9. Kết cấu luận văn
2.3.3. Nguồn thông tin trên giấy và thông tin điện tử
Hiện nay, khối lượng nguồn tài liệu trong toàn ngành điện rất lớn và chưa xử lý toàn văn nguồn tài liệu này với nhiều lý do khác khau:
- Chưa thu thập hết nguồn tài liệu từ các đơn vị; - Chưa đầu tư thiết bị máy móc chuyên số hóa; - Nguồn cán bộ xử lý thông tin còn hạn chế...
Hàng năm, EVNEIC đã tổ chức số hóa hàng trăm nghìn trang tài liệu để bổ sung vào các CSDL, nhưng nguồn tài liệu từ các đơn vị trong toàn ngành quá lớn, số cán bộ thông tin để xử lý còn hạn chế, kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau nên không đủ thời gian để tập trung xử lý hết nguồn tài liệu này. Qua khảo sát 50% tài liệu chưa được số hóa ở các đơn vị, đặc biệt tài liệu về các công trình điện tại các nhà máy điện thủy điện, nhiệt điện là rất lớn. Đây là một bất cập,gây ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý các nguồn thông tin KH&CN của ngành.
Hạn chế: Số lượng nguồn tài liệu rất lớn được thu thập từ nhiều hình thức khác nhau dẫn đến tính bản quyền của tài liệu bị hạn chế. Khi hệ thống CSDL
được chạy trên môi trường Web thì toàn bộ nguồn tài liệu trong hệ thống được bạn đọc tra cứu, dowload thông tin là rất lớn.
- Nguồn tài liệu này được quản trị trên phần mềm Ilib, đây là phần mềm mã nguồn mở nên tính năng bảo mật tài liệu của phần mềm chưa cao. Vì vậy, cần đầu tư các phần mềm có tính bảo mật cao hơn.
2.4. Nguồn nhân lực
2.4.1. Cán bộ thông tin
Mặc dù các đơn vị đã quan tâm bố trí bổ sung nhân sự đảm nhận nhiệm vụ xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin. Tuy nhiên, đội ngũ CBTT ngành điện phát triển chưa đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận. Số lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu xử lý thông tin chưa nhiều. Hiện tại, số lượng cán bộ xử lý thông tin gồm 10 người (trong đó 01 người chuyên trách về công nghệ thông tin) với nhiều trình độ, chuyên ngành khác nhau và yếu về ngoại ngữ nên dẫn đến việc thu thập, xử lý và phân loại thông tin không đầy đủ và thiếu sự phù hợp, do họ làm việc mang tính kiêm nhiệm nên chưa chú trọng việc nâng cao nghiệp vụ xử lý thông tin. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng HĐTT trong ngành điện.
2.4.2. Người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động điện lực
Từ năm 2011, tổng số CBCNV của EVN là 99.967 người, trong đó số công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 38% (37.968 người); trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chiếm 23% (23.153 người); đại học chiếm 31% (31.123 người); trên đại học chiếm 1.56% (1.557 người) và phần còn lại khoảng 6%.
Tính đến năm 2013, EVN có tổng số 106.828 người lao động có trình độ trên đại học chiếm 1,9%; đại học chiếm 31,19%, cao đẳng và trung học chiếm 24,3%; công nhân kỹ thuật chiếm 37%. Năm 2014, tổng số người lao động lên đến 110.000 người dẫn đến nhu cầu thông tin ngày càng lớn. Nguồn nhân lực EVN từ năm 2010-2013:
Năm Tổng số lao động
Trình độ đào tạo
Trên ĐH Đại học CĐ&TH CNKT Khác
2010 99.252 1.433 30.700 21.288 35.829 10.275
2011 99.967 1.557 31.123 23.153 37.968 6.166
2012 104.249 1.855 32.381 26.021 38.103 5.889
2013 106.828 2.035 33.749 25.959 39.526 5.559
Nguồn: Kỷ yếu 60 năm Điện lưc Việt Nam: Thắp sáng niềm tin (1954-2014)
Biểu đồ về trình độ nhân lực trong EVN 2010 - 2013:
Trình độ đội ngũ giáo viên/giảng viên trong các trường của EVN năm 2011
Trƣờng PGS/Tiến sỹ Thạc sỹ Kỹ sƣ/Cử nhân Đại học điện lực 36 158 144 Cao đẳng Điện lực TP HCM 2 40 58 CĐĐL miền Trung 64 41 Cao đẳng nghề điện 18 103 Tổng cộng 38 280 346
Nguồn: Kỷ yếu KH&CN Điện lực: Nền tảng cho sự phát triển bền vững
Từ đội ngũ cán bộ lớn với nhiều trình độ, cấp bậc khác nhau dẫn đến có nhiều đối tượng người dùng tin khác nhau về nhiều mặt: trình độ, loại hình thông tin...dẫn đến nhu cầu thông tin cũng khác nhau.
Mục tiêu của HĐTT điện lực là đáp ứng được NCT của NDT ngành điện, đây cũng là lý do tồn tại của HTTT điện lực nói chung, mỗi CQTT điện lực nói riêng. Vì vậy, để HĐTT đạt hiệu quả cao, các CQTT phải nhận định rõ đối tượng
mà mình cung cấp thông tin. Bởi mỗi nhóm công việc, nhóm lứa tuổi sẽ mang đặc điểm riêng và có NCT khác nhau.
Từ đó cho ta thấy, hiệu quả quả quá trình hoạt động thông tin phụ thuộc vào bốn yếu tố có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình thông tin: Người dung tin; Cán bộ thông tin; Nguồn thông tin; Phương tiện thông tin.
Trong bốn yếu tố này thì NDT và NCT của họ đóng vai trò rất quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu thông tin trong các lĩnh vực: nghiên cứu, quản lý, sản xuất kinh doanh thì phải xem xét những đặc điểm của đối tượng cần thông tin và NCT của họ. Từ đó có các biện pháp thích hợp để phục vụ thông tin trong một trung tâm thông tin.
Trên cơ sở điều tra nhu cầu thông tin ở các đơn vị trong toàn ngành điện sẽ có chính sách bổ sung nguồn tin và tổ chức phục vụ thông tin phù hợp với nhu cầu của NDT, khắc phục được những nhược điểm trong hoạt động thông tin để nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin, xác định được chi phí hợp lý về tài chính, vật tư, kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động thông tin.
Hiện nay, NDT của EVNEIC được phân làm ba nhóm đối tượng chính sau: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; Cán bộ nghiên cứu; Nhà sản xuất, kinh doanh và được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ biểu diễn thành phần và NCT của NDT
NDT tại EVNEIC Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cán bộ nghiên cứu Nhà sản xuất, kinh doanh Nhu cầu tin Nhu cầu tin Nhu cầu tin
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Black
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Black
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Black
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Black
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Black
Formatted: Font: 12 pt, Font color: Black
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý
Lãnh đạo và quản lý là một dạng lao động bậc cao đặc biệt của con người. Quản lý là quá trình chuẩn bị và thông qua quyết định về một tình hường hay một vấn đề nào đó trên cơ sở thông tin thu nhận được. Người cán bộ lãnh đạo của EVN và các đơn vị trưc thuộc trong quá trình chuẩn bị quyết định phải thực hiện các công đoạn thông tin sau:
- Thu thập thông tin mang tín chỉ chị (các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của ngành…); thông tin tình hình sản xuất của các đơn vị trong ngành về các thành tựu KHKT và kinh tế liên quan.
- Xử lý (phân tích, tổng hợp) thông tin, đánh giá tình hình và soạn thảo các phương án quyết định.
- Thông qua quyết định.
Như vậy, để thông qua một quyết định phải có thông tin và thông tin phải đươc xử lý. Người thông qua quyết định - cán bộ lãnh đạo - thường phải thực hiện quá trình này trong điều kiện thiếu thời gian, và do đó thời gian để trực tiếp xử lý thông tin cũng bị hạn chế. Vì vậy, thông tin phục vụ cho quản lý để ra quyết định phải được, chọn lọc, khái quát, ngắn gọn và kịp thời. Do đó phải tổ chức một hệ thống thu thập và xử lý kịp thời các số liệu và thông tin cần thiết phù hợp với từng giai đoạn chuẩn bị quyết định và trong các quá trình thực hiện các quyết định.
Tổng hợp số liệu điều tra, ta thấy nhóm này cần những thông tin mang tính tổng hợp, khái quát, chuyên sâu nên thường sử dụng CSDL (chiếm 81,2%), sách (57%); tạp chí chuyên ngành (chiếm 55%)…để tìm kiếm các văn bản pháp luật, các thủ tục hướng dẫn và quản lý điện lực.
Nhóm 2: Nhóm cán bộ nghiên cứu
Ngành điện là lĩnh vực KH&CN có tốc độ phát triển rất nhanh. Yêu cầu của việc hiện đại hóa và bắt nhịp với trình độ quốc tế của Ngành đã đặt ra cán bộ KH&CN của ngành cần các thông tin kỹ thuật, công nghệ được cập nhật thường xuyên. Những thông tin này chủ yếu là các thông tin về thành tựu và trình độ
công nghệ của quốc tế được lấy từ các tài liệu hội thảo, hội nghị, các sang chế và các thông tin trên mạng. Họ cần những thông tin chuyên sâu về vấn đề mà họ quan tâm.
Nhóm 3: các nhà sản xuất, kinh doanh
Ngành điện còn là một ngành kinh tế dịch vụ, nên đòi hỏi phải đáp ứng với yêu cầu của thông tin về thị trường, giá cả, chất lượng dịch vụ, các đối thủ cạnh tranh… Những thông tin này là các số liệu, dữ kiện cụ thể, tức thời giúp cho việc thực hiện công việc sản xuất, kinh doanh của ngành.
Kết quả cho thấy, do trình độ cũng như điều kiện kinh phí giữa các đối tượng trong nhóm khác nhau, bên việc lựa chọn tài liệu cũng có sự khác nhau, bởi vậy các loại hình tài liệu mà họ nghiên cứu cũng dàn trải, tương đồng từ 30-50% cụ thể: báo, tạp chí (chiếm 48%), CSDL (chiếm 35%), tài liệu hướng dẫn, bản đồ (10%).
Trên đây là những nhu cầu tin cơ bản của NDT tại EVNEIC trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng giống như nhu cầu khác của con người, nhu cầu thông tin luôn phát triển và biến đổi dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc thường xuyên nghiên cứu NDT và NCT của họ sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo cho hoạt động của EVNEIC đi đúng hướng, chính xác và đạt hiệu quả cao.
Kết quả từ tháng 8/2014 (10 tháng vận hành), số lượng truy cập trên 50.564 người truy cập, đặc biệt hệ thống các CSDL (10 CSDL) được truy cập nhiều nhất với số lượng 45.064 người truy cập (chiếm gần 80%). Nhu cầu tra cứu thông tin cũng rất phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Thủy điện, nhiệt điện, lưới điện truyền tải và phân phối, tự động hóa, cơ khí điện lực...
2.4.3. Qui mô đào tạo và đội ngũ sử dụng thông tin KH&CN
Từ tháng 7/2008, EVN đã ban hành “Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2008-2010, có tính đến năm 2015”, “Kế hoạch đào tạo nước ngoài giai đoạn 2011-2015” với tổng kinh phí 210 tỷ đồng cho 50 chỉ tiêu đại học, 150 chỉ tiêu sau đại học, 130 chỉ tiêu đào tạo chuyên gia và Quy chế đào tạo phát triển nguồn
nhân lực, theo đó kinh phí đào tạo hàng năm của các đơn vị từ 1-5% quỹ lương, kinh phí đào tạo tập trung của Tập đoàn từ 0,5-1% quỹ lương. Đây là cơ sở cho việc triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản, hệ thống hơn. Theo đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nhân lực thông tin KH&CN nói riêng đã có nhiều đổi mới.
Thời gian qua, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) của EVN đã có quan tâm đầu tư, có sự phối hợp thực hiện đồng bộ từ cơ quan EVN đến các đơn vị thành viên. Các cơ chế, chính sách về công tác đào tạo PTNNL đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện, tạo lập khuôn khổ pháp lý thống nhất cho các hoạt động đào tạo PTNNL của EVN và các đơn vị thành viên như: Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, định mức kinh phí đào tạo hàng năm của các đơn vị, quy định về hồ sơ cam kết của các cán bộ được cử đi học tập dài hạn, cách tính chi phí bồi hoàn, tiêu chuẩn được xét đào tạo chuyển tiếp lên bậc cao hơn…Kế hoạch đào tạo được xây dựng khoa học, gắn kết với thực tiễn đồng thời thiết lập tầm nhìn dài hạn về công tác đào tạo PTNNL nhằm từng bước xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên gia giỏi để thự hiện những mục tiêu lớn đề ra trong chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh của EVN.
Hàng năm, trung bình có gần 70.000 lượt người được cử đi đào tạo trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Các chương trình đào tạo được thiết kế và triển khai để phục vụ trực tiếp các mục tiêu lớn trong năm như: Đào tạo chuẩn bị sản xuất để có lực lượng cán bộ vận hành và sửa chữa sẵn sàng tiếp quản các công trình trọng điểm quốc gia (Thủy điện Sơn La, Nhiệt điện Hải Phòng…); đào tạo quản trị doanh nghiệp cho 1.346 lượt cán bộ quản lý trong 2 năm 2010- 2011; đào đạo cán bộ nhân sự tham gia vào thì trường phát triển điện cạnh tranh…Tuy nhiên, đào tạo PTNNL còn chưa tập trung và đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ truyền thông, cán bộ thông tin KH&CN dẫn đến trình độ của đội ngũ cán bộ xử lý thông tin còn nhiều hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp cao và
đồng bộ, chưa phát triển mối quan hệ ngang giữa các đơn vị với nhau, các trường đào tào của EVN.
Từ Chương trình đào tạo PTNNL trên dẫn đến đội ngũ sử dụng thông tin KH&CN cũng rất phong phú và đa dạng cả về chất và lượng. Nhu cầu sử dụng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác.
2.5. Các loạt hình thông tin
2.5.1. Thông tin sở hữu công nghiệp
Sáng chế: Là nguồn thông tin về các giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật điện...
Hình thức lƣu trƣ Số biểu ghi
Dạng trực tuyến (4 CSDL) 6.531
Dạng CDROM 0
Dạng giấy 2.000
Tổng số 8.531
2.5.2. Thông tin nghiên cứu và triển khai
Bao gồm các thông tin liên quan đến báo cáo nghiên cứu khoa học, báo cáo hội nghị, hội thảo khoa học, tạp chí...
Hình thức lƣu trƣ Số biểu ghi
Dạng trực tuyến (8 CSDL) 40.925
Dạng CDROM 0
Dạng giấy 5.985
Tổng số 46.910
Nguồn lực thông tin tại EVNEIC
Thông tin sở hữu công nghiệp Thông tin Công nghệ Thông tin NC&Triển khai Thông tin Tiêu chuẩn
2.5.3. Thông tin tiêu chuẩn
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng xuất lao động.
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, thiết bị, năng lượng, công suất lao động.
Hình thức lƣu trƣ Số biểu ghi
Dạng trực tuyến (02CSDL) 10.956
Dạng CDROM 0
Dạng giấy 4.000
Tổng số 14.956
2.6. Các quá trình cơ bản của hoạt động thông tin KH&CN
Dựa vào tính chất, đối tượng lao động, trình tự thực hiện và mối liên hệ hữu cơ giữa các quy trình trong toàn bộ hoạt động, hoạt động thông tin KH&CN bao gồm các quy trình cơ bản sau: thu thập thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ/bảo quản thông tin, tìm tin và phục vụ thông tin. Sơ đồ quá trình cơ bản của hoạt động thông tin KH&CN:
Sơ đồ về hoạt động thông tin KH&CN
Tài liệu, sách báo, báo cáo kết quả nghiên cứu, số liệu điều tra cơ bản...
Các sản phẩm và dịch vụ thông tin
Thu thập thông tin
Lưu trữ bảo quản thông tin
Tìm tin Phục vụ thông tin Xử lý phân tích - tổng hợp thông tin Đầu vào
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KHCN Đầu ra
2.6.1. Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là quá trình được tiến hành nhằm thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu có nội dung phù hợp với các đề mục (vấn đề) đã được xác định.
Thu thập thông tin được coi là quá trình tạo nguyên liệu đầu vào cho toàn bộ hoạt động thông tin KH&CN. Công việc này được đặt ra cho hoạt động thông tin KH&CN ở mọi cấp độ, từ đơn vị cơ sở (viện nghiên cứu, trường đại học, xí nghiệp) đến cấp ngành, tỉnh, thành phố và cấp quốc gia.
Để quá trình thu thập thông tin tiến hành có kết quả cần:
- Xác định mục tiêu xây dựng kho thông tin trên cơ sở nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch và chiến lược phát triển của đơn vị, nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin tiềm năng mà cơ quan thông tin sẽ phục vụ;
- Lựa chọn loại hình tài liệu, thông tin, dữ liệu cần thu thập;