Hiệu quả hoạt động thông tin điện lực

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin Khoa học công nghệ Tại Trung Tâm Thông tin Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện (Trang 70 - 74)

9. Kết cấu luận văn

2.9.Hiệu quả hoạt động thông tin điện lực

Qua việc nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của các thành phần tạo nên HTTT điện lực như trên, có thể nhận thấy là HĐTT điện lực đạt hiệu quả không cao. Điều này được thể hiện như sau:

(1) Về chi phí: do các đơn vị hoạt động độc lập, nên các SPTT do các đơn vị phát hành còn trùng lặp về nội dung như: sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn, bản đồ... Điều này gây lãng phí về mặt thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí... phục vụ cho việc biên tập và phát hành các SPTT.

(2) Về nội dung thông tin

* Thông tin chưa chính xác, còn sai lệch với thực tế với sản phẩm và dịch vụ điện lực:

Để đánh giá mức độ chính xác, sự trung thực khách quan của thông tin trong SPTT điện lực so với thực tế chúng tôi đánh giá theo tiêu chí nội dung với 4 mức: khác rất nhiều, không nhiều, khác ít, không khác. Kết quả điều tra cho thấy, đa số NDT (đặc biệt là cán bộ nghiên cứu, các cán bộ kỹ thuật ở các nhà máy thủy, nhiệt điện, khách hàng…) chưa cảm thấy hài lòng với thông tin họ được cung cấp. Thông tin chưa đầy đủ, chưa phong phú dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin cho NDT dẫn đến mất lòng tin gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành điện nói chung, đặc biệt là hoạt động kinh doanh điện lực.

* Thông tin chưa thực sự dễ hiểu

Theo kết quả khảo sát của tác giả, tỷ lệ người không hiểu hết thông tin chứa trong các SPTT vẫn còn cao và giữ mức 15,5% với 143/1315 người đánh giá (khảo sát hàng năm của EVNEIC về các sản phẩm thông tin). Nguyên nhân là do một số SPTT sử dụng cách viết chưa mạch lạc, nội dung chưa phong phú đặc biệt là các bài về kỹ thuật điện; KH&CN điện…

Về hình thức thông tin:

Để đánh giá hình thức trình bày của SPTT nhóm nghiên cứu đã đưa 4 mức độ: rất hấp dẫn, hấp dẫn, bình thường, không hấp dẫn. Kết quả thống kê cho thấy

tỷ lệ NDT đánh giá SPTT rất hấp dẫn là 8,2%, mức độ hấp dẫn đạt tỷ lệ cao hơn và đạt tới 32%. Như vậy, tổng hợp tỷ lệ đánh giá ở hai mức độ tích cực này mới chỉ đạt 40,2%; còn lại số NDT đánh giá hình thức SPTT đạt mức bình thường là 36%, và mức không hấp dẫn vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao 23,8%. Khi được hỏi trực tiếp, đa số NDT cho rằng SPTT không gây được hấp dẫn là do chất liệu, sự phối hợp màu sắc, hình ảnh minh họa...

(3) Về thời gian:

Đối với NDT, thông tin chỉ có giá trị đúng lúc họ cần, và phải luôn mới và đảm bảo tính thời sự. Để làm được điều này, đòi hỏi các CQTT thường xuyên cập nhật thông tin mới cho các sản phẩm của mình, đồng thời cải tiến, nâng cao chất lượng để đưa các SPTT đến với NDT một cách nhanh nhất.

Để tìm hiểu về mức độ thông tin điện lực có đảm bảo tính kịp thời và mang tính thời sự hay không, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên cơ sở hai tiêu chí: kịp thời, mang tính thời sự và không kịp thời.

Kết quả điều tra tỷ lệ NDT đánh giá các SP&DVTT mà họ đã sử dụng đảm bảo tính kịp thời và mang tính thời sự đạt tỷ lệ 49,8%, chưa vượt qua ngưỡng 50%. Trong khi đó, tỷ lệ đánh giá không kịp thời chiếm tỷ lệ 50,2%, đây là một tỷ lệ quá cao. Khi được hỏi, NDT cho rằng các SPTT đảm bảo tính mới là các ấn phẩm báo chí; DVTT đảm bảo tính kịp thời là hình thức cung cấp thường xuyên trong dịch vụ cung cấp tài liệu gốc.

(4) Mức độ đáp ứng NCT của NDT điện lực

Để đánh giá mức độ đáp ứng NCT của NDT điện lực thông qua các SP&DVTT, nhóm nghiên cứu đưa ra 4 mức độ: đầy đủ, tương đối đầy đủ, đáp ứng một phần và không đáp ứng. Theo kết quả thống kê, tỷ lệ đánh giá NDT điện lực hài lòng tức là thông tin nhận được đáp ứng đầy đủ so với NCT chiếm tỉ lệ khiêm tốn (2,3%); tương đối hài lòng tức là thông tin nhận được tương đối đầy đủ so với NCT chiếm (35,6%) như vậy tổng cộng của hai mức này mới có 37,9%, trong khi đó tỷ lệ không hài lòng, thông tin họ nhận được đáp ứng một phần NCT

của họ chiếm tỷ lệ khá cao 54,1%, và đặc biệt tỷ lệ NDT thất vọng không thể chấp nhận, tức là thông tin họ nhận được không đáp ứng NCT chiếm tỷ lệ 8%.

(5) Để l‎ý giải nguyên nhân về mức độ đáp ứng NCT thấp, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu những khó khăn NDT gặp phải khi tìm kiếm, thu thập thông tin dựa trên các tiêu chí nguồn thông tin, nội dung thông tin và ngôn ngữ trong các SPTT kết quảNDT trả lời như sau:

Thông tin họ nhận được từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nhiều khi lại không đồng nhất về nội dung, về số liệu (chiếm 22%) khiến họ không biết chọn lựa thông tin nào là chuẩn xác, và loại SPTT...

Khi họ có nhu cầu tìm kiếm về một thông tin nào đó như thông tin về dự án đầu tư, quy hoạch điện; cơ khí điện lực; thủy điện; nhiệt điện; số liệu thống kê điện lực... nhưng họ không biết cách tra tìm, tìm ở đâu, tìm trong tài liệu nào (chiếm 21,6%);

Một số khó khăn khác mà NDT thường gặp phải như: chưa có kỹ năng cần thiết khi tra cứu thông tin, hoặc không có các thiết bị như máy tính, đầu đĩa, mạng.. nên không thể sử dụng được các SPTT hiện đại (chiếm 17,9%).

Với mức độ đáp ứng NCT của NDT điện lực chưa cao, cùng những khó khăn mà NDT gặp phải như trên, có thể khẳng định HĐTT điện lực hiện nay đạt hiệu quả chưa cao.

Qua sự phân tích như trên, có thể nhận định, hiện nay, ngành điện lực đã có đủ các thành phần để tạo nên HTTT. Tuy nhiên, các thành phần này gắn kết với nhau còn lỏng lẻo, rời rạc, chưa tạo nên HTTT điện lực thống nhất. Hệ quả tất yếu dẫn đến HĐTT điện lực đạt hiệu quả không cao, các SPTT còn trùng lặp, chồng chéo giữa các đơn vị gây lãng phí về mặt thời gian và kinh phí, và chưa đáp ứng được NCT của NDT ngành điện.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

EVN là một Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn, đa lĩnh vực, có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật khá hùng hậu về cả số lượng, trình độ, đa dạng về ngành nghề đào tạo, có nhu cầu cao về thông tin KH&CN…

Ở chương 2, tác giả đã tìm hiểu hiện trạng HĐTT điện lực một cách toàn diện trên các khía cạnh như: mạng lưới các đơn vị điện lực, cơ chế thu thập và xử lý dữ liệu/thông tin, thực trạng các SP&DVTT hiện có, đặc điểm NDT và NCT điện lực. Kết quả phân tích từ phiếu khảo sát HĐTT tại các đơn vị trong ngành, phiếu điều tra nhu cầu thông tin của NDT được sử dụng để minh chứng cho các nhận xét về những điểm mạnh và những tồn tại của từng thành phần, cũng như những hạn chế của HĐTT điện lực.

Có nguồn thông tin KH&CN phong phú nhưng chưa được tổ chức quản lý khoa học, đồng thời chưa đưa triển khai rộng rãi trong toàn ngành.

Điểm yếu, chưa xây dựng được cổng kết nối thông tin giữa các đơn vị toàn ngành điện dẫn đến việc trùng lặp, thiếu hụt trong quá trình xử lý thông tin. Chưa thống nhất về các chuẩn trong xử lý thông tin dẫn đến không chia sẽ, trao đổi thông tin với nhau.

Đội ngũ cán bộ đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa nhiều.

Trang thiết bị HĐTT còn chênh lệch khá lớn, việc lựa chọn và sử dụng nghiệp vụ thông tin, phần mềm giữa các đơn vị chưa đồng nhất.

Cơ chế thu thập, xử lý thông tin mới dừng lại trong nội bộ CQTT, chưa có sự phối hợp giữa các CQTT với nhau, giữa các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc bộ, ngành liên quan với CQTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thu thập thông tin phản hồi từ NDT chưa được coi trọng, sự phối hợp, hợp tác giữa các đơn vị còn hạn chế.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC THÔNG TIN KH&CN PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA NGÀNH ĐIỆN

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin Khoa học công nghệ Tại Trung Tâm Thông tin Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện (Trang 70 - 74)