Đánh giá chung thực trạng quản lý nguồn lực thông tin KH&CN trong

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin Khoa học công nghệ Tại Trung Tâm Thông tin Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện (Trang 66 - 70)

9. Kết cấu luận văn

2.8.Đánh giá chung thực trạng quản lý nguồn lực thông tin KH&CN trong

trong ngành điện

Qua khảo sát hiện trạng các CSDL dữ liệu KH&CN tại các đơn vị trong toàn ngành điện có thể nhận xét như sau:

* Về các CSDL và việc khai thác

- CSDL đã trở thành sản phẩm chủ lực trong toàn hệ thống ngành điện: đã hình thành một số lượng đáng kể các CSDL làm cơ sở cho việc trao đổi, chia sẻ trong toàn hệ thống, đã xây dựng được một số CSDL KH&CN có giá trị và là đặc thù của ngành điện: CSDL Báo cáo kết quả nghiên cứu về các công trình điện; CSDL Dự án điện; CSDL Video; CSDL Ảnh ngành điện; CSDL Tạp chí trong và nước ngoài chuyên ngành điện; CSDL Tiêu chuẩn kỹ thuật điện…

- Các CSDL còn mang tính tản mạn chưa mang tính hệ thống thể hiện sự điều hòa, phối hợp trong mạng lưới các đơn vị trong toàn ngành.

- Mức độ xử lý và cập nhật thông tin quản trị các CSDL của các đơn vị, đặc biệt là các tổ chức thông tin phụ thuộc còn thấp. Do vậy, chất lượng của các CSDL hiện có vẫn còn chưa cao, đòi hỏi phải được đầu tư nhiều hơn nữa kể cả về nhân lực và vật lực.

- Phần lớn các CSDL là CSDL tham khảo, tức là chỉ dừng ở mức thư mục, thư mục - tóm tắt, giá trị gia tăng không cao. Các CSDL gốc chưa nhiều, đặc biệt các CSDL về các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án quá ít ỏi, đặc biệt chưa xây dựng được các CSDL về sự cố điện, thiết bị điện nên chưa tạo thành nền tảng thông tin đủ năng lực cần thiết phục vụ trực tiếp cho sản xuất và kinh doanh của ngành dẫn tới giá trị sử dụng của chúng chưa cao.

- Một số chuẩn quan trọng như chuẩn mã tiếng Việt, khổ mẫu…chưa thống nhất làm cho việc trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống bị hạn chế.

- Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thông tin, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn trong việc tổ chức xây dựng và công tác đào tạo có hiệu quả của các CSDL. Điều này đòi hỏi công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên phải được đặt ra và giải quyết một cách có hệ thống.

- Nhiều CSDL có giá trị và có khối lượng biểu ghi lớn vẫn chưa được đưa lên khai thác theo chế độ mạng, hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn đầu tư.

* Về cấu trúc dữ liệu của các CSDL

Cấu trúc dữ liệu của các CSDL thư mục của các đơn vị chưa được thiết kế theo chuẩn thống nhất. Nguyên nhân của việc này có tính lịch sử, nhưng một nguyên nhân quan trọng là: Chưa đưa ra một hướng dẫn để áp dụng dựa trên một khổ mẫu thống nhất cho các CSDL. Cần thiết phải tạo ra một khổ mẫu chung, từ đó thiết kế cụ thể cho một số CSDL chính như: CSDL Báo cáo kết quả nghiên cứu về các công trình điện; CSDL Dự án điện; CSDL Video; CSDL Ảnh ngành điện; CSDL Tạp chí trong và nước ngoài chuyên ngành điện; CSDL Tiêu chuẩn kỹ thuật điện…

*Về nguồn tài liệu

Có thể thấy việc quản lý thông tin KH&CN của EVNEIC có những bước phát triển đáng kể đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng song vẫn còn nhiều vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác thông tin KH&CN như sau:

- Cơ sở pháp lý về thu thập nguồn tin KH&CN.

+ Chưa có chính sách về thu thập nguồn thông tin KH&CN nội sinh trong EVN. Nên các tài liệu chưa được chuyển giao cho thư viện hoặc chưa chuyển giao đầy đủ, chưa được biên mục thành các CSDL tra cứu trên hệ thống Web CSDL ngành điện. Như vậy, các nguồn tài liệu trên đây tuy có giá trị khoa học cao, nhưng do chưa tổ chức được thành hệ thống CSDL thống nhất và tra cứu trên mạng nên hiệu qủa sử dụng chưa cao, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, kỹ sư, công nhân kỹ thuật...khó thu thập được thông tin từ các nguồn tài liệu này để phục vụ cho công việc.

+ Chưa xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phối hợp giữa phòng ban KH&CN với thư viện các đơn vị trong toàn EVN về quản lý và khai thác thông tin KH&CN.

+ Chưa xây dựng được một quy hoạch thích hợp cho việc phát triển thông tin KH&CN. Hiện tại thì thông tin phân tán, trùng lắp ở mỗi cấp quản lý KH&CN. Do vậy, nên quá trình quản lý bị trùng lặp và thiếu thông tin luôn diễn ra.

- Tổ chức phục vụ nguồn thông tin KH&CN:

+ Chưa có chiến lược chung về mặt bổ sung, số hóa, xử lý, khai thác cho tài liệu KH&CN. Hiện tại mỗi đơn vị làm một kiểu, chưa có sự trao đổi, tham khảo lẫn nhau, đồng thời chưa phối hợp giải quyết một số vấn đề về mặt nghiệp vụ thư viện gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên thông tin KH&CN.

+ Hầu hết nguồn thông tin KH&CN ở dạng “cất vào ngăn kéo”, trong khi nhu cầu tiếp cận nguồn thông tin này là rất lớn, đặc biệt là các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, cơ khí, các trường trung cấp dạy nghề…

* Nguồn nhân lực: Hầu hết cán bộ quản lý thông tin KH&CN đều kiêm nhiệm luôn công tác quản lý khoa học. Hạn chế về đội ngũ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý thông tin.Ứng dụng thành tựu CNTT trong việc quản lý thông tin KH&CN: Hầu hết các đơn vị đều sử dụng phần mềm quản lý riêng.

*Những việc cấp bách cần triển khai

- Công việc cấp thiết hiện nay là tập hợp, chọn lọc và số hóa các nguồn thông tin KH&CN của EVN, tiếp tục xây dựng và phát triển CSDL toàn văn tra cứu. Cần tổ chức các liên kết đến tài liệu toàn văn cho các nguồn tài liệu khoa học của ngành điện.

- Xây dựng chính sách và các giải pháp mang tính hệ thống về việc tiếp nhận, thu thập thông tin KH&CN để hạn chế việc thất thoát thông tin. Đặc biệt là chính sách liên quan đến việc giao nộp kết quả nghiên cứu khoa học.

- Cần xác định sâu sắc thông tin KH&CN là nguồn lực đặc thù quan trọng bậc nhất của ngành điện.

- Cần quảng bá cho nguồn thông tin KH&CN đồng thời chuyển sang hướng cung cấp các loại hình sản phẩm thông tin KH&CN cho người nghiên cứu.

- Đề ra các mục tiêu cụ thể cho lộ trình thu thập quản lý và khai thác thông tin KH&CN một cách rõ ràng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Quy hoạch các phương tiện quản lý thông tin toàn văn như phần mềm quản lý, công cụ tra cứu số hóa thông tin.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nguồn lực thông tin Khoa học công nghệ Tại Trung Tâm Thông tin Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành điện (Trang 66 - 70)