Một số nội dung tham quan, hướng dẫn

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 103 - 110)

7. Bố cục luận văn

3.2.2. Một số nội dung tham quan, hướng dẫn

Trong chương 2 ở mục 2.1.1 tác giả đã đề cập đến những nét độc đáo của các điểm di tích du lịch văn hoá Chăm. Những thông tin đó có thể được sử dụng làm nội dung trong bài thuyết minh, hướng dẫn của HDV trong quá trình thực hiện công tác tổ chức tham quan, hướng dẫn du khách tại các điểm du lịch văn hoá Chăm trong nghiên cứu. Để giúp cho quá trình tham quan của khách du lịch có thêm nhiều trải nghiệm, thỏa mãn mục đích tham quan; công tác hướng dẫn của HDV được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn về lượng thông tin về các giá trị văn hoá Chăm được phản ánh qua các điểm du lịch văn hoá. Trong phần này tác giả đưa ra những đề xuất nội dung nhằm bổ xung them những thông tin về nghiệp vụ, điểm tham quan trong công tác tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch văn hoá Chăm đặc biệt tại tháp Po Klong Garai. Khi thực hiện công tác tham quan hướng dẫn tại tháp Po Klong Garai hay bất cứ đền tháp Chăm nào khác, HDV cần phải lưu ý ba điểm chính sau:

3.2.2.1. Tháp Lửa

Khi nói đến quần thể kiến trúc tháp Chăm HDV cần lưu ý tháp Chăm có hai loại:

Loại thứ nhất là các quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva.

Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh. Loại này xuất hiện muộn hơn vào khoảng thế kỷ IX [32, tr1 - 18]. Tháp Po Klong Garai thuộc quần thể kiến trúc này (xem hình 14).

Khi dẫn du khách đến tham quan tháp Chăm công trình đầu tiên của tháp mà HDV cần lưu ý đến là tháp Lửa của ngôi tháp Po Klong Garai. Tại đây công tác hướng dẫn đoàn vào điểm tham quan đóng vai trò quan trọng, điều này thể hiện được sự chuyên nghiệp, tầm hiểu biết từ những thông tin ban đầu được đưa ra của người HDV. Dựa vào thực tế của ngôi tháp Chăm HDV cần lưu ý đối với du khách đến thông tin về vị trí đặc biệt của các ngôi tháp, ý nghĩa của tháp Cổng. Trong quá trình cung cấp thông tin người hướng dẫn phải có những định vị về: phương hướng, địa điểm đền tháp tọa lạc, khoảng cách… Sử dụng phương pháp rũ bụi thời gian

đưa du khách vào trong một không gian văn hóa trang nghiêm và cổ kính, đồng thời cũng có sự đối sánh với hiện tại của các di tích. Làm tốt được điều này du khách sẽ có một sự mường tượng nhất định về đền tháp mà họ đang tham quan, thưởng lãm.

Nội dung hướng dẫn: Tháp Po Klong Garai thường được xây dựng trên đồi gò cao theo biểu tượng núi Meru trong tôn giáo Ấn Độ - biểu tượng trung tâm vũ trụ nơi cư ngụ của các thần linh. Vì vậy, đền thờ, ngôi nhà của các thần ở hạ giới phải thể hiện như núi Meru thu nhỏ và phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ: bố cục hướng tâm, các trục quay ra bốn hướng, mặt tiền cũng như ở chính cửa quay về hướng đông – nơi mặt trời mọc, nguồn gốc của sự sống. Không chỉ bố cục của cả tổng thể mà ngay từng điện thờ cũng được làm mô phỏng núi thần Meru. Về hình dáng do bắt nguồn từ một loại kiến trúc Ấn Độ biểu tượng cho núi Mêru (một dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, gồm nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, các vị thần tuỳ theo đẳng cấp mà ngự trị ở các đỉnh khác nhau), gọi là Sikhara – có nghĩa là “đỉnh núi nhọn”, phần lớn các tháp chăm đều có hình dáng ngọn núi; trên các tầng tháp có các tháp con ở góc ứng với các ngọn núi nhỏ. Tuy kiến trúc hình núi có nguồn gốc từ truyền thuyết Ấn Độ, nhưng với người dân Chăm, lại là biểu tượng cho thiên nhiên miền trung núi non trùng điệp.

Trong kiến trúc đền tháp Pô Klong Garai có tháp Lửa để thờ “thần Lửa”, trong các quần thể tháp Chăm khác thì tháp lửa được đồng nhất với tháp tĩnh tâm, tuỳ vào từng thời kỳ mà tên gọi của tháp Lửa có khác nhau. Tháp Lửa có hướng Đông – Tây ở phía trước các kiến trúc chính của tháp Pô Klong Garai. Toà nhà này gồm hai gian áp liền nhau; chỉ có gian đằng tây là có cửa hướng theo trục chung, mở ra mắt bắc, các gian đều có cửa sổ soi sang. Theo lời người Chăm ở gần tháp Po Klong Garai toà nhà này được dùng làm nơi chuẩn bị đồ tế thần ở tháp chính. Nhưng theo quan niệm của người Chăm thì các đền Tháp Chăm là nơi thiêng liêng mà ngày thường người dân không được phép lui đến, chỉ có tầng lớp tu sĩ mới được phép đến các Tháp Chăm. Đặc biệt trong những ngày lễ của người Chăm khi các tu sĩ đến với đền tháp Chăm thì họ phải dừng lại nơi tháp Lửa để tĩnh tâm trước. Qúa trình tĩnh tâm của các tu sĩ điễn ra từ 5 đến 10 ngày trước khi lễ hội điễn ra. Nếu vị tu sĩ nào không tĩnh tâm được thì tự đi về, chỉ có những tu sĩ tĩnh tâm được mới bước qua tháp cổng vào đền Tháp.

3.2.2.2. Tháp Cổng

Kiến trúc các tháp có sự khác nhau về mặt quan niệm và tôn thờ trong văn hoá người dân Chăm, vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong quá trình tham quan tại đây, HDV cần đưa ra một cái nhìn tổng thể trong thông tin hướng dẫn. Với nội dung này HDV cần tập trung đoàn khách tại khu vực thoáng phía trước sân chính của tháp Pô Klong Garai, nơi có thể nhìn một cách bao quát phần lớn các công trình kiến trúc chính. Dựa vào những nội dung trong kiến trúc tổng thể của đền tháp Chăm, HDV thổi hồn làm toát lên được những đặc điểm đặc biệt và ý nghĩa trong kiến trúc của Tháp (xem hình 8).

Nội dung hướng dẫn: Trong các kiến trúc tại tháp Pô Klong Garai thì kiến trúc quan trọng thứ hai sau tháp Chính (đền thờ) là tháp cổng nằm ở phía đông, đối diện trực tiếp với tháp thờ, có chức năng làm cổng, nên ngôi tháp này có hai cửa thông nhau cửa đông và cửa tây và nhìn xuyên được vào trong tháp Chính. Tháp Cổng vừa là lối ra vào, vừa là nơi “rước nước” tắm thần.

Nếu đứng bên trong điên thờ của tháp Chính nhìn ra ngoài ta sẽ thấy một trục thẳng thông suốt đi qua tháp cổng hướng về hướng đông. Điều này mang ý nghĩa vô

cùng quan trong trong quan niệm của người Chăm. Do các đền tháp Chăm có đền thờ không rộng mà hẹp cho nên các tín đồ khi đi vào tháp thì có sự chon lựa nhất định, không phải ai muốn cũng vào được cho nên chỉ có bậc tu sĩ mới đến các đền tháp này. Sau khi vị tu sĩ tĩnh tâm tại Tháp Lửa xong thì được phép đi qua tháp cổng để vào đền thờ. Vị tu sĩ sẽ mang nước vào đổ lên linga – yoni sau đó mang ra cho mọi người xoa lên đầu, lên cổ để cầu phúc. Đó là về nghi thức còn về triết lý người chăm muốn gửi gắm cho đời sau qua việc sắp đặt các ngôi tháp thành một trục thẳng hướng về phía đông này là chúng ta sẽ mở đầu đời của mỗi người ở phí đông quá trình đi dần về phía cuối ngày, cuối hành trình chúng ta về với thần, đạt được sự giải thoát.

3.2.2.3. Tháp Chính

Trong quá trình hướng dẫn du khách, tùy thuộc vào vị trí bài trí các pho tượng ở những điện thờ khác nhau mà HDV hướng dẫn du khách di chuyển cho phù hợp. Đồng thời lựa chọn thông tin về tượng thờ để thuyết minh, hướng dẫn và dặ dò du khách làm tăng tính trực quan đối với du khách. Trong quá trình tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm tùy thuộc vào tâm lý, đặc điểm của khách du lịch mà HDV trình bày một cách ngắn gọn, hàm xúc nội dung về các tượng thờ (xem hình 6).

Trong đến tháp Chăm thì tháp chính là tháp quan trọng nhất của quần thể di tích vì nơi đó thể hiện tất cả những quan niệm về vũ trụ quan và văn hoá tâm linh của cả một cộng đồng người Chăm. Tại tháp Pô Klong Garai thì tháp Chính cũng là nơi bày trí các tượng cho nên qua nó thể hiện một đời sống vô cùng phong phú của cả cộng đồng Chăm. Là người hướng dẫn cho đoàn khách, thực hiện chuyến tham quan văn hoá HDV cần phải nắm được những thông tin về xuất xứ, ý nghĩa của các bộ tượng thờ tại tháp Chăm. Một trong những điều độc đáo của các đền tháp Chăm là ý nghĩa của các tượng thờ, tượng thờ tại các đền Tháp Chăm mà du khách thường hay gọi là Linga. Nhưng thực ra với các đền tháp Chăm trong mỗi đền thờ đều thờ một bộ Linga - Yoni chứ không thờ gì khác, cho nên nó là tượng thờ thiêng với người Chăm. HDV hãy cho du khách mường tượng một chút nếu như thay thế đền Tháp Chăm thành Chùa theo đạo Phật hay thay thành nhà thờ trong đạo Thiên Chúa

Giáo thì tượng thờ Linga – Yoni cũng thiêng liêng như tượng Chúa Jesu của đạo Thiên Chúa Giáo hay Phật Thích Ca Mâu Ni trong đạo Phật. Vì vậy, HDV cần phải nhắc du khách nếu đã tôn trọng Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesu ra sao thì nên tôn trọng tượng thờ của người Chăm như vậy. Vì du khách đến với cộng đồng người Chăm để tìm hiểu về văn hoá Chăm mà văn hoá Chăm thì từ tín ngưỡng phồn thực mà ra, cho nên HDV cần truyền đạt cho du khách hiểu về tín ngưỡng trên tinh thần văn hoá chứ không phải trên tinh thần tên gọi.

Tượng thờ tại tháp Pô Klong Garai gồm có hai phần: phần trên tiếng phạn gọi là Linga, phần dưới được gọi là Yoni. Linga là biểu thị của đàn ông và biểu thị của thần Shiva nên còn được gọi là Shiva Linga. Linga của tháp Pô Klong Garai là biểu thị của vua và thần, ở đây thần là thần của vua còn vua chính là người dân đền vào đây. Nhưng khi Linga kết hợp với Yoni lúc này được hiểu là một nguyên lý phát triển của người làm lúa nước, nó thể hiện triết lý phồn thực của người Chăm. Lúc này Linga thể hiện phần đực và Yoni là phần cái lúc này nó biểu hiện cho sự kết hợp của hai lực lượng lớn nhất của tự nhiên làm cội nguồn cho tất cả các cuộc sinh sản trong cuộc sống nông nghiệp của người Chăm.

Tượng thờ của tháp Pô Klong Garai có kết cấu trên Yoni không để Linga mà trên Yoni để tượng có thân thì là thân thần, thân triết lý nhưng đầu thì là đầu của vị vua dựng đền tức là tượng được kết cấu vua thần. Đền của người Chăm hẹp và tối chứ không rộng. Trong quá trình cúng tại tháp Pô Klong Garai thì các tu sĩ sẽ đổ nước lên Linga và Yoni sau đó đem ra cho những người đang cầu nguyện ở phía ngoài, đền của người Chăm thì hẹp và tối chứ không rộng vì chỉ có giáo sĩ mới được vào đền, cho dù là đẳng cấp cầm quyền hay bất kỳ ai cũng không được phép vào đền. Từ những thông tin này du khách có thể hiểu và chiêm nghiệm triết lí mà người Chăm gửi gắm vào các giá trị văn hoá Chăm.

Việc cung cấp những thông tin về hệ thống tượng thờ tại tháp Pô Klong Garai chính là thể hiện một sự chuyên nghiệp cao trong một tour du lịch văn hoá đến các điểm du lịch văn hoá Chăm nói chung, tháp Pô Klong Garai nói riêng. Vì vậy trong quá trình tham quan tại gian chính của các điểm du lịch văn hoá Chăm,

HDV phải lưu ý về lượng thời gian khi đến tham quan tháp Chăm, lựa chọn vị trí sao cho phù hợp, đủ không gian và thuận lợi cho việc quan sát của đoàn.

Theo truyền thuyết, tháp Po Klong Garai được vua Jaya Simhavarman III (mà sử liệu Việt Nam thường gọi là Chế Mân) xây để thờ vua Po Klong Garai, người đã có nhiều công trạng đối với dân tộc Chăm trong việc chống giặc ngoại xâm và trong việc “dẫn thuỷ nhập điền”, đắp đập làm cho đồng ruộng tươi tốt.

Người Chăm có sự tích về tháp Po Klong Garai như sau: Xưa kia, ở vùng Ninh Thuận, có hai vợ chồng già người Chăm không có con. Một hôm, ông bà đi qua bến dâu phía trên đập Nha Trinh và thấy một cái bọc nổi trôi lềnh bềnh giữa sông. Ông già vớt cái bọc lên, mở ra, thấy một bé gái rất xinh. Ông bà rất dỗi vui mừng đem bé gái về nuôi.

Thấm thoát, cô bé đã lớn khôn và thường theo bố mẹ nuôi vào rừng kiếm củi. Một hôm, trời nắng gắt, cô gái khát nước, mà khu rừng, nơi ba người đang hái củi, lại không có khe, suối gì. Ông già khuyên con gái ráng chịu, về nhà sẽ uống nước. Không chịu nổi cơn khát, cô gái lén đi tìm nước uống. Đi một quãng xa, cô thấy một tảng đá rất to, ở giữa tảng đá có một vũng nước trong vắt. Cô gái mừng rỡ, cuối xuống, lấy tay vục nước uống ngon lành. Khi ông bà già tìm thấy cô gái thì tự nhiên vũng nước cạn dần. Ba người cho là điềm lạ, đành quay về.

Từ hôm đó, tự nhiên cô gái thụ thai. Tới tháng, tới ngày cô sinh được một bé trai mình mẩy ghử lở trông hết sức kinh tởm. Ông bà già rất quý cháu, nuôi nấng cháu rất cẩn thận, và đặt tên cho cháu là Pô Ong. Lên 7 tuổi, Pô Ong đi chăn bò cho nhà vua. Ngày nào cũng như ngày nào, đàn bò Pô Ong chăn dắt đều được ăn no và về chuồng đầy đủ.

Một hôm, vì mải chơi với bọn trẻ chăn bò, Pô Ong để lạc một con bò trong đàn. Chạy tìm kiếm khắp nơi mà không thấy, Pô Ong bèn trèo lên một ngọn cây cao để nhìn, và thấy con bò của mình đang bị cột trong vườn một ngôi nhà lớn. Mừng quá, Pô Ong, vội tụt xuống đất làm cho cái cây rung chuyển. Cái cây bỗng trở nên đỏ chói, rồi biến thành một con rồng. Con rồng đứng yên, nhìn chàng trai một cách kính cẩn.

Pô Ong nhờ một người lớn dẫn mình đến xin lại con bò. Không ngờ, chủ của ngôi nhà to đẹp ấy là một vị thầy cả có cô con gái xinh đẹp. Thấy Pô Ong ghẻ lở đầy mình, cô gái vội thưa với cha là hãy trả bò cho anh ta và tuổi anh ta đi. Nhưng vị thầy cả, thấy trên người Pô Ong có nhiều tướng lạ, thì rất vui mừng. Ông nói lại cho con gái biết điều đó, và hứa gả con gái mình cho Pô Ong. Ông còn an ủi Pô Ong rằng, đến ngày lành, tháng tốt những vẻ xấu xí bên ngoài của chàng sẽ biến mất.

Một thời gian sau, Pô Ong kết thân với người bạn tên là Pô Klông Chanh và rủ nhau đi buôn trầu. Thường ngày hai người đội thúng trầu về nghỉ ở một chỗ rồi thay phiên nhau về nhà lấy cơm ra cùng ăn. Một hôm, đến lược Pô Klông Chanh đi lấy cơm, Pô Ong nằm nghỉ, rồi ngủ thiếp lúc nào không hay. Khi Pô Klông Chanh trở lại, thì thấy cảnh tượng lạ: một con rồng đang liếm khắp khắp thân mình ghẻ lở của Pô Ong. Bao nhiêu vết ghẻ lở của Pô Ong, nhờ vậy biến đi hết. Pô Ong trở thành chàng trai đẹp lạ thường. Pô Klông Chanh đứng nhìn bạn mãi mà không chán. Pô Ong thức dậy. Chàng đỡ lấy gói cơm và chia cho Pô Klông Chanh một nửa. Pô Ong cầm tàu lá chuối, rạch hai nửa bằng nhau, một cho bạn, một cho mình để đựng cơm. Vì bị rạch đôi mà ngày nay lá chuối bao giờ cũng có hai nửa giống nhau, và chỗ Pô Ong rạch là song của lá chuối

Một ngày kia, nhớ tới chàng trai chăn bò mình đầy ghẻ lở, vị thầy cả tìm đến để kết hôn. Pô Ong nhận cô con gái thầy cả làm vợ mình

Được ít lâu, nhà vua băng hà, nhưng không có hoàng tử kế vị. Triều đình lo nghĩ, mà chưa có kế gì hay. Bỗng con voi trắng của hoàng cung phá chuồng chạy

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)