Hoạt động tham quan du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 84)

7. Bố cục luận văn

2.2.2. Hoạt động tham quan du lịch

2.2.2.1. Số lượng khách du lịch

Theo số liệu thống kê của sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Ninh Thuận, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều. Được thể hiện qua:

Biểu đồ 3: Hiện trạng lượng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011

Nguồn: Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm (2011 - 2015). Tổng lượt khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn đạt 24,28%/năm; năm 2011 đạt 820.500 lượt khách.

Biểu đồ 4: Hiện trạng lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận từ 2005 – 2011

Nguồn: Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm (2011 - 2015).

Lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn đạt 28,05%/năm. Năm 2011 lượng khách quốc tế đến Ninh Thuận đạt 62.150 lượt khách, chiếm 7,6% lượt khách du lịch đến Ninh Thuận. Số ngày lưu trú của khách quốc tế ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2011 đạt 6,12%/năm.

Biểu đồ 5:Hiện trạng lượng khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận từ 2005 – 2011

Nguồn: Quyết định số 70/2011/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm (2011 - 2015).

Khách nội địa cũng tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2011 đạt 24%/năm. Năm 2011 lượng khách nội địa đạt 758.350 lượt khách, gấp 3,64 lần so với năm 2005.

Khách du lịch nội địa chủ yếu từ các đô thị lớn và có thành phần khá đa dạng. Phần lớn khách du lịch nội địa ưu du lịch biển, tham quan các danh lam thắng cảnh, tham quan tiềm hiểu văn hoá Chăm.

Việc chú trọng phát triển du lịch nội địa đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch cho địa phương; hạn chế tác động khủng hoảng quốc tế, khu vực đến du lịch Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.

Trong đó tháp Po Klong Garai, là một trong những điểm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch nhiều hiện nay tại Ninh Thuận.

Bảng 2.2: Bảng thống kê lƣợng khách và doanh thu hàng năm tại khu di tích tháp Po Klong Garai ĐVT Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 - Lƣợng khách Lượt 49.839 50.097 39.008 44.229 38.789 41.218 51.303 + Quốc tế Lượt 17.931 12.185 6.519 5.527 2.815 2.628 3.240 + Nội địa Lượt 31.908 37.912 32.489 38.702 35.974 38.590 42.094

- Doanh thu Triệu

đồng

329,850 559,764 496.318 540.818454.405570.996 648.104 + Phí tham quanTriệu đồng 249,195 404,030 390,080 442.290 387.890 431,854 600.010

+ Dịch vụ Triệu đồng 80,655 155,734 1106.238 98.522 66.515 139,142 248.104 (Nguồn: Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận, Ban quản lý di tích và Danh thắng tỉnh Ninh Thuận)

Theo bảng thống kê của ban quản lý di tích cho thấy lượng khách nội địa đến với di tích vẫn ổn định nhưng lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể, kéo theo tổng lượng khách đến với di tích tháp Po Klong Garai giảm từ năm 2009 đến nay.

Trong bối cảnh khôi phục và khởi sắc của hoạt động du lịch ở Ninh Thuận, loại hình du lịch văn hóa cũng được đưa vào khai thác và đạt được những kết quả nhất định, đóng góp một phần vào tổng thu nhập của ngành du lịch Ninh Thuận. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều đáng lưu ý:

- Lượng khách tham gia lễ hội Kate tăng đều lên so với các năm. Điều này thể hiện công tác quảng bá trung tâm xúc tiến du lịch, chỉ đạo của tỉnh về phát triển du lịch lễ hội đang làm là hướng đi đúng, tiếp tục phát huy hơn nữa.

- Nhìn tổng lượng khách đến với di tích tháp Po Klong Garai 2007-2008 tăng, nhưng đến năm 2009 có sụt giảm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế. Từ năm 2010 – 2012 tăng nhẹ trở lại.

- Đối với điểm tham quan du lịch tháp Po Klong Garai, là điểm tham quan du lịch có diện tích khá rộng và lượng khách tương đối đông tuy nhiên đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm của điểm tham quan này tương đối mỏng, vì vậy điểm tham quan du lịch này chỉ cung cấp dịch vụ hướng dẫn cho những đoàn khách của cơ quan nhà nước giới thiệu và đăng ký trước. Đây cũng là niềm trăn trở của nhà quản lý tại đây.

- So sánh thống kê 2.2 với biểu đồ 4: Hiện trạng lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2005 – 2011, thì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến với Ninh Thuận luôn tăng, cả giai đoạn đạt 28,05%/năm. Nhưng lượng khách quốc tế đến với tháp Po Klong Garai có xu hướng giảm sút mạnh, năm 2008 là 12.185 lượt, năm 2012 chỉ còn 2.628 lượt, giảm xuống 78,4%. Như vậy loại hình du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm nói riêng, văn hóa ở Ninh Thuận nói chung vẫn chưa thu hút khách du lịch quốc tế, chưa hấp dẫn với khách nội địa.

- Doanh thu tại tháp không tăng, ổn định theo từng năm. Doanh thu chủ yếu là từ bán vé tham quan. Những dịch vụ du lịch xung quanh các di tích vẫn chưa phong phú và thu hút để kích thích khách du lịch chi tiêu.

- Cơ cấu lượng khách du lịch với mục đích tìm hiểu các giá trị văn hóa qua các năm là rất thấp chỉ đạt 5% so với các loại hình du lịch khác. Như vậy loại hình du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm ở Ninh Thuận vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy hết tiềm năng và thị trường cho loại hình du lịch này hiện nay là rất lớn.

Bảng 2.3: Bảng thống kê lƣợng khách du lịch đến tham dự lễ hội Kate của ngƣời Chăm ở tỉnh Ninh Thuận (ƣớc lƣợng một số năm)

ĐVT

Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Lƣợt khách Lượt 5.000 7.000 8.000 9.000 11.000

(Nguồn: Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Ninh Thuận)

Theo bảng số liệu thống kê cho thấy số lượng du khách đến Tháp Po Klong Garai tăng ổn định theo từng năm vào các dịp lễ hội Kate. Vì vậy, việc cố gắng để

tăng lượng khách du lịch đến với tháp nhân dịp lễ hội Kate trong những năm sắp tới là một điều có thể thực hiện được.

Từ khảo sát thực tế đối với du khách tại các điểm du lịch văn hoá Chăm, tác giả đã thu được những kết mang tính định lượng phản ánh thực trạng, hình thức chuyến tham quan...của khách du lịch. Từ những số liệu thu thập được về mức độ mong muốn tiếp cận đối với những giá trị văn hoá tại các điểm du lịch văn hoá từ đó làm căn cứ cho những đề xuất của mình. Kết quả tác giả thu thập được từ việc tổng hợp phiếu khảo sát khách du lịch như sau:

- Mức độ thông tin của du khách biết đến các điểm du lịch văn hoá Chăm: Số lượng du khách chưa được biết tới 40 phiếu (16%); Đã từng được biết 180 phiếu (72%); Biết nhiều thông tin về các điểm du lịch văn hoá Chăm 30 phiếu (12%).

- Số lượng du khách đã từng đến tham quan tháp Po Klong Garai 10 phiếu (4%), làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp 40 phiếu (16%), làng gốm Bàu trúc 70 phiếu (28%), tất cả các điểm du lịch trên 130 phiếu ( 52% )

- Hình thức du khách tới tham quan các điểm du lịch văn hoá Chăm: Tự tổ chức 80 phiếu (32%), đi theo tour du lịch 170 phiếu (68%)

- Mục đích của du khách tới các điểm du lịch văn hoá Chăm: Tham quan và tìm hiểu về lịch sử 63 phiếu (25%), khám phá bí ẩn của nền văn hoá Chăm 25 phiếu (10%), tham gia vào các lễ hội truyền thống 20 phiếu (8%), cả 3 ý kiến trên 142 phiếu (57%).

- Những thông tin du khách được HDV cung cấp khi đến các điểm du lịch văn hoá Chăm: Lịch sử và văn hoá 15 phiếu (6%), kiến trúc và nghệ thuật 35 phiếu (14%), văn hoá làng nghề truyền thống 60 phiếu (24%), cả ba ý kiến trên 140 phiếu (56%).

- Du khách biết tới những thông tin về các điểm du lịch văn hoá Chăm thông qua: Hướng dẫn viên du lịch tuyến 90 phiếu (36%), hướng dẫn viên du lịch tại điểm 10 phiếu (4%), qua người thân, bạn bè 50 phiếu (20%), phương tiện thông tin đại chúng 100 phiếu (40%).

- Mức độ cần thiết HDV tại điểm: rất cần thiết 150 phiếu (60%), cần thiết 100 phiếu (40%), không cần thiết 0 phiếu (0%).

- Điều gây ấn tượng với du khách khi đến tham quan các điểm du lịch văn hoá Chăm: phong tục tập quán 38 phiếu (15%), có kiến trúc đẹp, cổ kính 40 phiếu (16%), nét độc đáo của làng nghề truyền thống 127 phiếu (51%), lễ hội truyền thống 45 phiếu (18%).

- Với các điểm du lịch văn hoá Chăm du khách thích thú nhất với điểm du lịch: tháp Po Klong Garai 65 phiếu (26%), làng dệt thổ cẩm truyền thống Mỹ Nghiệp 30 phiếu (12%), làng gốm truyền thống Bàu Trúc 145 phiếu (58%), các điểm du lịch khác 10 phiếu (4%).

- Để hoạt động du lịch tại các điểm du lịch văn hoá Chăm hấp dẫn hơn: Xây dựng các sản phẩm dịch vụ phong phú tại các điểm tham quan và khu vực lân cận 35 phiếu (14%); Tổ chức tham quan, hướng dẫn khoa học hơn 40 phiếu (16%); Nâng cao công tác quản lí 37 phiếu (15%); Cả 3 ý kiến trên 138 phiếu (55%).

- Đề xuất biện pháp để địa phương có nên áp dụng loại hình du lịch Homestay tại các điểm du lịch văn hoá Chăm có 250 phiếu trả lời có (100%), và 0 phiếu trả lời không (0%).

- Đề xuất hình thức sinh hoạt văn hóa kết hợp trong các tour du lịch tại các điểm du lịch văn hoá Chăm: Nghệ thuật truyền thống 100 phiếu (40%); phục hồi các nghi thức lễ hội 50 phiếu (20%); dựng lại các trò chơi dân gian 95 phiếu (64%); Ý kiến khác 5 phiếu (2%) đề xuất hình cả ba hình thức trên.

Qua kết quả trên có thể thấy những thông tin về giá trị văn hoá của các điểm du lịch văn hoá Chăm được nhiều du khách biết tới. Nhưng những thông tin này được du khách biết đến vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khí đó sự truyền tải thông tin từ những HDV, các hình thức truyền thông còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh được hết những nét đẹp, những điểm đặc sắc, độc đáo về các điểm du lịch văn hoá Chăm trong các phần thông tin thuyết minh. Một trong những yêu cầu cấp thiết của du khách trong quá trình thực hiện chương trình tham quan, hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hoá Chăm là cần bố trí đội ngũ HDV tại điểm. Từ đó, du lịch Ninh Thuận mới có thể nâng cao chất lượng thông tin được cung cấp đến cho du khách thông qua hoạt động tổ chức tham quan – hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hoá Chăm.

2.3. Thực trạng tổ chức hƣớng dẫn khách du lịch

2.3.1. HDV các tổ chức, công ty du lịch

Khi làm luận văn, tác giả đã thực hiện việc khảo sát thực tế đối với các HDV du lịch là những người đại diện cho công ty du lịch trên phương diện là phía cung cấp dịch vụ cho du khách. Số lượng phiếu điều tra phát ra là 150 phiếu thu lại 150 phiếu và được kết quả như sau:

- Số lượng HDV đã dẫn khách đến các điểm du lịch văn hoá Chăm là 100%. Trong đó số câu trả lời HDV đã từng hướng dẫn đến Tháp Po Klong Garai là 22 phiếu chiếm 15%, HDV dẫn khác đến làng gốm truyền thống bàu trúc 38 phiếu chiếm 25%, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp 30 phiếu chiếm 20%, cả ba điểm du lịch văn hoá trên 60 chiếm 40%

- Số lần dẫn khách tới các điểm du lịch văn hoá Chăm: 3 lần chiếm 30%; từ 3 lần trở lên chiếm 70%.

- HDV thường hướng dẫn thị trường khách đến các điểm tham quan du lịch văn hoá Chăm: khách quốc tế 30 phiếu chiếm 20%, khách nội địa 120 phiếu chiếm 80%.

- Về thông tin hướng dẫn khi dẫn đoàn tới các điểm du lịch văn hoá Chăm: về lịch sử 38 phiếu chiếm 25%; về kiến trúc tháp Chăm 20 phiếu (13%); về bài trí hệ thống tượng 15 phiếu (10%); về sinh hoạt văn hoá 12 phiếu (8%); cả 4 thông tin trên 65 phiếu (44%).

- Điểm độc đáo trong quá trình tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm: văn hoá làng 20 phiếu (13%); nghề thủ công truyền thống 50 phiếu (33%); nghệ thuật kiến trúc tháp 15 phiếu (10%); lễ hội truyền thống 8 phiếu (6%); cả 4 ý kiến trên 57 phiếu (38%).

Qua kết quả điều tra trên có thể thấy lượng kiến thức vững vàng về các điểm du lịch văn hoá Chăm và các giá trị văn hoá Chăm còn chưa được HDV chú ý. Nội dung hướng dẫn cho du khách của HDV chủ yếu xoay quanh vấn đề nghề thủ công truyền thống của dân tộc Chăm nói chung, lịch sử dân tộc Chăm. Sự độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, lễ hội của văn hoá Chăm thì HDV chưa hiểu được sâu và vững.

2.3.2. Hướng dẫn viên du lịch tại điểm tham quan

Trong thời gian thực tế tại các điểm du lịch văn hoá Chăm duy chỉ có di tích tháp Po Klong Garai là có ban quản lý di tích và hướng dẫn viên tại điểm tham quan, còn tại làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc vẫn chưa có HDV tại điểm để phục vụ người dân và du khách đến tham quan. Những người hỗ trợ cho du khách tại các điểm du lịch này chủ yếu là người các hướng dẫn viên của Tour du lịch.Việc mua sắm sản phẩm của du khách tại các làng nghề do các gia đình tại các làng nghề tổ chức nên chưa giúp ích được nhiều trong công tác tham quan hướng dẫn cho du khách khi đi tham quan tại đây.

Dưới góc độ nguồn nhân lực phục vụ công tác du lịch thì những cá nhân được sắp xếp, bố trí với chức năng hỗ trợ du khách, thực hiện việc thuyết minh tại các điểm du lịch văn hoá Chăm chưa thực sự đảm nhận tốt vai trò này. Trong quá trình hướng dẫn du khách có thể cung cấp những thông tin cơ bản về các giá trị văn hoá tại điểm du lịch. Nhưng về nghiệp vụ hướng dẫn khách chưa thực sự đảm bảo được tính quy chuẩn trong công tác hướng dẫn của hướng dẫn viên tại điểm. Nghiệp vụ trong hành xử của một HDV tại điểm tại các điểm du lịch văn hoá, đặc biệt là văn hoá Chăm chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Công tác hướng dẫn du khách tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về lịch sử dân tộc Chăm, cách chế tạo đồ gốm của làng Bàu trúc, lịch sử của tháp Chăm.

2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tham quan - hƣớng dẫn khách du lịch

2.4.1. Ưu điểm

Đối với công ty du lịch luôn có những thông tin hướng dẫn cho du khách khi du khách mua chương trình du lịch đến với các điểm du lịch văn hoá Chăm cho du khách lựa chọn điểm tham quan. Trong bối cảnh khôi phục và khởi sắc của hoạt động du lịch ở Ninh Thuận, loại hình du lịch văn hóa cũng được đưa vào khai thác và đạt được những kết quả nhất định, đóng góp một phần vào tổng thu nhập của ngành du lịch Ninh Thuận.

Khi đến dịp lễ hội thì Sở VHTT&DL Ninh Thuận, cùng với trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm phối hợp với ban quản lý tháp Chăm, luôn có sự kết hợp với HDV của đoàn để đưa du khách tới tham dự lễ hội diễn ra khá tốt. Không xảy ra trường hợp gây mất trật tự tại di tích tháp Po Klong Garai.

Các công cụ hỗ trợ trong quá trình tham quan của du khách đã được bố trí ở các điểm du lịch văn hoá Chăm. Tại các điểm du lịch văn hoá đều có bảng giới thiệu về di tích theo khung mẫu của cục Di Sản, Bộ VHTT&DL. Biển chỉ dẫn lối đi từ khu vực bãi xe tới các tháp đều được bố trí.

2.4.2. Những hạn chế

Hoạt động tổ chức tham quan và hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch văn hoá Chăm chưa định hình rõ rệt. Việc tổ chức tham quan và hướng dẫn chưa theo một nội dung trình tự, chưa thực hiện được sự chuyên nghiệp mà thực hiện theo cảm tính là chính. Những vấn đề về hành xử văn hóa khi tham quan vẫn chưa được du khách thực hiện triệt để. Một phần cũng do sự hỗ trợ đối với du khách của HDV vẫn còn nhiều thiếu sót. Hiện tượng du khách chưa tôn trọng văn hoá của người dân bản địa khi tham quan các làng nghề và khi tham gia vào lễ hội Kate vẫn

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)