CQHCNN ban hành VBQPPL nhằm triển khai thi hành luật và quy

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay lý luận và thực tiễn (Trang 75 - 78)

định những vấn đề luật chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ vai trò của Tổng thống (đại diện quyền hành pháp) trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật. “Mặc dù Hiến pháp quy định

"mọi quyền lập pháp" phải đƣợc trao cho Nghị viện, nhƣng Tổng thống, với tƣ cách ngƣời hoạch định chủ yếu chính sách công cộng, vẫn có một vai trò lập pháp quan trọng. Tổng thống có thể phủ quyết bất kỳ một dự luật nào đã đƣợc Nghị viện thông qua và, trừ khi có hai phần ba thành viên trong mỗi viện phủ quyết để gạt bỏ sự phủ

quyết của Tổng thống, dự luật đó sẽ không bao giờ trở thành luật. Phần lớn các văn bản luật mà Nghị viện xử lý đƣợc dự thảo với sáng kiến của ngành hành pháp. Trong một thông điệp đặc biệt hàng năm gửi cho Nghị viện, Tổng thống có thể đề xuất những văn bản pháp luật nào mà Tổng thống cho là cần thiết. Nếu Nghị viện phải ngừng họp mà không đề cập đƣợc những đề xuất này, thì Tổng thống có quyền triệu tập phiên họp đặc biệt. Nhƣng vƣợt lên trên vai trò chính thức đó, với tƣ cách là ngƣời đứng đầu một chính đảng và là quan chức hành pháp chủ yếu của chính quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Tổng thống ở vào vị trí có thể ảnh hƣởng tới dƣ luận và qua đó ảnh hƣởng tới quá trình lập pháp tại Nghị viện. Điều II Hiến pháp Hoa Kỳ trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ là George Washington, toàn bộ ngành hành pháp chỉ bao gồm một Tổng thống, một Phó Tổng thống, và các Bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tƣ pháp” [105, tr.175].

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy rằng để một dự luật và văn bản mang tính quy phạm đƣợc thông qua một cách thành công, là sự đầu tƣ của chủ thể bảo trợ và ủng hộ dự án văn bản đó phải rất lớn và công phu, trong đó có sự đầu tƣ cho việc lý giải về tính cấp thiết của việc ban hành đạo luật, đánh giá những tác động và ích lợi của dự án văn bản luật khi thông qua mang lại cho quốc gia v.v. Trên thực tế, những dự án luật do phía hành pháp chuẩn bị, thƣờng có tỷ lệ thông qua khá cao. Tùy sự đầu tƣ và kỹ năng xây dựng ƣu tiên lập pháp của các đời tổng thống mà tỷ lệ dự án luật phía hành pháp sáng kiến, bảo trợ có thể khác nhau, nhƣng thông thƣờng, những năm đầu tiên của mỗi nhiệm kỳ tổng thống, tỷ lệ thông qua này có thể lên tới trên 80% (những năm sau đó, có khi tỷ lệ chỉ đạt khoảng trên 40%) cho chúng ta thấy kinh nghiệm để có 1 VBQPPL tốt thì cơ quan hành chính vẫn đòi hỏi một sự đồng thuận rất cao của cả 2 ngành là ngành lập pháp và hành pháp [105, tr.175].

Việt Nam cũng không nằm ngoài kinh nghiệm đó, tuy nhiên, cách thức thể hiện có khác do Hiến pháp và Luật của mỗi quốc gia là khác nhau. CQHCNN là cơ quan thực thi quyền hành pháp, vì vậy, việc ban hành VBQPPL là việc thực hiện thẩm quyền trong quản lý nhà nƣớc. Thẩm quyền này rất rộng lớn bao gồm cả các lĩnh vực cơ bản của các hoạt động xã hội nhƣ quy định tại Hiến pháp 2013 tại các Điều 96, 98, 99, 112, 114 và Luật BHVBQPPL năm 2015 tại Điều 19.

Hệ thống CQHCNN có vai trò quan trọng trong việc điều tiết can thiệp vào các quá trình xã hội thông qua việc ban hành văn bản pháp luật để thực hiện các chính sách lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội để thực hiện những mục tiêu chính trị đề ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, hệ thống cơ quan hành chính cấp trung ƣơng và địa phƣơng sẽ do những những công chức hành chính thƣờng xuyên ổn định thực hiện, do đó, việc giao cho cơ quan hành chính nhà nƣớc ban hành VBQPPL, đặc biệt cấp trung ƣơng và cấp tỉnh, thành phố sẽ tận dụng đƣợc nhân sự bộ máy hành chính nhà nƣớc có nghiệp vụ cao.

Nếu nhƣ CQHCNN không có thẩm quyền xây dựng và ban hành VBQPPL thì trong nhiều trƣờng hợp tình trạng khẩn cấp nhƣ củng cố và tăng cƣờng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; xây dựng các lực lƣợng vũ trang nhân dân; khi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nƣớc … sẽ không thể giải quyết kịp thời. Trong những trƣờng hợp này nhìn chung phụ thuộc vào quyền ban hành VBQPPL của Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nƣớc, tuy nhiên, trên thực tế vai trò của CQHCNN trong việc thực hiện thẩm quyền này là rất lớn.

Trong thời gian, CQHCNN luôn luôn có xu hƣớng hoàn thiện mình trong vai trò tham gia vào hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL. Đó là nhu cầu tự thân và nội tại của chính CQHCNN, trƣớc hết phục vụ cho mục đích quản lý và lợi ích chung của xã hội. Cụ thể, CQHCNN ở Việt Nam trong thời gian qua đã có sự lúng túng trong việc tìm kiếm và lựa chọn quy phạm pháp luật để quản lý nhà nƣớc. Phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới giải quyết triệt để đƣợc nhƣ: quản lý lao động nƣớc ngoài và tình trạng thất nghiệp; nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc đã ra quân dẹp quảng cáo rao vặt gây mất mỹ quan đô thị. Nhƣng công việc này rất dễ mang tính phong trào do vẫn còn thiếu các chế tài đủ sức răn đe…..

Các giải pháp mà CQHCNN đề ra chủ yếu tạo hành lang pháp lý để công dân và pháp nhân thực hiện tùy thuộc vào hoàn cảnh để điều chỉnh kịp thời. Do đó, CQHCNN khi thực hiện chức năng quản lý hành chính không có sự lựa chọn nào khác để có công cụ và phƣơng tiện pháp lý phục vụ công tác quản lý điều hành thì phải đƣợc quyền ban hành VBQPPLcho phù hợp.

Chúng ta thấy rằng, CQHCNN nếu không đƣợc quyền ban hành VBQPPL để quản lý hành chính nhà nƣớc thì sẽ không thể thực hiện đƣợc chức năng của mình, pháp luật, vẫn đƣợc ban hành nhƣng cũng chỉ nằm trên bàn giấy và không thể đi vào cuộc sống, xã hội sẽ phát triển một cách tự do và hỗn loạn vì không có ai có thể điều hành và quản trị đƣợc nó.

Khi CQHCNN ban hành VBQPPL cũng chính là thƣớc đo, hàn thử biểu để đánh giá chất lƣợng quản lý điều hành của nền hành chính quốc gia từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Khi một CQHCNN đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhân dân và nền

công vụ thì họ phải sát với thực tiễn quản lý, yêu cầu quản lý và để điều hành kịp thời, nếu không nền hành chính đó sẽ rơi vào thế bị động. Một hệ thống cơ quan hành chính năng động phải có những giải pháp kịp thời ứng phó với cuộc sống và ngƣợc lại, một hệ thống đó điều hành kém khi không xử lý kịp thời các vấn đề của cuộc sống và thực tiễn quản lý hành chính phát sinh.

Ví dụ, năm 2014 là năm đầu tiên trong rất nhiều năm chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vƣợt đƣợc chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện có rất nhiều biến động bên ngoài (trong đó có cả những tác động không lƣờng đƣợc trƣớc nhƣ sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển nƣớc ta, rồi những vấn đề xảy ra ở Ukraine và các nƣớc Đông Âu cũ…) nhƣng Chính phủ đã thành công trong việc đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra. Để đạt kết quả này hệ thống CQHCNN mà đứng đầu là Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã có những văn bản pháp lý để thực hiện công tác dự báo tốt hơn, phân tích đánh giá tác động từ các vấn đề mới nảy sinh tốt hơn, kịp thời hơn; hoạch định và điều hành chính sách, pháp luật rõ ràng và kiên định hơn; điều hành về an sinh xã hội đã đƣợc cải thiện hơn so với 2013. Đặc biệt, với nỗ lực tái cơ cấu, cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng kinh doanh… Chính phủ đã cho các nhà đầu tƣ, các đối tác phát triển và các tổ chức quốc tế thấy rõ đất nƣớc chúng ta là đất nƣớc có trách nhiệm với các nhà đầu tƣ. Niềm tin tăng lên, hình ảnh, độ tín nhiệm và thứ hạng của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể trong đánh giá của các tổ chức quốc tế nhƣ ban hành các văn bản pháp luật về công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế đƣợc tập trung thực hiện; nhiều đạo luật liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy nhà nƣớc, quyền con ngƣời và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách tƣ pháp đã đƣợc trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, đảm bảo việc an sinh xã hội, nhất là chính sách, pháp luật ƣu đãi ngƣời có công đƣợc hoàn thiện và triển khai kịp thời, các chính sách giảm nghèo đƣợc quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm; thực hiện hiệu quả các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nhất là ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay lý luận và thực tiễn (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)