Nâng cao chất lƣợng hoạt động của HTTT điện lực

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin Khoa học công nghệ Tại Trung Tâm Thông tin Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện (Trang 91 - 101)

9. Kết cấu luận văn

3.4.Nâng cao chất lƣợng hoạt động của HTTT điện lực

Hiện nay, mỗi đơn vị trong ngành điện đều có cơ chế thu thập và xử lý thông tin riêng, tuy nhiên những cơ chế này chưa phát huy được quan hệ phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị với nhau. Để nâng cao chất lượng HĐTT, trước hết cần phải cải tiến cơ chế thu thập và xử lý thông tin như sau:

Ngành điện cần xây dựng ngay mạng truyền số liệu bằng máy vi tính trong nội bộ các đơn vị trong ngành.

Để hệ thống được cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo độ tin cậy, sự thống nhất về nội dung thông tin, ngành điện lực ban hành văn bản mang tính pháp lý bắt buộc các đơn vị phải cung thông tin theo định kỳ tới CQTT cùng cấp. Các CQTT này có nhiệm vụ chọn lọc, xử lý và cung cấp thông tin cho CQTT cấp trên trực tiếp quản lý.

(1) Đối với thông tin quản lý điện lực

- Đối với thông tin chỉ đạo: Cơ quan quản lý điện lực các cấp rà soát hệ thống văn bản điện lực, những văn bản đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp phải đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Thiết kế các biểu mẫu thống nhất giữa ngành điện với bộ ngành có liên quan, hoàn thiện giấy phép, chứng chỉ, bảng hiệu cho từng lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh điện lực.

- Đối với thông tin báo cáo: Thống nhất biểu mẫu báo cáo và xây dựng chế độ báo cáo tự động có quy định đối tượng thực hiện, phạm vi, nội dung báo cáo, kỳ hạn, thời hạn thực hiện:

Với chế độ báo cáo thống kê tổng hợp: Áp dụng đối với các đơn vị nhằm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động điện lực tại các địa phương, tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính, kết quả các cuộc điều tra thống kê và các nguồn thông tin khác theo hệ thống biểu mẫu thống nhất biên soạn hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành điện lực trong phạm vi quốc gia.

Sau khi nhận kết quả nghiên cứu từ các đơn vị/cá nhân, EVNEIC có nhiệm vụ phân loại, xử lý nghiệp vụ lưu trữ tại thư viện, đồng thời cập nhật vào CSDL KQNC của ngành điện dùng chung trong toàn ngành.

(3) Đối với thông tin thư mục tại EVNEIC và các đơn vị trong ngành điện. Cần hợp tác bổ sung, biên mục, phân loại, biểu ghi thư mục, với mục đích mỗi đầu tài liệu chỉ xử lý một lần tại một nơi, kết quả xử lý được các thư viện tái sử dụng và có thể sử dụng chung trong toàn hệ thống. Đồng thời xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến bằng việc tập hợp các biểu ghi thư mục của các thư viện. Trung tâm tích hợp dữ liệu với vai trò quản trị hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến, quản lý các thành viên, cấp quyền sử dụng và khai thác hệ thống, kiểm soát chất lượng biểu ghi: chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hoá các biểu ghi của đơn vị thành viên; Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, vấn đề liên quan đến nghiệp vụ; thực hiện chức năng an toàn, bảo mật và sao lưu hệ thống; Cho phép các thư viện có thể tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ liên thư viện, hỗ trợ các thư viện xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin.

(4) Thu thập thông tin phản hồi từ NDT

Ngành điện lực nên tạo cơ chế thu thập thông tin phản hồi từ NDT dưới nhiều hình thức như: khảo sát, thăm dò NCT, mức độ hài lòng đối với SP&DVTT từ các đối tượng NDT thông qua các hình thức như: phát phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp; thăm dò qua mạng Internet, qua website…để tiếp thu các ý kiến đóng góp của NDT. CBTT nên xây dựng biểu đồ theo dõi tăng giảm NDT tìm ra những thông tin gì, những loại SPTT nào NDT mong đợi, những DVTT nào NDT thường sử dụng làm cơ sở điều chỉnh bổ sung hoàn thiện các SP và DVTT phù hợp với từng đối tượng NDT.

* Đa dạng hóa và hoàn thiện các sản phẩm thông tin điện lực

Tiếp theo, để nâng cao HĐTT, ngành điện lực cần phải tập trung vào việc đa dạng hóa và hoàn thiện các SPTT như sau:

(1) Nâng cao công tác tổ chức, phát hành ấn phẩm thông tin tuyên truyền quảng bá hình ảnh ngành điện.

Để đảm bảo việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh ngành điện đạt hiệu quả cao, ngành điện nên tập trung nâng cao công tác tổ chức phát hành các SPTT thông qua các hình thức sau:

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá phù hợp và xác định mục tiêu tuyên truyền quảng bá theo từng giai đoạn làm cơ sở phát hành các ấn phẩm phù hợp về chất liệu, nội dung, hình ảnh giới thiệu.

Ấn phẩm tuyên truyền quảng bá nên xuất bản hàng năm, có như vậy phần nội dung, cũng như hình ảnh trong SPTT luôn cập nhật thông tin mới, theo kịp sự biến đổi về nhu cầu thị trường, tránh tình trạng một ấn phẩm dùng đi dùng lại trong nhiều năm, gây sự nhàm chán cho bạn đọc tiềm năng.

Nội dung ấn phẩm tuyên truyền quảng bá là những thông tin chính xác, đúng với giá trị thực của nó. Nội dung mô tả đầy đủ sản phẩm và dịch vụ ngành điện với thông tin ngắn gọn, dễ hiểu có sức thuyết phục; hình thức bắt mắt tạo sự chú ý, hấp dẫn phù hợp với từng đối tượng.

(2) Nâng cao chất lượng các website

Để nâng cao chất lượng website và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, dễ sử dụng cho NDT, đảm bảo các giao dịch thương mại được thuận lợi, an toàn, nhanh chóng, các đơn vị trong ngành điện.

(3) Thiết lập CSDL dùng chung trong ngành điện

Để thống nhất nội dung thông tin từ các nguồn dữ liệu, mỗi CQTT trong ngành ngoài việc xây dựng, mở rộng quy mô các CSDL hiện có phục vụ hoạt động của đơn vị, còn có trách nhiệm cung cấp thông tin cho trung tâm tích hợp dữ liệu xây dựng CSDL ngành điện dùng chung trong ngành. Việc này sẽ giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất, đảm bảo tính nhất quán của thông tin trong hệ

thống, tạo địa chỉ truy cập thống nhất về thông tin điện lực các lĩnh vực: Thủy điện, lưới điện, nhiệt điện, có khí điện, môi trường….

* Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin hiện có, mở thêm các DVTT mới

- HTTTDL không chỉ cần một hệ thống các SPTT đa dạng có chất lượng cao, mà còn cần một hệ thống dịch vụ cung cấp thông tin hoàn chỉnh. Bởi SPTT và DVTT có mối quan hệ biện chứng, có tính tương tác cao đảm bảo cho HTTT hoạt động có hiệu quả. Xuất phát từ thực trạng một số DVTT chưa đáp ứng được yêu cầu của NDT, từ nhu cầu DVTT mà NDT thường sử dụng, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nâng cao các DVTT hiện có và mở thêm DVTT mới như sau:

- Khắc phục bất cập và mở thêm dịch vụ thông tin điện lực trực tuyến mới như: Phát triển dịch vụ E-Learning (dịch vụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến). E-learning là quá trình học thông qua phương tiện điện tử, qua mạng Internet và công nghệ web. Đào tạo trực tuyến là hình thức dạy học mà sinh viên không phải đến lớp, không phải tuân thủ những bó buộc về không gian. Cán bộ giảng dạy và sinh viên có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới hình thức như E-mail, thảo luận trực tuyến, diễn đàn.

- Mở rộng dịch vụ cung cấp tài liệu gốc: Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc thu hút khá nhiều NDT sử dụng, theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, trong số 100 người được hỏi thì có tới 60 (chiếm 60%) NDT sử dụng dịch vụ này. Vì vậy, các CQTT cần lưu ý quan tâm đầu tư để dịch vụ này hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Đa dạng hóa dịch vụ trao đổi và tư vấn thông tin

Ngành điện nên đầu tư và bổ sung nguồn tài liệu vào kho ngân hàng dữ liệu của ngành điện, có chính sách hỗ trợ số hoá nguồn tin đồng bộ với công cụ tổ chức, quản lý nội dung thông tin, hỗ trợ tìm kiếm, khai thác và chia sẻ các nguồn lực thông tin điện lực giữa các đơn vị; tạo điều kiện để cán bộ tra cứu, trả lời câu hỏi của NDT, tư vấn cho khách hàng những thông tin cần thiết.

- Phát triển dịch vụ thông tin mới có sự ứng dụng CNTT, truyền thông - Dịch vụ cung cấp thông tin qua facebook…

* Xây dựng hệ thống cơ chế đảm bảo cho HTTT điện lực hoạt động và phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những giải pháp trên, để đảm bảo cho HTTT điện lực hoạt động thuận lợi còn cần phải có những cơ chế dành riêng HĐTT điện lực, cụ thể như sau:

* Xây dựng cơ chế tài chính thỏa đáng

Kinh phí đảm bảo cho HTTT điện lực hoạt động được huy động từ các nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác.

- Đối với việc đầu tư trang thiết bị: EVN cần cân đối kinh phí xây dựng và đầu tư trang thiết hiện đại cho trung tâm tích hợp dữ liệu, đặc biệt đảm bảo đủ một số máy chủ như: máy chủ quản trị hệ thống, máy chủ CSDL, máy chủ Web Server, máy chủ sao lưu dữ liệu và Firewall cùng các thành phần phục vụ việc bảo mật, truy nhập từ xa, an toàn hệ thống. Máy chủ CSDL (chủ yếu CSDL thông tin trên web cũng như GIS) có cấu hình cao. Bên cạnh nhu cầu về độ ổn định, phần bảo mật các CSDL cũng phải được chú ý bởi điều này, có tính quyết định đến việc lựa chọn hệ điều hành chạy trên máy chủ CSDL.

- Đối với việc xây dựng và phát hành SPTT

* Ban hành cơ chế phối hợp xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin đảm bảo tính khoa học

Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin là sự phối hợp giữa các CQTT trong hệ thống nhằm khắc phục tình trạng thiếu thông tin, trùng lắp thông tin và thông tin không thống nhất do các CQTT hoạt động riêng lẻ. Việc xây dựng này tạo mối quan hệ và tinh thần hỗ trợ nhau về thông tin giữa các CQTT nhằm tạo nên nguồn lực thông tin phong phú, đáp ứng NCT của NDT ngành điện trên cơ sở đó hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của hệ thống.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, phân tích hiện trạng nguồn lực thông tin KH&CN ở chương 2, và sự chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, của ngành về việc xây dựng các SPTT điện lực, tác giả đã đề xuất các giải pháp mang tính tổng thể bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Các giải pháp trên đã được kiểm chứng về tính cần thiết và tính khả thi thông qua các cuộc khảo sát thực tế. Kết quả khảo sát cho phép kết luận đó là các giải pháp cần thiết, hợp lí, đủ độ tin cậy và khả thi. Tuy nhiên, để tăng tính khả thi của các giải pháp khi vận dụng vào thực tế, tùy theo đặc thù, điều kiện cụ thể ta có thể điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình của ngành điện lực.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với việc triển khai đề tài “Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin KH&CN tại EVNEIC phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện”, đề tài đã xác định việc quản lý nguồn thông tin KH&CN có ý nghĩa cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây:

(1) HTTT điện lực là công cụ quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành; tăng khả năng cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh; hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực…góp phần thúc đẩy ngành điện phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

(2) HTTT điện lực phải bắt kịp với tiến bộ của KH&CN, đặc biệt là CNTT và viễn thông. Để đảm bảo cho hệ thống vận hành và phát triển, luận án đã nhấn mạnh việc quản lý tốt nguồn thông tin KH&CN này cần phải có và một đội ngũ CBTT có chất lượng, một hạ tầng CNTT đủ mạnh, sử dụng công nghệ, phần mềm thống nhất. Bên cạnh việc phát huy những ưu điểm của các SP&DVTT truyền thống cần tăng cường việc tổ chức và phát hành các SPTT điện tử, xây dựng CSDL dùng chung, phát triển các dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến, trao đổi thông tin và tư vấn thông tin trên mạng. Có như vậy mới nâng cao tính chuyên nghiệp cho các SP&DVTT đảm bảo cho HTTT điện lực hoạt động đạt hiệu quả cao. (3) Cùng với việc bắt kịp với tiến bộ khoa học và công nghệ, quản lý tốt nguồn thông tin KH&CN cần có một hành lang pháp lý nhất quán thông qua một hệ thống cơ chế chính sách phù hợp như: chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin, cơ chế tài chính thỏa đáng, cơ chế quản lý việc phát hành các SPTT, cơ chế phối hợp xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin cũng như tạo cơ chế phản hồi thông tin thường xuyên từ NDT nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên khi tham gia hệ thống, quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể/ cá nhân NDT.

(4) Các giải pháp đề xuất trong luận án có căn cứ khoa học được dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ sự gợi ý của một số CQTT và NDT và được

kiểm nghiệm thông qua việc lấy ý kiến thăm dò một số chuyên gia thông tin qua hệ thống bảng hỏi, kết quả thăm dò ‎và khảo nghiệm đã chứng tỏ được tính cần thiết và tính khả thi cao đảm bảo cho HTTT điện lực hoạt động có hiệu quả.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu đã khẳng định được giả thuyết khoa học và các luận điểm chính nêu trong luận án. Thông qua công trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị để việc quản lý nguồn thông tin KH&CN hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn như sau:

- Đối với lãnh đạo EVN

Cần sớm ban hành những văn bản quy định rõ về quản lý và khai thác nguồn thông tin KH&CN.

Hình thành mạng thông tin: Xây dựng trung tâm lưu trữ CSDL về KH&CN của EVN.

Xây dựng và ban hành cơ chế về thu thập nguồn tài liệu ở các ban, đơn vị trong ngành Điện để xử lý và sớm cập nhật nguồn tài liệu này lên trang Web CSDL ngành điện để phục vụ toàn thể CBCNV trong ngành.

Ban hành các chính sách về thông tin KH&CN…

- Đối với hệ thống các CSDL

Tiếp tục cải tiến và nâng cấp trang Web CSDL trên cơ sở liên kết một số mạng thông tin KH&CN của các đơn vị trong toàn ngành Điện nhằm kết nối và chia sẻ thông tin giữa các mạng thông tin về KH&CN Điện trong toàn ngành.

Xây dựng các phương tiện và công cụ để thu thập và xử lý các nguồn thông tin (các báo cáo khoa học, hội nghị, hội thảo, các kết quả nghiên cứu) trên qui mô trong toàn ngành để phổ biến trên mạng cũng như trên các phương tiện thuận tiện khác phục vụ cho người dùng tin trong và ngoài ngành.

Tăng cường tổ chức công tác thông tin công nghệ, điều phối các hoạt động trong hệ thống trên cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách mới, tạo cơ sở cho tăng cường hoạt động thông tin KH&CN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo thường niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012- 2013, Hà Nội 2014, tr.75

2 Cao Minh Kiểm (2014), Phát triển thư viện số: Những vấn đề cần xem xét, Thông tin và Tư liệu,tr3-9.

3 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin Khoa học công nghệ Tại Trung Tâm Thông tin Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện (Trang 91 - 101)