Một số đặc thù của tín ngưỡng tại các điểm du lịch văn hoá Chăm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 45 - 50)

7. Bố cục luận văn

1.5.3. Một số đặc thù của tín ngưỡng tại các điểm du lịch văn hoá Chăm

Do những đặc điểm có nhiều nét riêng về điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu của vùng đất Ninh Thuận, những điều kiện về xã hội nhân văn như lịch sử, quá trình vận động, tiếp biến và hoà nhập văn hóa giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh là cơ sở hình thành nên sắc thái văn hóa của người Chăm hôm nay. Những sắc

thái văn hóa ấy được bảo lưu khá bền vững trong tín ngưỡng, trong hệ thống lễ hội và nghi lễ phong phú của người Chăm, trong đó có các quan niêm về vũ trụ, thần linh, cuộc sống… của người chăm.

1.5.3.1. Quan niệm về vũ trụ luận

- Về đấng tạo hóa: Người Chăm theo chế độ mẫu hệ luôn coi mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar là đấng tạo hóa ra vũ trụ và sự sống của muôn loài (khác với kinh Vê đa, một tôn giáo phụ quyền, Brahma là thần sáng tạo tối cao). Và, với quan niệm lưỡng hợp âm - dương (yin - yang), bên cạnh thần mẹ xứ sở (âm) có thần Yang Pô, Yang Amư (thần trời, thần cha - dương) cũng được coi là đấng tạo hóa, còn Pô Păn là thần cai quản các thần, trông coi công việc thiên giới. Trong hầu hết các nghi lễ Chăm, ba vị thần trên luôn được thỉnh mời đầu tiên. Những đấng tạo hóa này sinh ra ba tầng vũ trụ: thiên - địa - nhân. Quan niệm về ba tầng vũ trụ của người Chăm rất rõ ràng, thể hiện ở trong bùa chú, trong các nghi lễ dân gian, nghi lễ tôn giáo [1, tr 55].

- Quan niệm âm - dương lưỡng hợp: Thể hiện rõ trong đời sống tín ngưỡng người Chăm, thể hiện từ màu sắc sáng tối cho đến hình dạng của từng vật thể nhỏ nhất. Ngoài biểu tượng phồn thực linga - yoni mang tính đặc trưng về quan niệm âm dương của người Chăm theo Shiva giáo, tư duy xưa nay của người Chăm thể hiện nhất quán quan niệm âm - dương lưỡng hợp. Nếu có ngọn tháp tượng trưng cho núi (dương) thì phải có một hào rãnh hay một cái gì tượng trưng cho biển (âm). Tháp là biểu tượng linga, rãnh là yoni và hàng loạt các cặp âm – dương khác.

- Về phương hướng: Người Chăm rất chú trọng về phương hướng và cũng tuân thủ quan niệm âm - dương. Người Chăm quan niệm hướng đông là hướng mặt trời mọc, là hướng của sự sống (dương). Vì vậy, gần như tất cả các tháp Chăm cũng như khuôn viên nhà cổ truyền đều có cổng hướng về phía đông. Ngược lại, hướng tây là hướng “chết” (âm) nên trong nhà lễ tang, hai cây chà gặt phân ranh giới đông - tây. Điều này phù hợp với quan niệm của hầu hết các dân tộc khác trên thế giới, cho rằng hướng “sống” là phía mặt trời mọc. Hướng chết là hướng mặt trời lặn “khuất núi”. Linh hồn người chết bao giờ cũng đi theo hướng mặt trời lặn.

1.5.3.2. Quan niệm về cuộc sống

Người Chăm từ xa xưa đã coi cuộc sống trên trần gian là một nơi cư ngụ tạm bợ. Họ quan niệm mọi người từ thế giới bên kia đến cõi trần như “một chuyến đi buôn” rồi lại về thế giới bên kia, thế giới vĩnh hằng. Trong văn hóa dân gian Chăm, có một Ariya (tráng ca) nổi tiếng là Ariya Nau Ikak (cuộc đời như một chuyến đi buôn) Inrasara (1995), [18, tr. 363]. Tráng ca này mượn hình ảnh cây đàn kanhi dùng trong nghi lễ tang ma Chăm để miêu tả vòng đời người Chăm từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Hình tượng của tác phẩm nói về cuộc đời như “một chuyến đi buôn” ngắn ngủi của con người, miêu tả đứa bé lúc lọt lòng, lớn lên lấy vợ lấy chồng, tả con người khi già yếu bệnh hoạn và nghi lễ tang ma bằng tiếng nhạc của cây đàn kanhi ai oán trong lễ hỏa táng của người Chăm Bàlamôn [16, tr. 260 – 264].

1.5.3.3. Quan niệm về cõi chết

Hầu hết các dân tộc trên thế giới quan niệm rằng, chết là sang một thế giới khác. Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo lại có những quan niệm về “thế giới bên kia” khác nhau. Chết là sự đầu thai trở lại cõi trần hoặc hóa thần linh về ở “thế giới bên kia”. Các tộc người còn hình dung ra con đường để đi đến thế giới siêu hình ấy. PGS. Nguyễn Từ Chi có viết: “Người Mường cho rằng vũ trụ ba tầng, bốn thế giới, trong đó có “mường pưa tín” dành cho người chết ở trong lòng đất. Giữa “mường pưa tín” (mường ma) và “mường pưa” (mường con người đang sống) có mối liên hệ với nhau và nối với nhau bằng một đường ống” [6, tr13 – 52]

Người Chăm ở Việt nam quan niệm rằng thế giới bên kia có ba cõi ứng với ba tầng thiên - địa – nhân.

- Cõi thứ nhất là cõi patichih yang Atachah, là cõi thiên đàng ở trên trời, cho linh hồn những người “chết tốt”, những người khi sống ở trần gian không có tội lỗi. - Cõi thứ hai là cõi lulah, là cõi trần, khi chết được đầu thai trở lại làm người hay súc vật nào đó, tuỳ theo mức độ công lao, đạo đức hay tội lỗi khi sống ở trần gian theo thuyết luân hồi.

- Cõi thứ ba là cõi sussah hoặc nưrak, là cõi địa ngục, dành cho linh hồn những người khi sống ở trần gian có nhiều tội lỗi.

Một quan niệm mang tính phổ biến trong văn hóa nguyên thủy mà sau này phát triển thành tín ngưỡng của các dân tộc, các tôn giáo là sự “tái sinh” sau khi chết. Quan niệm “chết là sự tái sinh” thể hiện rất rõ trong nghi lễ tang ma của người Chăm Bàlamôn và nhất quán từ nội dung tâm linh cho đến hình thức hành lễ. Có thể thấy nghi lễ tang ma của người Chăm Bàlamôn như là sự vận hành của một cuộc tái sinh linh thiêng để đưa linh hồn người chết nhập về miền thường trụ. Về hình thức, trong nghi lễ tang ma phải làm sao thể hiện được sự đầu thai “9 tháng 10 ngày”. Quan niệm “tái sinh”, giải thoát, vòng luân hồi của người Chăm còn được thể hiện trong quan niệm về phương hướng được quy định trong các nghi lễ vòng đời

Những quan niệm vũ trụ luận, cõi sống, cõi chết của người Chăm được thể hiện khá nhất quán, mang tính biểu tượng cao trong những quan niệm của người Chăm, là cơ sở để bước đầu giải mã, tìm hiểu nguyên nhân của thời gian, không gian, của những biểu tượng thể hiện trong hàng loạt trong những tháp Chăm, lối sống, trang phục, biểu tượng, lễ hội. Từ đó truyền tải được hết những thông điệp văn hoá của người chăm đến với du khách.

Tiểu kết chƣơng 1

Tổ chức tham quan – hướng dẫn du lịch là sự kết hợp của hai quá trình mang tính chất hữu cơ, bổ trợ cho nhau. Đồng thời cũng là hoạt động mang tính đặc trưng của hoạt động du lịch.

Người Chăm là một dân tộc sinh sống lâu đời trên vùng đất miền Trung, đến nay người Chăm đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cư trú trên nền tảng văn hóa bản địa lâu đời và có một nền văn hóa được hình thành trên địa hình đan xen giữa núi – đồng bằng – biển ở dải đất miền Trung, chính những điều kiện địa hình trên đã tạo điều kiện cho người Chăm phát triển về nghề nông và nghề đi biển. Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường người Chăm luôn lấy nghề nông làm gốc vì bản chất nghề nông mang tính ổn định (phù hợp với đời sống mẫu hệ) phù hợp với đời sống dân Chăm – đó là loại hình văn hóa kiểu nông nghiệp điển hình.

Đặc điểm nổi bật nhất của cư dân Chăm duyên hải miền Trung là cư dân chịu ảnh hưởng Bà La Môn giáo Ấn Độ được thể hiện qua các ngôi tháp cổ sừng sững và

uy nghi trên dãi đất từ Bắc – Trung - Nam đến vùng Tây Nguyên với nhiều tín ngưỡng mang đậm dấu ấn Bà La môn giáo, những ngọn tháp ấy thường được biểu hiện cho núi Meru hay vị thần Shiva nhưng cũng được hiểu là biểu tượng của ngọn lửa thiêng đang thanh tẩy mọi thứ trên trần gian và dưới địa ngục theo văn hóa Ấn Độ. Đó là một thành tố với tư cách là một tài nguyên du lịch văn hóa trong hoạt động tham quan – hướng dẫn du lịch.

Chương này tôi đã đưa ra cơ sở lý luận về hoạt động tổ chức tham quan du lịch, hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch và cơ sở hình thành, tồn tại của văn hoá Chăm tại các điểm du lịch văn hoá Chăm tại Ninh Thuận . Những nội dung này sẽ là cơ sở cho việc nhìn nhận dưới góc độ khoa học du lịch được trình bày ở những chương tiếp theo.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN -

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)