Về nhân lực du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 110 - 113)

7. Bố cục luận văn

3.2.3. Về nhân lực du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận

Tại các cơ sở đào tạo là các trường trung cấp, cao đẳng và đại học có chuyên ngành đào tạo nhân lực du lịch cần có sự chuyên biệt hóa hơn nữa trong quá trình

đào tạo. Phân chia ngành học hợp lí về thời gian và nội dung các môn học. Thực hiện quan điểm đào tạo để có thể “làm thợ giỏi” cho các học sinh, sinh viên ngay khi còn trên giảng đường. Các môn học về chuyên ngành cần có sự bố trí lượng thời gian, số tiết học nhiều hơn nữa.

Một điều quan trọng trong vấn đề nâng cao hoạt động tổ chức hướng dẫn khách du lịch là phải có kế hoạch tổ chức đội ngũ HDV chuyên trách ở các điểm du lịch, tiến hành bồi dưỡng cho họ về nghiệp vụ hướng dẫn, kiến thức lịch sử - văn hoá truyền thống địa phương và những giá trị văn hoá nghệ thuật của điểm tham quan du lịch văn hoá Chăm. Lực lượng HDV này, cũng cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định để đáp ứng yêu cầu về giao tiếp và hướng dẫn giới thiệu cho khách du lịch quốc tế.

Cung cấp một cách đầy đủ và chuẩn xác về nội dung, ý nghĩa của các giá trị văn hóa Chăm cho đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch. Tốt nhất nên tuyển dụng và đào tạo một số người Chăm để làm công việc hướng dẫn và giới thiệu tại các giá trị văn hóa. Trang bị cho đội ngũ nhân viên làm việc trong các hoạt động du lịch của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận những hiểu biết cần thiết về các quy tắc, chuẩn mực trong ứng xử với văn hóa.

Tăng cường nhận thức và đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý hiện đại. Đổi mới công tác tuyển chọn lao động. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành, đảm bảo cho nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Có chính sách ưu đãi thu hút các nhà quản lý giỏi, lao động nghề có trình độ cao. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho công tác đào tạo. Nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch (25-30%).Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh phải xuất phát từ công cuộc đổi mới và đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch quốc gia và của tỉnh; là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm tạo sự phát triển vượt bậc của nhân lực du lịch để phát huy vai trò là yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển ngành; biến thành lợi thế của tỉnh và năng lực cạnh tranh để hội nhập quốc tế vững chắc, có hiệu quả và gắn kết với thị trường lao động du lịch khu vực và thế giới.

Thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực ngành du lịch; kết hợp hài hoà giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với sử dụng tính tích cực của cơ chế thị trường và hiệu quả kinh tế-xã hội, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển nhân lực du lịch cho tất cả các dân tộc và nhóm xã hội. Đa dạng hóa hình thức, loại hình đào tạo; coi trọng đào tạo nghề; quan tâm hơn đào tạo truyền nghề, đào tạo tại chỗ; ưu tiên phát triển nhân lực bậc cao, có kỹ năng phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu lao động du lịch; và nhân lực du lịch ở các vùng chưa phát triển.

Khi cần tuyển dụng, các điểm tham quan du lịch cần phải tuyển dụng đúng người có trình độ đào tạo và khả năng phù hợp với công việc. Đối với bộ phận bán dịch vụ cần tuyển chọn những người có khả năng giao tiếp tốt, được đào tạo qua kỹ năng bán hàng, marketing. Đối với bộ phận hướng dẫn viên tại điểm cần tuyển chọn những người tốt nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch đồng thời biết và thành thạo một ngoại ngữ; hoặc những người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hay lịch sử và được đào tạo thêm về nghiệp vụ du lịch cũng như kiến thứcchuye6n môn nghiệp vụ phù hợp với điểm tham quan du lịch.

Các điểm tham quan du lịch cần: kết hợp với các tổ chức đào tạo chuyên ngành du lịch để tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng dưới các hình thức: ngắn hạn, dài hạn, tại chỗ. Tổ chức các chương trình tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm thực tế, hội thảo, diễn đàn. Hoặc giao trách nhiệm cho nhân viên có kinh nghiệm giúp đỡ, kèm cặp, hướng dẫn nhân viên mới. Điều này gíup các điểm tham quan du lịch giải quyết được những vấn đề khó khăn hiện nay đang gặp phải đó là đội ngũ hướng dẫn viên nói chung và đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành du lịch nói riêng được đào tạo bài bản, giỏi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu,chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay.

Các điểm tham quan du lịch cần phối hợp với các trường đào tạo du lịch trong Tỉnh. Đề cập những tiêu chí, yêu cẩu tuyển dụng để các trường có chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của điểm tham quan du lịch. Bên cạnh đó các điểm tham quan du lịch cần hợp tác hỗ trợ để sinh viên du lịch học chuyên ngành hướng dẫn có điều kiện và tham gia thực tập thực tế tại điểm tham quan du lịch.

Các điểm tham quan du lịch cũng cần có những quy định riêng cho đội ngũ thuyết minh viên. Cụ thể như những quy định về thời gian hướng dẫn tham quan, quy định về quy trình phục vụ, quy định về thái độ, kỹ năng giao tiếp với khách… sau mỗi lượt tham quan, ban quản lý điểm tham quan du lịch có thể xin ý kiến nhận xét của khách thông qua phiếu trưng cầu ý kiến để biết được ý kiến nhận xét của khách về chuyến tham quan cũng như quá trìnnh phục phụ khách của thuyết minh viên.

Các điểm tham quan du lịch cần quan tâm đến các nhu cầu, tâm tư tình cảm của đội ngũ nhân viên, cần có những quy định về thưởng phạt rõ ràng nhằm kích thích, động viên khả năng làm việc và khả năng sáng tạo của nhân viên đồng thời hạn chế những sai phạm trong công việc.

Hàng năm có các cuộc điều tra đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn ngành du lịch nói chung và đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm tham quan du lịch nói riêng cả về số lượng và chất lượng để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao.

Ngoài công tác nâng cao trình độ nhân viên cũng cần phải tiến hành các công tác nâng cao năng lực cho nhà quản lý. Các nhà quản lý cần tham gia các hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho các nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch do các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)