệp tập trung ở phía Nam (đặc biệt là ở Bình Dương, Đồng Nai) và Nam Trung Bộ (Bình Định). Theo Báo cáo nghiên cứu - Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Minh Thủy, 2014), mặc dù là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với các sản phẩm chế biến nằm trong nhóm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất liên tiếp trong nhiều năm trở lại đây, nhưng nhìn từ định hướng xuất khẩu, ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức chính như:

(1) Năng lực cạnh tranh hạn chế: Chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam thực chất là sản xuất gia công, với mẫu mã thiết kế do khách hàng cung cấp, doanh nghiệp không chủđộng về sản phẩm cũng như thịtrường;

(2) Sản xuất gỗ còn nằm trong khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị

toàn cầu: Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua khâu trung gian (chiếm 90%

lượng sản phẩm), làm gia công và nhận mẫu mã thiết kế, hợp đồng đặt hàng của nước ngoài. Cùng với đó, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn thô sơ và mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại ở việc gia công nguyên liệu là chính. Trong khi đó, nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất chiếm lại đến 80% nguyên liệu đầu vào khiến cho giá trị gia tăng chưa cao.

(3) Năng suất lao động thấp: Theo Trần Toản (2014) thì năng suất lao động của ngành gỗ Việt Nam chỉ bằng 50% của Philippines, 40% của Trung Quốc, 20% của EU.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (2015), giá trị đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt

Nam tăng theo từng năm. Nếu như giai đoạn 2010 – 2012 giá trị bình quân hơn 3 tỷ

USD, thì giai đoạn từnăm 2013 đến hết 6 tháng đầu năm 2015 đạt 6,267 tỷUSD (tăng

gấp 2 lần). Riêng năm 2015 đạt 7,1 tỷ USD xuất khẩu đồ gỗ. Con số này cho thấy sức hấp dẫn của đồ gỗ Việt Nam đối với thị trường thế giới ngày càng tăng, lượng khách hàng và thịtrường truyền thống được giữ vững.

Cũng theo Báo cáo nghiên cứu - Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Minh Thủy, 2014), để hoạt

động và phát triển, ngành chế biến gỗ cần có các dịch vụ hỗ trợ, trong đó đáng kể và phổ biến nhất là các dịch vụ liên quan tới xúc tiến thương mại (quảng bá, chắp mối kinh doanh). Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được thực hiện một cách kết quả bởi cách thực hiện nhỏ lẻ, theo sự vụ, không có chiến lược rõ ràng. Về quảng bá, ngoài những nỗ lực quảng cáo đơn lẻ của một số doanh nghiệp chủ yếu trên thị trường nội

địa, chưa có một chiến lược quảng bá chung hay một hoạt động quảng bá quy mô nào

cho đồ gỗ Việt Nam nói chung trên thịtrường quốc tế.

Đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả

kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, một nghiên cứu của Bojei và cộng sự, (2002) về

chiến lược marketing toàn cầu ở ngành đồ gỗ nội thất Malaysia cho rằng, bằng hình thức OEM (original equipment manufacturing) hay ODM (own design manufacturing) hay OBM (own brand name), yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự thành công của các chiến lược này là đặc điểm của bản thân doanh nghiệp, kì vọng của nhà quản trị về

chiến lược xuất khẩu và marketing toàn cầu.

Mặt khác, nghiên cứu của Abdul và Sidin (2008) ở thị trường đồ gỗ nội thất Malaysia cho rằng tất cả chiến lược marketing xuất khẩu đều không có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh xuất khẩu ở đây. Phần lớn các doanh nghiệp đồ gỗ nội thất

như các chiến lược đều được tiến hành như nhau ở nội địa cũng như quốc tế. Họ không cân nhắc đến yêu cầu cũng như lượng cầu của thị trường nước ngoài.

2.4.2. Ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu

Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu

Euphorbiacea. Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng,...

Cây cao su sau 30 năm tuổi sẽ không còn tiết mủ nữa nên được sử dụng làm gỗ cao su nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất gỗ và được coi là loại gỗ "thân thiện môi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường" do doanh nghiệp chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Sản phẩm gỗ cao su được nhiều thị trường ưa chuộng và sử dụng ngày càng nhiều như Nhật, EU, Mỹ,… do gỗ tuy nhẹ nhưng rất cứng và có nhiều vân đẹp phù hợp với sản xuất gỗ mỹ nghệ. Có tới 90% sản phầm đồ gỗ chế biến từ gỗ cao su là

để xuất khẩu, chủ yếu là vào châu Âu. Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cao su đang gặp một điều bất lợi là đang thiếu những cơ chế về tính pháp lý của gỗ cao su. (Đặng Việt Quang và cộng sự, 2014)

Theo Bản tin cao su Việt Nam (2013), Việt Nam là nước sản xuất lớn thứ 5 và xuất khẩu lớn thứ 4 ở mảng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây

thì ngành cao su nguyên liệu đang gặp khó khăn do cung dư thừa trên thịtrường. Trong

khi đó, bên cạnh giá trị của cao su nguyên liệu, sựđóng góp của những sản phẩm khác từ công nghiệp chế biến đồ gỗ cao su là rất đáng lưu ý với đà tăng trưởng mạnh trong 5

năm gần đây. Giá trị xuất khẩu của đồ gỗ cao su (bàn, ghế, tủ, vật dụng gia đình và văn

phòng) ước đạt khoảng 400 triệu USD. Do đó, theo bà Trần Thị Thúy Hoa phát biểu trong Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ (2015), các doanh nghiệp chế biến gỗ có thể sử dụng ngay nguyên liệu gỗcao su trong nước, vừa giúp tiết kiệm chi phí lại tạo ra nguồn đầu ra ổn định cho ngành cao su.

Ông Nguyễn Vinh Quang phát biểu tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Tổng quan cung - cầu gỗ Việt Nam: thực trạng và xu hướng” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Vifores phối hợp với Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 23 tháng 12

năm 2014, rằng cây cao su đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ. Hiện tại, lượng gỗ cao su hàng năm khai thác từ các vườn thanh lý khoảng 2 triệu mét khối. Theo ước tính, đến năm 2030, lượng gỗ cao su có thể đạt mức 6 triệu m3 do diện tích cao su được mở rộng đáng kể từnăm 2000 và diện tích

tái canh đang tăng dần qua các năm.

Với mục đích ban đầu là cung cấp mủ cao su tự nhiên xuất khẩu, miền Đông Nam

Bộ có các đồn điền cao su lớn nhất của quốc gia, chiếm phần trăm cao nhất (46.5%), tiếp đó là vùng cao nguyên (27%). Từ năm 2010 đến nay, các đồn điền cao su được thành lập giữa năm 1980 và 1990 được thu hoạch dần. Theo ước tính, sản lượng hàng

năm về gỗ cao su xấp xỉ 1 triệu m3 gỗ cao cấp thích hợp cho sản xuất đồ nội thất

(Đặng Việt Quang và cộng sự, 2014), giúp cho gỗ cao su trở thành đầu vào quan trọng trong nội địa cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam vốn phụ thuộc cao vào việc nhập khẩu (Xuan và Canby, 2011). Cũng theo Đặng Việt Quang và cộng sự (2014), việc nhập khẩu gỗcao su đang giảm dần trong những năm gần đây do có tỷ lệ cung cấp nội

địa cao hơn. Trong nội địa quốc gia thì gỗ cao su có nguồn gốc từ bốn nhà sản xuất: Tập đoàn Cao su Việt Nam do nhà nước sở hữu (VRG); Các doanh nghiệp được quản lý bởi Ủy ban nhân dân các tỉnh; các hộ gia đình; và các công ty tư nhân. Hiện nay gỗ

cao su thanh lý của các công ty thuộc tập đoàn VRG thanh lý chiếm 90%. Trong tương

lai tỷ lệ này sẽ giảm vì diện tích thanh lý cao su của các hộ gia đình và của các công ty

do địa phương quản lý sẽtăng dần trong những năm tới.

2.5. Mô hình nghiên cứu

2.5.1. Mô hình nghiên cứu của Cavusgil và Zou (1994)

Trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa Chiến lược marketing xuất khẩu và Kết quả

kinh doanh xuất khẩu, Cavusgil, Zou, (1994) đã đưa ra mô hình nghiên cứu mà trong

đó, chiến lược marketing của một dự án xuất khẩu được quyết định bởi yếu tố bên

trong (như đặc điểm doanh nghiệp, đặc tính sản phẩm) và yếu tố bên ngoài (như đặc

điểm ngành, đặc điểm thị trường). Đến lượt Kết quả xuất khẩu thì được quyết định bởi chiến lược marketing xuất khẩu và đặc điểm doanh nghiệp (như khảnăng để thực hiện một chiến lược đã chọn).

Hình 2.5: Mô hình lý thuyết về chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả xuất khẩu của Cavusgil, Zou, (1994)

Sau đó, từ kết quả nghiên cứu của mình, Cavusgil, Zou (1994) đã đưa ra một mô hình mang tính tổng quát về mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu. Trong đó, tác giả đã khái quát hóa việc xuất khẩu như một phản ứng chiến lược trước tình hình cạnh tranh do nguồn lực của doanh nghiệp và điều kiện môi

trường thay đổi. Dựa trên điều này, tác giả đã tiếp cận vấn đề theo sự ràng buộc giữa chiến lược-môi trường và người xuất khẩu được xem là người tối ưu hóa mối quan hệ

chiến lược-môi trường bằng cách phối hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài để đạt

được mức lợi nhuận cao hơn. Kết quả nghiên cứu của Cavusgil, Zou (1994) đã cho thấy những tác động rõ ràng của chiến lược marketing và các công ty có thể nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu thông qua việc thực hiện đúng đắn và hợp lí các chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lược marketing.

Chiến

lược marketing

Đặc điểm doanh nghiệp

Đặc điểm sản phẩm Đặc điểm ngành Đặc điểm thịtrường xuất khẩu Kết quả xuất khẩu: - Về chiến lược - Về kinh tế

0.29 0.17 0.37 -0.37 0.29** -0.45 -0.29 0.26 0.36 0.22 0.60 0.22 0.10* -0.12* 0.51 0.09* 0.15 0.10* 0.24 -0.19** 0.29 0.35 0.32 0.10* 0.35

Hình 2.6: Mô hình kết quả nghiên cứu chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả xuất khẩu (theo phương pháp OLS) của Cavusgil, Zou, (1994)

2.5.2. Mô hình nghiên cứu của Julian (2003)

Dựa vào mô hình của Cavusgil và Zou (1994), Julian (2003) đã điều chỉnh và thử

nghiệm với đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu Thailand. Các doanh nghiệp

Thailand được nghiên cứu kinh doanh trên nhiều ngành khác nhau như nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp nhẹ, cơ khí, điện, hóa, và dịch vụ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tốtác động đáng kểđến kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Thailand gồm: Mức độ cạnh tranh (Competition), Mức

độ cam kết (Commitment), Đặc điểm thị trường xuất khẩu (Export Market Characteristics) và Đặc điểm sản phẩm (Product Characteristics). Bốn yếu tố này chiếm đến 29,3% trong sốcác tác động gây ra sựthay đổi của kết quả kinh doanh xuất khẩu. Trong khi đó, đặc điểm của doanh nghiệp (Firm-specific charateristics) và Chiến

Đặc trưng văn hóa

của sản phẩm Mức độđộc đáo của sản phẩm Kinh nghiệm của DN về sản phẩm Mức độ áp dụng công nghệ trong ngành Mức độ cạnh tranh trên thịtrường xuất khẩu Độ nhận biết

thương hiệu trên thịtrường

Năng lực kinh doanh quốc tế của DN Mức độ cam kết đối với dự án Thích nghi sản phẩm Thích nghi chiến lược xúc tiến Hỗ trợ nhà phân phối / chi nhánh nước ngoài

Giá cả cạnh tranh

Kết quả kinh doanh xuất khẩu

Chi-square = 33.04, d.f. = 26 p > 0.15 *Mối quan hệkhông có ý nghĩa thống kê **Giả thuyết bị bác bỏ

lược marketing xuất khẩu lại có kết quả là không có tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu.

Bài nghiên cứu của Julian (2003) đã mở rộng lý thuyết về kết quả kinh doanh xuất khẩu trên nhiều khía cạnh. Đó là, mặc dù chiến lược marketing xuất khẩu không

đủ ý nghĩa thống kê để trở thành một yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu, nhưng tầm quan trọng của chiến lược marketing xuất khẩu đã phần nào được thể

hiện qua bài nghiên cứu này. Các biến về chiến lược marketing đó là mức độ hỗ trợ

nhà phân phối và khảnăng thích nghi chiến lược xúc tiến của doanh nghiệp đối với yêu cầu nào đó của thịtrường.

Julian (2003) đã củng cố mô hình nghiên cứu của Cavusgil và Zou (1994) ở một

môi trường khác biệt. Nghiên cứu của Cavusgil và Zou (1994) đã xác định rằng chiến

lược marketing, năng lực kinh doanh quốc tế và sự cam kết của nhà quản trị là những yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công cho một dự án xuất khẩu. Trong khi có một số biến ở

mô hình của Julian (2003) được xây dựng và có mức ý nghĩa khác so với mô hình của Cavusgil và Zou (1994), nhưng các khía cạnh của dữ liệu đều cho kết quả tương tự

trong cả 2 bài nghiên cứu. Ví dụ như năng lực kinh doanh quốc tế và sự cam kết của nhà quản trị được tách biệt trong mô hình của Cavusgil và Zou (1994), nhưng ở nghiên cứu của Julian (2003) thì được gộp lại thành một biến quan trọng là đặc điểm của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.3. Mô hình nghiên cứu của Lee & Griffith (2004)

Cũng dựa vào mô hình của Cavusgil và Zou (1994) và một số tác giả khác, Lee và Griffith (2004) đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của chiến lược marketing xuất khẩu đến kết quả kinh doanh xuất khẩu, ở một nền kinh tế đang phát triển định hướng xuất khẩu là Hàn Quốc, tập trung vào ngành kinh tế mũi nhọn ở đây là hàng điện tử. Tác giả dựa trên quan điểm về sự ràng buộc chiến lược-môi trường để khám phá sự tác

động của chiến lược marketing của doanh nghiệp (như sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối) đến kết quả kinh doanh xuất khẩu. Theo đó, tác giả đề xuất 5 yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu: Chiến lược thích nghi sản phẩm, Chiến lược thích nghi

giá, Chiến lược phân phối trực tiếp, Đẩy mạnh quảng cáo ởnước ngoài, Hỗ trợ xúc tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 41)