Căn cứ thực trạng còn hạn chế

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 97)

7. Bố cục luận văn

3.1.4.Căn cứ thực trạng còn hạn chế

Được sự lãnh, chỉ đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, ngành, cùng các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật du lịch, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh, hưởng thụ văn hóa… của khách du lịch trong và ngoài nước. Các tụ điểm vui chơi, giải trí đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, bộ mặt của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, các đô thị trung tâm huyện lỵ ngày càng khang trang, sạch đẹp, phát triển theo quy hoạch và có tính chiến lược; nhiều thiết chế văn hoá lớn hoàn thành đưa vào sử dụng tạo điểm nhấn quan trọng để tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với hoạt động quảng

bá và phát triển du lịch của tỉnh; một số làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển; hầu hết di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo; các khu du lịch, cơ sở lưu trú từng bước quan tâm, đầu tư xây dựng.

Tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn famtrip, hội thảo giới thiệu điểm đến du lịch Ninh Thuận; các hội nghị triển khai phổ biến, tập huấn về nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện bán hàng văn minh thương mại, niêm yết và bán đúng giá, thông tin về hàng hóa bằng 03 ngôn ngữ Việt – Anh – Nga... tại các khu di tích, một số các cửa hàng, shop bán hàng lưu niệm/đặc sản, các quán cà phê giải khát sân vườn, các nhà hàng lớn, làng nghề, ban quản lý các chợ, siêu thị.... Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, chương trình văn nghệ dân gian Chăm thường xuyên được tổ chức tại công viên, bảo tàng - quảng trường 16/4, các tụ điểm du lịch chính của tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì ngành du lịch tỉnh còn nhiều hạn chế trong việc khai thác các giá trị văn hóa Chăm phát triển du lịch. Một trong những hạn chế lớn trong phát triển du lịch của tỉnh là do sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ, không đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển theo cơ chế thị trường. Việc liên kết các điểm, chương trình du lịch, tuyến du lịch còn mang tính tự phát, thiếu bền vững; công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Thuận chưa được chú trọng đúng mức; công tác tổ chức tham quan hướng dẫn du khách tại điểm du lịch chưa được chú trọng đầu tư đúng mức để phát huy hết các giá trị văn hoá Chăm; việc đầu tư các dự án trạm dừng chân, dịch vụ nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, biểu diễn nghệ thuật, sản phẩm làng nghề, dịch vụ thương mại với hoạt động du lịch chưa có sự gắn kết và lồng ghép một cách có hiệu quả… Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trong ngành chưa được đào tạo cơ bản về du lịch, kỹ năng ứng xử, các kiến thức về văn hoá, lịch sử, truyền thống còn thấp, nhất là lao động trực tiếp thường xuyên tiếp xúc với khách (lễ tân, nhà hàng, hướng dẫn viên, các nhân viên tại các cơ sở dịch vụ công cộng, các khu di tích...), kỹ năng quảng bá giới thiệu, sản phẩm kém chất lượng, việc giao tiếp bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách..., gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.

3.2. Những đề xuất nhằm nâng cao tổ chức hoạt động tham quan – hƣớng dẫn tại các điểm du lịch văn hoá Chăm

3.2.1. Ứng xử văn hóa tại các điểm du lịch văn hoá

Trong hoạt động du lịch và hoạt động tham quan, hướng dẫn du khách tại các điểm du lịch văn hoá điều đặc biệt lưu ý đối với du khách, các công ty du lịch, HDV du lịch đó là ứng xử văn hóa. Mỗi một cộng đồng, một môi trường sống đều có những đặc điểm văn hóa ứng xử khác nhau. Điều này thể hiện được tính bản sắc, truyền thống, phong tục, tập quán của từng môi trường xã hội. Khi đi tham quan, khách du lịch với đặc điểm là người ở nơi khác đến với địa điểm là tại các điểm du lịch văn hoá Chăm, cộng đồng người Chăm có những biểu trưng, ước lệ và phong tục khác với nơi sống thường nhật của du khách. Vì vậy trong ứng xử cũng có những điểm lưu ý, phù hợp với khung cảnh, không gian văn hóa. Hệ thống cách thức tiếp xúc có văn hóa được thể hiện không chỉ trong lời nói, hành động, trang phục, thái độ mà còn thể hiện ở cả những hình thức phi ngôn ngữ...

Ứng xử văn hóa tại các điểm du lịch văn hoá Chăm là điểm lưu ý bắt buộc trong việc tổ chức tham quan và hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện khách du lịch và HDV cần tuân thủ theo những nguyên tắc hành xử văn hóa. Một số nguyên tắc và lưu ý này được khái quát trong bảng dưới đây:

Mục lƣu ý

Đối với HDV Đối với du khách

Về trang

phục

Một thực tế hiện nay trong hoạt động tham quan của du khách, đặc biệt là khách nội địa tới các điểm di tích tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá có nhiều trường hợp chưa có ý thức trong cách hành xử văn hóa về trang phục khi tới những nơi này. Thậm chí có những nơi đề biển chú ý nhắc về trang phục của du khách khi tham quan, nhưng do ý thức của du khách khi đến đây vẫn có tình trạng không hợp với văn hóa ứng xử về trang phục trong di tích tín ngưỡng, chưa phù hợp với cộng đồng địa phương.

cần có những thông báo trước cho du khách về lịch trình tham quan, lưu ý về trang phục khi tới những điểm tham quan này.

Trang phục phải thể hiện được sự kính trọng sự tôn nghiêm của điểm tham quan: trang phục gọn gàng, quần dài, áo dài tay.

Về lời nói

Trong quá trình hướng dẫn đoàn khách cần phải sử dụng từ ngữ phổ thông, không được dùng từ lóng, hoặc ngôn từ không có văn hóa. Nếu là từ chuyên ngành thì phải chính xác, kèm theo thông tin giải thích (nếu có).

Về âm lượng: điều chỉnh sao cho tất cả du khách có thể nghe được lời thuyết minh, song không quá to ảnh hưởng tới không gian trang nghiêm, và du khách khác.

Đến với các điểm du lịch văn hoá Chăm là đến với một nền văn hoá khác. Vì vậy mỗi một du khách cần xác định những phát ngôn của mình cần đúng chuẩn mực, trong sáng trong quá trình tham quan.

Về hành động, tư thế thái độ

Thông thường một chuyến du lịch, tham quan các điểm du lịch văn hoá Chăm thường tập trung vào mùa cao điểm du lịch, vì vậy số lượng du khách tập trung rất đông, do đó HDV cần phải xác định địa điểm có thể tập trung đoàn khách để thuyết minh, hướng dẫn.

Phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của ban quản lý, hoặc của HDV. Không đi lại lộn xộn, hoặc có những hành động thiếu tính xây dựng bảo vệ di tích như: sờ vào tượng, hiện vật, leo trèo lên tượng, khu cấm để tham quan chụp ảnh…

Đến với các điểm du lịch văn hoá của người Chăm khác nhau thì trình tự tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hoá này cũng sẽ có ựu khác nhau nhất định. Cho nên du khách cần theo sự hướng dẫn của HDV suốt tuyến hoặc HDV tại điểm.

Do đặc điểm kiến trúc và những vị trí tham quan tại các điểm du lịch văn hoá Chăm là khác nhau, vì vậy nội dung này được tập trung thành bảng chỉ dẫn theo những phân mục dưới đây:

Thứ tự

tham quan Tháp Po Klong Garai Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp Làng gốm Bàu Trúc Điểm tham quan 1: Với tháp: trong khuôn viên tháp. Với làng: khuôn viên làng Du khách bước qua cổng lên tháp, vào khuôn viên của tháp. Tại đây HDV giới thiệu khái quát chung về: nguồn gốc, lịch sử tháp Po Kong Garai với truyền thuyết về vua Po Klong Garai; vị trí phong thủy ngôi tháp.

Du khách đi qua cổng làng vào phía trong khuôn viên của làng, du khách tập trung tại một vị trí thuận lợi do hướng dẫn chỉ định. HDV giới thiệu về: vị trí, lịch sử của làng, đời sống của người dân trong làng, không gian bố trí nhà cửa trong làng.

Du khách qua cổng làng vào phía trong khuôn viên của làng, du khách tập trung tại một vị trí thuận lợi do hướng dẫn chỉ định. HDV giới thiệu về: vị trí, lịch sử của làng, đời sống của người dân trong làng, truyền thuyết về Po Đam – ông tổ nghề gốm của người Chăm. Điểm tham quan 2: Với tháp: Khu vực nội nội tháp Po Klong Garai. Với làng: đến trung tâm bảo tồn

Trong khuôn viên tháp tại vị trí tháp Lửa, tại đây HDV giới thiệu về kiến trúc tháp. Giới thiệu về chức năng, vị trí của tháp Lửa. Tiếp theo tháp Lửa là tháp Cổng, HDV

HDV dẫn khách tham quan trực tiếp một số ngôi nhà truyền thống điển hình của người Chăm. Giới thiệu về kiến trúc và chức năng, vị trí của ngôi nhà truyền thống Chăm. Những phong

HDV dẫn khách tham quan trực tiếp một ngôi nhà truyền thống của người Chăm. Giới thiệu về kiến trúc và chức năng, vị trí của ngôi nhà truyền thống Chăm.

làng nghề của làng hoặc nhà của người dân trong làng

giới thiệu vai trò, ý nghĩa của tháp Cổng cũng như khái quát chung về nghệ thuật sử dụng vật liệu ở các tháp Chăm.

tục và hướng xây nhà của người Chăm.

Điểm tham quan 3: Với tháp: tháp Chính Với làng: quy trình sản xuất của làng nghề. HDV tập trung đoàn phía bên phải tháp Chính sau khi bước qua tháp Cổng, HDV trình bày về chức năng, ý nghĩa của tháp Chính, cách trang trí hoa văn trên tháp chính, nghệ thuật điêu khắc, tượng thờ bên trong tháp. Du khách sẽ được tân mắt chứng kiến các công đoạn làm sản phẩm của làng dệt. Hướng dẫn viên sẽ thực hiện công tác giải thích các dụng cu do người thợ sử dụng sản xuất cho du khách. Nêu lên được điểm đặc biệt của sản phẩm làng nghề. HDV giới thiệu về các bước làm gốm cho du khách. Đồng thời du khách được chứng kiến một nghệ nhân trình diễn làm một sản phẩm của làng nghề. Hướng dẫn viên sẽ giải thích các công đoạn và dụng cụ của nghệ nhân khi thục hiện làm gốm. Điểm tham quan 4: Với tháp: nội điện tháp Chính Với làng: tham quan tiềm hiểu Du khách tham quan tập trung trước khu vực cửa tháp Chính (vì bên trong nhỏ hẹp nên du khách vào từng tự từng người). du khách nghe thuyết minh về tín ngưỡng Với làng Mỹ Nghiệp quá trình tham quan tiềm hiểu nghề dệt của người Chăm đã hoàn tất. Du khách có thể tự do tham quan trong khuôn viên làng tìm hiểu cuộc sống của người Chăm và mua

Du khách sau khi chứng kiến công việc là gốm của người Chăm có thể thử thực hiện làm một sản phẩm gốm. Du khách tự do tham quan, tìm hiểu cuộc sống của người Chăm và mua

cuộc sống người dân địa phương và mua sắm đồ lưu niệm thờ Linga – Yoni của người Chăm, tượng vua Po Klong Garai, tượng bò Nadin – vật cưỡi của thần Siva, giới thiệu sơ nét về lễ hội Kate diễn ra trên tháp.

đồ lưu niệm cho người thân.

đồ lưu niệm cho người thân. Hành trình tham quan làng Bàu Trúc kết thúc. Điểm tham quan 5: Các kiến trúc phụ. Khu vực đình bên sau của tháp chính.

3.2.2. Một số nội dung tham quan, hướng dẫn

Trong chương 2 ở mục 2.1.1 tác giả đã đề cập đến những nét độc đáo của các điểm di tích du lịch văn hoá Chăm. Những thông tin đó có thể được sử dụng làm nội dung trong bài thuyết minh, hướng dẫn của HDV trong quá trình thực hiện công tác tổ chức tham quan, hướng dẫn du khách tại các điểm du lịch văn hoá Chăm trong nghiên cứu. Để giúp cho quá trình tham quan của khách du lịch có thêm nhiều trải nghiệm, thỏa mãn mục đích tham quan; công tác hướng dẫn của HDV được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn về lượng thông tin về các giá trị văn hoá Chăm được phản ánh qua các điểm du lịch văn hoá. Trong phần này tác giả đưa ra những đề xuất nội dung nhằm bổ xung them những thông tin về nghiệp vụ, điểm tham quan trong công tác tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các điểm du lịch văn hoá Chăm đặc biệt tại tháp Po Klong Garai. Khi thực hiện công tác tham quan hướng dẫn tại tháp Po Klong Garai hay bất cứ đền tháp Chăm nào khác, HDV cần phải lưu ý ba điểm chính sau:

3.2.2.1. Tháp Lửa

Khi nói đến quần thể kiến trúc tháp Chăm HDV cần lưu ý tháp Chăm có hai loại:

Loại thứ nhất là các quần thể kiến trúc bộ ba gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva.

Loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh. Loại này xuất hiện muộn hơn vào khoảng thế kỷ IX [32, tr1 - 18]. Tháp Po Klong Garai thuộc quần thể kiến trúc này (xem hình 14).

Khi dẫn du khách đến tham quan tháp Chăm công trình đầu tiên của tháp mà HDV cần lưu ý đến là tháp Lửa của ngôi tháp Po Klong Garai. Tại đây công tác hướng dẫn đoàn vào điểm tham quan đóng vai trò quan trọng, điều này thể hiện được sự chuyên nghiệp, tầm hiểu biết từ những thông tin ban đầu được đưa ra của người HDV. Dựa vào thực tế của ngôi tháp Chăm HDV cần lưu ý đối với du khách đến thông tin về vị trí đặc biệt của các ngôi tháp, ý nghĩa của tháp Cổng. Trong quá trình cung cấp thông tin người hướng dẫn phải có những định vị về: phương hướng, địa điểm đền tháp tọa lạc, khoảng cách… Sử dụng phương pháp rũ bụi thời gian

đưa du khách vào trong một không gian văn hóa trang nghiêm và cổ kính, đồng thời cũng có sự đối sánh với hiện tại của các di tích. Làm tốt được điều này du khách sẽ có một sự mường tượng nhất định về đền tháp mà họ đang tham quan, thưởng lãm.

Nội dung hướng dẫn: Tháp Po Klong Garai thường được xây dựng trên đồi gò cao theo biểu tượng núi Meru trong tôn giáo Ấn Độ - biểu tượng trung tâm vũ trụ nơi cư ngụ của các thần linh. Vì vậy, đền thờ, ngôi nhà của các thần ở hạ giới phải thể hiện như núi Meru thu nhỏ và phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ: bố cục hướng tâm, các trục quay ra bốn hướng, mặt tiền cũng như ở chính cửa quay về hướng đông – nơi mặt trời mọc, nguồn gốc của sự sống. Không chỉ bố cục của cả tổng thể mà ngay từng điện thờ cũng được làm mô phỏng núi thần Meru. Về hình dáng do bắt nguồn từ một loại kiến trúc Ấn Độ biểu tượng cho núi Mêru (một dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, gồm nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, các vị thần tuỳ theo đẳng cấp mà ngự trị ở các đỉnh khác nhau), gọi là Sikhara – có nghĩa là “đỉnh núi nhọn”, phần lớn các tháp chăm đều có hình dáng ngọn núi; trên các tầng tháp có các tháp con ở góc ứng với các ngọn núi nhỏ. Tuy kiến trúc hình núi có nguồn gốc từ truyền thuyết Ấn Độ, nhưng với người dân Chăm, lại là biểu tượng cho thiên nhiên miền trung núi non trùng điệp.

Trong kiến trúc đền tháp Pô Klong Garai có tháp Lửa để thờ “thần Lửa”, trong các quần thể tháp Chăm khác thì tháp lửa được đồng nhất với tháp tĩnh tâm, tuỳ vào từng thời kỳ mà tên gọi của tháp Lửa có khác nhau. Tháp Lửa có hướng Đông – Tây ở phía trước các kiến trúc chính của tháp Pô Klong Garai. Toà nhà này

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các điểm du lịch văn hóa Chăm, Ninh Thuận ( Nghiên cứu trường hợp tháp Po Klong Garai, làng dệt thổ cẩm truyền thống Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bầu Trúc) (Trang 97)