Lịch sử hình thành người Chăm Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 37 - 40)

7. Bố cục luận văn

1.5.1. Lịch sử hình thành người Chăm Ninh Thuận

Dân tộc Chăm là con cháu của cư dân Champa cổ, một trong những dân tộc cư trú lâu đời trên mảnh đất Việt Nam. Người Chăm qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá đã để lại cho chúng ta một nền văn hoá giá trị về mọi phương diện. Nói về nguồn gốc người Chăm, có nhiều ý kiến khác nhau như:

Người Chăm là bộ phận cư dân thuộc vương quốc Champa (Nagara Campa) cổ, là một trong những dân tộc cư trú lâu đời trên mảnh đất dọc duyên hải miền Trung. Theo chiều dài của lịch sử, khoảng 2.000 năm trước, ở miền Trung Bộ Việt

Nam đã xuất hiện một bộ phận cư dân thuộc nhóm người Malayo – Polynésienne di cư từ hải đảo đi vào đất liền sống xen kẻ với các dân tộc bản địa mà sau này được các nhà nghiên cứu gọi là tổ tiên của người Chăm. Qua quá trình nghiên cứu các nhà ngôn ngữ học thống nhất xếp người Chăm vào nhóm Mã Lai – Đa Đảo (Proto - Malayo – Polynésienne). “Qua quá trình phát triển ngôn ngữ này đã biến thành một gia đình ngôn ngữ mới trong đó có tiếng Chăm (được sử dụng bởi người Chăm sống ở vùng đồng bằng) và các thổ ngữ cùng chung một nguồn gốc với tiếng Chăm như Churu, Raglai, Giarai, Êđê, được sử dụng bởi cư dân vùng cao thuộc miền Trung - Bắc của bán đảo Đông Dương” [46, tr 51]. Họ có chữ viết riêng dựa trên chữ Sanskrit của Ấn Độ mà chúng ta còn tìm thấy được trên các bia ký. Ngày nay, ở Việt Nam ngôn ngữ viết (langue écrite) và ngôn ngữ nói (langue parlée) của người Chăm có nhiều sự khác biệt đáng kể.

Nếu xét về nguồn gốc chủng tộc, người Chăm là tộc người thuộc loại hình nhân chủng Indonesian có thân hình người trung bình, hộp sọ ngắn, mũi rộng, môi dày, mắt to, tóc xoăn… mà trong công trình “Vương quốc Chàm” của G. Maspéro, ông đã có những nhận xét về nguồn gốc người Chăm như sau: “Có lẽ nguồn gốc người Chàm là người Malayo - Polinésienne… Vì thế cho nên nhận dạng người Chàm do những du khách đầu tiên Trung Hoa miêu tả là: da đen, mắt sâu, mũi hếch, tóc quăn…” [24, tr 9]. Nhìn chung, người Chăm cũng như các tộc người thuộc ngữ hệ Malayo – Polynésienne ở Việt Nam, cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa xác định rõ nguồn gốc cư trú ban đầu của họ. Tuy nhiên, tựu trung lại có những giả thuyết như sau:

Theo giả thuyết của R. Heine Geldern cho rằng, người Mã Lai – Đa Đảo có nguồn gốc từ nam Trung Hoa, họ đã di cư xuống phía nam bằng hai tuyến đường cơ bản nhất là đường bộ và đường thủy:

- Thứ nhất: Đường bộ, họ về phương nam dừng chân tại địa bàn Đông Dương.

- Thứ hai: Đường thủy, họ đến bán đảo Mã Lai rồi lan rộng khắp vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Theo giả thuyết của W. Solheim II cho rằng, nguồn gốc xuất hiện của tộc người Mã Lai – Đa Đảo xuất phát từ quần đảo Đông Nam Á, trải dài từ miền Đông Indonesia tới miền Nam Philipin ngày nay, rồi từ đó lan rộng ra vùng Đông Nam Á – Thái Bình Dương, tới tận châu Đại Dương và miền Tây nam Trung Quốc ngày nay. Còn những người Chăm cùng với các tộc người thuộc ngữ hệ Malayo – Polynésienne ở Việt Nam chính là bộ phận cư dân Mã Lai – Đa Đảo ở Indonesia, đặc biệt là các đảo phía Đông Brunei di cư đến . Như vậy, chúng tôi tạm thời xác định tổ tiên của người Chăm có nguồn gốc xuất phát Vân Nam Trung Hoa di cư xuống phía Nam bán đảo Đông Dương, người Chăm rẽ vào đất Việt Nam hình thành nền văn hóa Sa Huỳnh và các tộc người Mã Lai – Đa Đảo hiện nay [25, tr 9].

Theo các sử liệu Trung Quốc, vương quốc Champa được hình thành vào cuối thế kỷ thứ II B.C (năm 192) với tên gọi là Lâm Ấp (192 – 758) hay còn gọi là Lin Yi (Theo nghiên cứu của ông R. Stein, Linyi là một danh xưng khác của vương quốc mà Trung Quốc gọi là Tchan-Tch’en (Chiêm Thành – Campa) lập nước vào 192 TCN) [47, tr 136 - 142], sau đó đổi tên là Hoàn Vương (758 – 866), cuối cùng là Champa.

Theo cư dân người Chăm thì vương quốc Champa được hình thành thông qua truyền thuyết hay trong huyền thoại hiện được phổ biến và được nhiều người nhắc đến, ngoài quan niệm của Pô Inưgara Nagar là vị vua kiến tạo ra nước Champa và con người Chăm, một truyền thuyết về “Atauchơk – Atautathik” còn cho ta thêm một tư liệu khá quý về nguồn hình thành và phát triển của hai vị tộc hay bộ lạc Bắc – Nam nằm kế cận nhau. Thông qua bia ký ta có thể hiểu về hai bộ tộc này bởi các tên gọi Kramuka Vams’a (bộ tộc Cau) và Narikela Vams’a (bộ tộc Dừa) trong truyền thuyết nhắc lại có thời kỳ hai họ (Bộ lạc) đánh nhau gây ra cuộc chiến đẫm máu, sau nhiều giai đoạn tranh quyền lực và ưu thế với nhau rồi lại hoà thuận chia ra khu vực ngự trị. Dòng Cau thì cai quản khu vực và lãnh đạo người dân thuộc phía Nam nay là Panduranga, còn dòng Dừa ngự trị phía Bắc xây dựng kinh đô hùng mạnh Indrapura.

Như vậy, người Chăm là một trong các cộng đồng sinh sống trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời. Lãnh thổ của vương quốc Champa cổ rất rộng lớn, đó

là toàn bộ khu vực nơi có cộng đồng Chăm sinh sống hoặc bị chịu ảnh hưởng của người Chăm trong lịch sử, bao gồm toàn bộ dải đồng bằng hẹp ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, một bộ phận người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận. Đây là nơi người Chăm cư trú tập trung đông nhất và đến nay vẫn giữ được bản sắc văn hóa qua các thời kỳ lịch sử.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)