Hướng dẫn viên du lịch tại điểm tham quan

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 91)

7. Bố cục luận văn

2.3.2. Hướng dẫn viên du lịch tại điểm tham quan

Trong thời gian thực tế tại các điểm du lịch văn hoá Chăm duy chỉ có di tích tháp Po Klong Garai là có ban quản lý di tích và hướng dẫn viên tại điểm tham quan, còn tại làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc vẫn chưa có HDV tại điểm để phục vụ người dân và du khách đến tham quan. Những người hỗ trợ cho du khách tại các điểm du lịch này chủ yếu là người các hướng dẫn viên của Tour du lịch.Việc mua sắm sản phẩm của du khách tại các làng nghề do các gia đình tại các làng nghề tổ chức nên chưa giúp ích được nhiều trong công tác tham quan hướng dẫn cho du khách khi đi tham quan tại đây.

Dưới góc độ nguồn nhân lực phục vụ công tác du lịch thì những cá nhân được sắp xếp, bố trí với chức năng hỗ trợ du khách, thực hiện việc thuyết minh tại các điểm du lịch văn hoá Chăm chưa thực sự đảm nhận tốt vai trò này. Trong quá trình hướng dẫn du khách có thể cung cấp những thông tin cơ bản về các giá trị văn hoá tại điểm du lịch. Nhưng về nghiệp vụ hướng dẫn khách chưa thực sự đảm bảo được tính quy chuẩn trong công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên tại điểm. Nghiệp vụ trong hành xử của một HDV tại điểm tại các điểm du lịch văn hoá, đặc biệt là văn hoá Chăm chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Công tác hướng dẫn du khách tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về lịch sử dân tộc Chăm, cách chế tạo đồ gốm của làng Bàu trúc, lịch sử của tháp Chăm.

2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tham quan - hƣớng dẫn khách du lịch

2.4.1. Ưu điểm

Đối với công ty du lịch luôn có những thông tin hướng dẫn cho du khách khi du khách mua chương trình du lịch đến với các điểm du lịch văn hoá Chăm cho du khách lựa chọn điểm tham quan. Trong bối cảnh khôi phục và khởi sắc của hoạt động du lịch ở Ninh Thuận, loại hình du lịch văn hóa cũng được đưa vào khai thác và đạt được những kết quả nhất định, đóng góp một phần vào tổng thu nhập của ngành du lịch Ninh Thuận.

Khi đến dịp lễ hội thì Sở VHTT&DL Ninh Thuận, cùng với trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm phối hợp với ban quản lý tháp Chăm, luôn có sự kết hợp với HDV của đoàn để đưa du khách tới tham dự lễ hội diễn ra khá tốt. Không xảy ra trường hợp gây mất trật tự tại di tích tháp Po Klong Garai.

Các công cụ hỗ trợ trong quá trình tham quan của du khách đã được bố trí ở các điểm du lịch văn hoá Chăm. Tại các điểm du lịch văn hoá đều có bảng giới thiệu về di tích theo khung mẫu của cục Di Sản, Bộ VHTT&DL. Biển chỉ dẫn lối đi từ khu vực bãi xe tới các tháp đều được bố trí.

2.4.2. Những hạn chế

Hoạt động tổ chức tham quan và hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch văn hoá Chăm chưa định hình rõ rệt. Việc tổ chức tham quan và hướng dẫn chưa theo một nội dung trình tự, chưa thực hiện được sự chuyên nghiệp mà thực hiện theo cảm tính là chính. Những vấn đề về hành xử văn hóa khi tham quan vẫn chưa được du khách thực hiện triệt để. Một phần cũng do sự hỗ trợ đối với du khách của HDV vẫn còn nhiều thiếu sót. Hiện tượng du khách chưa tôn trọng văn hoá của người dân bản địa khi tham quan các làng nghề và khi tham gia vào lễ hội Kate vẫn thường sảy ra.

Trong khi đó thì đội ngũ HDV vẫn chưa hiểu biết sâu sắc về các điểm du lịch văn hoá Chăm, đội ngũ HDV hiểu biết một cách sâu sắc thì vẫn còn chưa nhiều. HDV tuyến khi dẫn khách tới đây chưa thực hiện việc tổ chức cho khách du lịch tham quan kết hợp hướng dẫn tại điểm một cách khoa học. Tuy nhiên việc cung cấp dịch vụ hướng dẫn chưa được tổ chức chuyên nghiệp. Nhân viên cung cấp dịch vụ thường là kiêm nhiệm, không có trình độ và chưa qua đào tạo về kỹ năng bán hàng, hình thức, trang điểm và trang phục không được chú ý. Thái độ phục vụ khách hàng đôi khi chưa niềm nở, nhiệt tình. Vì vậy chưa làm nổi bật lên được những giá trị vô cùng đặc sắc của văn hoá Chăm đối với du khách trong quá trình tham quan, thưởng lãm.

Chưa có ban quản lý, tổ HDV chuyên trách tại điểm chính là một trong những nguyên nhân khiến các điểm du lịch văn hoá Chăm chưa thể thu hút du khách tương xứng với tiềm năng của du lịch của tĩnh.

Việc tuyên truyền và hướng dẫn khách du lịch chưa cung cấp đầy đủ về các giá trị văn hoá Chăm cho du khách tham quan. Vì vậy mà số lượng khách du lịch, thậm trí là HDV du lịch khi được hỏi về các điểm du lịch văn hoá Chăm thì phần lớn chỉ biết tới làng gốm Bàu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp mà chưa biết nhiều đến các điểm du lịch văn hoá khác. Đây chính là hạn chế lớn nhất trong công tác hướng dẫn, quảng bá du lịch của tỉnh Ninh Thuận.

Tiểu kết chƣơng 2

Các điểm du lịch văn hoá Chăm tại Ninh Thuận là một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa mang tính đặc thù nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Với việc sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu, chương 2 của luận văn đã cố gắng khắc hoạ rõ nét những nét độc đáo, đặc trưng tiểu biểu của văn hoá Chăm vào trong hành trình tham quan của du khách.

Đồng thời qua việc đưa ra thực trạng còn tồn tại trong công tác thực hiện tổ chức tham quan, hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch văn hoá Chăm. Để những vấn đề này được khắc phục từ đó nâng cao hơn nữa việc khai thác tiềm năng của các giá trị văn hoá Chăm trong các điểm tham quan du lịch văn hoá vào phát triển du lịch. Qua đó, cung cấp cho du khách những chương trình tham quan có chất lượng cao về dịch vụ thỏa mãn mục đích khi tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm. Tác giả sẽ đề cập về những đề xuất, giải pháp cho hoạt động tham quan hướng dẫn trong chương tiếp theo của luận văn.

Chƣơng 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN - HƢỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM DU

LỊCH VĂN HOÁ CHĂM NINH THUẬN 3.1. Những căn cứ cho việc đề xuất giải pháp

3.1.1. Căn cứ vào các chủ trương chính sách phát triển du lịch của nhà nước, của tỉnh Ninh Thuận nước, của tỉnh Ninh Thuận

Người Chăm ở Ninh Thuận lưu giữ trong cộng đồng những giá trị văn hoá hết sức đặc biệt được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Nên các điểm du lịch văn hoá Chăm tại Ninh Thuận chính là một trong những cái nôi của nền văn hoá Chăm trên vùng đất Miền Trung. Qua hàng ngàn năm sinh sống và tích luỹ văn hoá bản địa cùng sự giao lưu tiếp biến văn hoá với các nền văn hoá lớn trên thế giới: Ấn Độ, Trung Hoa, Đại Việt, Ang Kor; người Chăm đã xây dựng nên một nền văn hoá mang đậm tính chất bản địa của riêng nình và trở thành một kho tàng vô giá trong nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy để có những giải pháp đúng đắn cho công tác tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại Ninh Thuận cần phải căn cứ vào những điểm sau:

Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009

Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch;

Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên;

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt danh mục quy hoạch năm 2011

Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;

Quyết định số 233/UBND-VX ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc lập quy hoạch phát triển ngành du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2617/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 25/12/2012 Xây dựng và phát triển tuyến du lịch trọng điểm tỉnh Ninh Thuận “Làng nghề Gốm Bàu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp, tháp Po Klongarai, vườn nho Thái An và vịnh Vĩnh Hy” Đây là một trong những tiền đề quan trọng trong việc quan tâm hơn nữa của các cơ quan, đoàn thể trên địa phương đến công tác bảo tồn và phát huy những giá trị của các điểm du lịch văn hoá Chăm nhằm phục vụ đặc biệt cho hoạt động du lịch. Qua những giá trị văn hoá được khẳng định từ đó thu hút hơn nữa du khách trong nước, đặc biệt là du khách quốc tế tới tham quan, tiềm hiểu và trải nghiệm về một nét văn hóa vô cùng đặc sắc trong nền văn hoá phong phú và đa dạng của Việt Nam.

3.1.2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận

Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác liên quan.

Phát triển du lịch văn hoá với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đẩy mạnh sự phát triển, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tạo việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi còn nhiều khó khăn.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; bảo đảm an ninh, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng đến việc ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển.

Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế về biển, về văn hóa, sinh thái để phát triển du lịch, đưa Ninh Thuận trở thành điểm đến hấp dẫn trong tiểu vùng Nam Trung Bộ, vùng duyên hải miền Trung và cả nước; tăng cường liên kết vùng, miền, đặc biệt đối với các tỉnh vùng duyên hải miền Trung với hệ thống sản phẩm dịch vụ khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử và tự nhiên có tính đặc thù, có sức cạnh tranh trên thị trường.

3.1.3. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 17/5/2012 đã việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong bản quy hoạch này gồm năm nhiệm vụ chính như sau:

Cụ thể về: Công tác quy hoạch, kế hoạch; Xúc tiến quảng bá du lịch; Nâng cấp và phát triển sản phẩm du lịch và tăng cường chất lượng dịch vụ; Xây dựng và triển khai các đề án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch mang tính liên vùng liên quốc gia và tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Trong các nhiệm vụ trọng tâm, UBND tỉnh đã chỉ rõ: Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức cá

nhân trong việc đầu tư phát triển du lịch tại địa phương. Ưu tiên ngân sách cho các dự án phát triển du lịch ở các địa phương.

Triển khai có hiệu quả các vấn đề về môi trường phát triển du lịch; trong đó tập trung chương trình xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và công tác tuần tra, xử lý tình trạng chèo kéo, chèn ép, lừa đảo du khách. Phát triển loại hình du lịch biển dựa vào những sự kiệnvà xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, tôn giáo, tâm linh dựa trên các di sản văn hoá vật thể.

Xây dựng các sản phẩm du lịch làng nghề dựa trên các làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống và độc đáo: Làng nghề gốm Bàu Trúc: là làng gốm cổ ở Đông Nam Á, tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10 km về hướng Nam. Nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Chung Mỹ. Nghề làm đũa ở Tân Sơn. Làng nghề cổ truyền chiếu An Thạnh…

Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu dịch vụ, các khu vệ sinh nhằm tạo điểm đến an toàn hấp dẫn. Đồng thời, tiếp tục tăng cường khai thác các thị trường khách quốc tế gần từ các nước ASEAN và Đông Bắc Á và duy trì các thị trường khách truyền thống: Việt kiều, khách từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia, Bắc Âu, đặc biệt là khách Nga; nghiên cứu thu hút các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Nga, Mỹ Latinh, Nam Phi, Trung Đông....

3.1.4. Căn cứ thực trạng còn hạn chế

Được sự lãnh, chỉ đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, ngành, cùng các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật du lịch, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh, hưởng thụ văn hóa… của khách du lịch trong và ngoài nước. Các tụ điểm vui chơi, giải trí đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, bộ mặt của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, các đô thị trung tâm huyện lỵ ngày càng khang trang, sạch đẹp, phát triển theo quy hoạch và có tính chiến lược; nhiều thiết chế văn hoá lớn hoàn thành đưa vào sử dụng tạo điểm nhấn quan trọng để tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với hoạt động quảng

bá và phát triển du lịch của tỉnh; một số làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển; hầu hết di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo; các khu du lịch, cơ sở lưu trú từng bước quan tâm, đầu tư xây dựng.

Tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn famtrip, hội thảo giới thiệu điểm đến du lịch Ninh Thuận; các hội nghị triển khai phổ biến, tập huấn về nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện bán hàng văn minh thương mại, niêm yết và bán đúng giá, thông tin về hàng hóa bằng 03 ngôn ngữ Việt – Anh – Nga... tại các khu di tích, một số

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)