7. Bố cục luận văn
2.1.3. Nguồn nhân lực
2.1.3.1. Phương diện điểm du lịch văn hoá Chăm - Ban quản lý di tích:
Để đảm bảo cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các điểm du lịch văn hoá Chăm trước cần phải có những cơ quan chuyên trách quản lí về mặt văn hoá và du lịch. Những cơ quan chính của nghành du lịch tỉnh Ninh Thuân như: UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp du lịch Ninh Thuận…Các cơ quan nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm tại Ninh Thuận hiện nay: Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm, đoàn nghệ thuật dân gian Chăm. Đến nay, Ninh Thuận là nơi duy nhất có một đơn vị chuyên biệt thực hiện chức năng nghiên cứu văn hóa Chăm.
Trong khi đó các điểm du lịch văn hoá Chăm là những điểm du lịch có ý nghĩa đặc biệt không phải chỉ với Ninh Thuận nói riêng, mà còn là nơi lưu giữ văn hóa của cả một dân tộc Chăm trên dải đất miền trung Việt Nam. Chính vì thế, việc tổ chức các hoạt động du lịch, hoạt động tham quan và hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hoá này cần có một ban quản lí điều phối thực hiện công tác du lịch tại đây. Đồng thời, ban quản lí cũng là một yếu tố góp phần tạo nên văn hóa du lịch tại điểm tham quan của du khách.
Hiện tại, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc vẫn chưa có ban quản lý về du lịch, các cơ quan tại đây chủ yếu là chính quyền địa phương quản lý về mặt hành chính chứ chưa chuyên về hoạt động tham quan hướng dẫn du lịch. Duy chỉ có Tháp Po Klong Garai đã thành lập ban quản lý di tích để duy trì việc bảo vệ, bảo tồn cũng như phục vụ khách du lịch khi đến tháp.
Bảng 2.1. Tổ chức ban quản lý tháp Po Klong Garai
Chức vụ Số
lƣợng
Tháp Po Klong Garai
Trưởng ban 1 GĐBT Ninh Thuận Lê Thị Tuyết Anh
Phó ban 1 1 PGĐBT Ninh Thuận Lỗ Minh Tuấn
Hướng Dẫn Viên 1 Tài Công Thuỳ Điễm Thành viên thường trực 3 - 4 - 2 bảo vệ
- 1 phụ trách bán vé cho du khách Nguồn: Bảo Tàng Tỉnh Ninh Thuận
Từ khảo sát thực tế trong dịp lễ hội Kate trong năm 2013 vừa qua cho thấy sự chuẩn bị trong công tác đón tiếp du khách đến tham gia lễ hội được ban quản lí tháp Po Klong Garai chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt. Nhưng sự chuẩn bị này chủ yếu trên về mặt bố trí lực lượng nhằm đảm bảo cho vấn đề tham quan theo hình thức tự do của du khách, chứ chưa đi vào chi tiết trong vấn đề thực hiện việc phân bổ nguồn nhân lực để hỗ trợ, hướng dẫn du khách khi họ đến tham gia lễ hội Kate. Việc tiếp đón khi du khách đên với lễ hội chưa có sự chẩn bị kỹ càng về nhân lực, chưa bố trí đủ hướng dẫn viên tại điểm để hướng dẫn, thuyết minh cho du khách từ xa đến hiểu về các nghi thức của lễ hội Kate. Hiện tại, điểm di tích tháp Po Klong Garai chỉ có duy nhất chị Tài Công Thuỳ Điễm là hướng dẫn viễn tại điểm cho nên khi có những đoàn khách lớn hay trong những dịp lễ hội thì việc hướng dẫn du khách Chị đều phải thực hiện, điều này làm cho công tác hướng dẫn, tham quan cho du khách tại tháp Po Klong Garai thực hiện chưa được tương xứng với tầm vóc của điểm di tích. Công tác tham quan, hướng dẫn tại tháp chủ yếu dựa vào các hướng dẫn viên trên Tour (hình 19).
- HDV, người phụ trách công tác hướng dẫn:
Trong chuyến đi du lịch khi đến tham quan một điểm tham quan du lịch, du khách thường có mong muốn được hiểu biết khám phá, cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần tại đó. Nhưng để có được những điều này, du khách cần tới sự giúp đỡ của hướng dẫn viên du lịch. Họ là những người có kiến thức về văn hóa,
lịch sử của địa phương bên cạnh đó họ cũng có sự am hiểu cặn kẽ những giá trị lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng của điểm tham quan du lịch đó. Với những kỹ năng nghề nghiệp và khả năng truyền đạt hấp dẫn, người hướng dẫn viên không chỉ cung cấp cho du khách những thông tin thú vị về điểm tham quan du lịch đó mà họ còn giúp cho du khách có được những ấn tượng sâu sắc, những bài học quý giá. Họ có thể là những hướng dẫn viên suốt tuyến, hướng dẫn viên địa phương hay các thuyết minh viên tại điểm.
Để thực hiện việc đón tiếp khách du lịch một cách chuyên nghiệp, thì tại các điểm du lịch văn hoá Chăm cần phải có HDV tại điểm hoặc nhân viên phụ trách công tác hướng dẫn, tham quan cho du khách. Khách du lịch có thể đến với các điểm du lịch văn hoá Chăm với nhiều mục đích khác nhau, song nhu cầu được biết, tìm hiểu về văn hoá Chăm, về nơi được tham quan đối với du khách là điều quan trọng nhất. Cho nên nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào việc phục vụ du khách tại điểm tham quan này cùng với việc bố trí nhân lực hợp lí, cũng phải có những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành du lịch, am hiểu các vấn đề về văn hoá Chăm. Trong đó, việc tổ chức một lộ trình tham quan và nội dung hướng dẫn hợp lí để có thể truyền tải những thông tin cần thiết của di tích đối với khách du lịch phải luôn được chú trọng.
Khảo sát trên thực tế chúng ta có thể thấy, đa số các hướng dẫn viên suốt tuyến khi thực hiện công tác hướng dẫn tham quan tại các điểm tham quan du lịch thường không dành nhiều thời gian cho việc thuyết minh về các đối tượng tham quan. Khách du lịch chỉ được họ cung cấp những thông tin của các đối tượng đó một cách khái quát mà chưa đi sâu vào phân tích một cách kỹ lưỡng khiến cho du khách không thỏa mãn thực sự. Hoặc có những hướng dẫn viên chỉ trình bày bài thuyết minh về điểm tham quan du lịch đó bằng nội dung đã học thuộc một cách rập khuôn mà không thực sự hiểu về nó bởi vậy không thể trả lời thỏa đáng những thắc mắc của du khách, hay không để khách có thời gian để trải nghiệm những dòng suy nghĩ về các yếu tố của điểm tham quan du lịch.
Hiện tại các điểm du lịch văn hoá Chăm là làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc là chưa có một đội ngũ HDV tại điểm, riêng tháp Po Klong
Garai thì có hướng dẫn viên du lịch tại điểm là chị Tài Công Thuỳ Điễm tham gia trực tiếp hướng dẫn tham quan, thuyết minh và hộ trợ cho du khách khi đến tham quan du lịch. Đối với trường hợp những đoàn khách thuộc các đơn vị, tổ chức trong khối cơ quan, đoàn thể nhà nước phục vụ nghiên cứu, học tập thì công tác tổ chức hướng dẫn đoàn khách tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm cũng do chị Tài Công Thuỳ Điễm thực hiện công tác hướng dẫn chung tại điểm cho các đoàn du khách tham quan tiềm hiểu văn hoá Chăm (xem hình 47).
2.1.3.2. Phương diện nhà tổ chức, công ty có tour du lịch tới điểm du lịch văn hoá Chăm
Khi khách du lịch thực hiện công tác mua các chương trình tham quan từ các nhà cung ứng dịch vụ tour. Du khách luôn có nhu cầu được hỗ trợ từ các nhà cung ứng dịch vụ du lịch chính vì vậy du khách luôn muốn có HDV du lịch trong quá trình tham quan của du khách (xem hình 49). Khách du lịch sẽ được tận hưởng chương trình tham quan du lịch sau khi đã hoàn thành các thủ tục hợp đồng với công ty du lịch. Các công ty du lịch bắt đầu thực hiện những điều khoản với du khách bằng cách tổ chức bố trí sắp xếp các dịch vụ cung ứng nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng những gì đã kí kết. Khi thực hiện công tác tổ chức tham quan và hướng dẫn du khách, các công ty du lịch phải thực hiện những bố trí, phân công về mặt nhân lực phục vụ cho khách du lịch. Vì vậy, với các điểm du lịch văn hoá Chăm, việc bố trí HDV là những người đại diện của các công ty du lịch, trong chuyến tham quan phải được thực hiện một cách đầy đủ. Những HDV đại điện cho ông ty du dịch cần phải được trang bị đầy đủ về mặt các công cụ hỗ trợ trong quá trình hướng dẫn, chuẩn bị thông tin về điểm tham quan, lộ trình tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm. Văn hoá Chăm đã có từ lâu đời và đã trải qua hàng ngàn năm với nhiều nét thăng trầm của lịch sử, có nhiều phong tục, tập quán riêng biệt của người Chăm mà du khách có thể chưa được biết đến. Vì vậy đòi hỏi người HDV phải có sự am hiểu sâu về kiến thức văn hoá, lịch sử, kiến trúc, cũng như phong tục tập quán của người Chăm để hỗ trợ và tạo nên sự phong phú hấp dẫn cho du khách khi đến các điểm tham quan (xem hình 48).
Trong những năm gần đây, du lịch Ninh Thuận đã có những bước chuyển mình ngày càng mạnh mẽ. Các điểm du lịch văn hoá Chăm trên địa bàn cũng được du khách biết đến nhiều hơn, lượng khách đến tham quan cũng tăng lên theo từng năm. Qua khảo sát thực tế các tour du lịch của các công ty lữ hành chào bán cho du khách. Hầu hết trong các tour tham quan đến Ninh Thuận đều có các điểm du lịch văn hoá Chăm: tháp Po Klong Garai, Làng dệt thổ cẩm truyền thống Mỹ Nghiệp, Làng gốm Bàu Trúc là chủ yếu. Cho thấy sức hấp dẫn của văn hoá Chăm đối với du khách là rất lớn và trở thành điểm nhấn văn hoá trên con đường du lịch Nam Trung Bộ.