Tình hình nghiên cứu liên quan đến xây dựng hệ thống VBQPPL của

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 32)

của CQNN nói chung và CQHCNN nói riêng

Nhóm công trình khoa học là sách giáo trình, chuyên khảo và tham khảo,

cuốn sách“Hiệu lực của văn bản pháp luật, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS.Nguyễn Thế Quyền của Nxb. Chính Trị Quốc Gia,2005. Tác giả phân tích những vấn đề lý luận về văn bản pháp luật và hiệu lực của văn bản pháp luật, đánh giá hiệu lực của văn bản pháp luật nƣớc ta hiện nay và qua đó đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu lực của văn bản pháp luật [95].

Cuốn sách “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của PGS.TS. Nguyễn Minh

Đoan đã phân tích rất nhiều vấn đề khái quát về hệ thống pháp luật hiện nay. Tác giả có phân tích những tiêu chí, lý giải những tiêu chí để xác định chất lƣợng của hệ thống pháp luật có chất lƣợng hay không có chất lƣợng cho đến việc phân tích khái niệm VBQPPL, đánh giá các tác động của VBQPPL cho đến trách nhiệm của ngƣời xây dựng pháp luật. Đặc biệt, tác giả cung cấp tƣ duy có luận án khi đánh giá, quy trách nhiệm của chủ thể ban hành văn bản, chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, tác giả đề ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng VBQPPL [56].

Cuốn sách “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo phát triển bền

vững ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS. Nguyễn Văn Động chủ biên đã phân tích

mối quan hệ biện chứng giữa sự hoàn thiện pháp luật với mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững. Nhóm tác giả cũng phân tích cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở nƣớc ta, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm phát triển bền vững của một số nƣớc trên thế giới và đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian tới [58].

Các tác giả cũng phân tích những tiêu chí đánh giá hệ thống pháp luật, so sánh những tiêu chí với nhau trong hoạt động xây dựng VBQPPL.

Nhóm các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ số 04/HĐ- NCKH “Nâng cao chất lượng các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị, trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội” năm 2006 do TS. Phạm Tuấn Khải làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài chủ yếu tập trung phân tích toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, trên cơ sở đó đề xuất tổng thể giải pháp nâng cao chất lƣợng các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị, trình Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. Nghiên cứu đề tài đi theo có nhiệm vụ cơ bản nhƣ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của

Chính phủ trong công tác lập pháp của Nhà nƣớc ta. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của vấn đề chất lƣợng các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị, trình Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và đồng thời, có đánh giá nhu cầu khách quan và đề xuất phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, những giải pháp nâng cao chất lƣợng các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị. Những nhân tố bảo đảm và tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh đƣợc phân công, nhất là củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy giúp việc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ tăng cƣờng chỉ đạo công tác xây dựng dự án thuộc phạm vi chức năng và thẩm quyền của Chính phủ [118].

Đề tài nghiên cứu khoa học của dự án “Đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh – Thực trạng và giải pháp” do TS. Hoàng Ngọc Giao – Viện nghiên cứu

chính sách, pháp luật và phát triển thực hiện đƣợc công bố vào năm 2008. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh theo các công đoạn, qua đó nhìn nhận đánh giá một cách khách quan về thực trạng công tác xây dựng luật, pháp lệnh ở Việt Nam. Đề tài cung cấp cho luận án tƣ duy nghiên cứu khi xác định những vấn đề, những bất cập trong các khâu của quá trình xây dựng VBQPPL, lý giải những nguyên nhân, bất cập, để từ đó tìm những giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng luật, pháp lệnh hiện nay. Đặc biệt, đề tài đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh thời gian qua [123]. Đề tài khoa học cấp trƣờng “Kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thống hóa văn bản

quy phạm pháp luật” với mã số LH-09-08/ĐHL-HN do TS.Bùi Thị Đào làm chủ nhiệm. Đề tài đã tập trung nghiên cứu những công đoạn trƣớc khi ban hành văn bản và sau khi ban hành văn bản. Đồng thời, đƣa ra khái niệm kiểm tra theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động của cơ quan hành chính và hoạt động kiểm tra của cơ quan quyền lực nhà nƣớc.

Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu những vấn đề chung có ý nghĩa cho việc hình thành cơ sở lý luận của luận án nhƣ: ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rà soát hệ thống hóa VBQPPL, tiêu chí đánh giá chất lƣợng VBQPPL khi tiến hành rà soát, hệ thống hóa [50].

Đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao

chất lượng VBQPPL” do GS.TS. Lê Hồng Hạnh – Viện Nghiên cứu Khoa học pháp

lý, Bộ Tƣ pháp làm chủ nhiệm đề tài đƣợc công bố năm 2008. Đề tài có đã nghiên cứu rất sâu sắc về thực trạng công tác xây dựng và ban hành VBQPPL nhƣ hoạt động lập dự kiến chƣơng trình xây dựng VBQPPL dài hạn và hằng năm của Chính

phủ, quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ, Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời, đánh giá năng lực của cơ quan, công chức trực tiếp xây dựng VBQPPL, thực trạng việc thu hút sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Qua đó kiến nghị góp phần đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lƣợng VBQPPL [122].

Nhóm các luận án, luận văn, những năm gần đây, đã xuất hiện một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ đề cập đến hoặc liên quan đến hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL của cơ quan nhà nƣớc nói chung và CQHCNN nói riêng. Đáng chú ý nhất là các luận án, luận văn:

Luận văn Thạc sỹ Luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng

và ban hành VBQPPL ở Việt Nam hiện nay” của Thạc sỹ Đoàn Thị Tố Uyên (Đại

học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2003). Luận văn bƣớc đầu đã phân tích cơ sở lý luận của việc xây dựng và ban hành VBQPPL nhƣ: Khái niệm VBQPPL, tiêu chí đánh giá chất lƣợng VBQPPL. Đặc biệt, luận văn đã cố gắng luận giải thực trạng, nguyên nhân của tình trạng của VBQPPL bị chồng chéo, sai sót mâu thuẫn với văn bản cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Luận văn đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện quy trình xây dựng VBQPPL trong thời gian tới [115].

Luận án Tiến sỹ Luật học “Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính” của TS. Bùi Thị Đào (Đại học luật Hà Nội, 2007). Luận án đã gợi mở cho

việc nghiên cứu luận án khi xem xét quyết định hành chính dƣới dạng văn bản do các chủ thể trong hệ thống CQHCNN ban hành. Luận án đã phân tích mối quan hệ giữa chất lƣợng của quyết định hành chính với hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc, chỉ ra thực trạng tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính hiện nay, chứng minh nhu cầu và khả năng nâng cao chất lƣợng của quyết định hành chính, từ đó đƣa ra một số giải pháp bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính [49].

Luận văn Thạc sỹ Luật học “Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta” của Thạc sỹ Phan Thanh Hà (Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007).

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản và thực tế về cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nƣớc ta. Những yếu tố làm ảnh hƣởng đến hoạt động lập pháp nhƣ yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế, yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội [63].

Luận văn Thạc sỹ Luật học “Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay” của Thạc sỹ Nguyễn Thị

Minh Thu (Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007). Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của

Chính phủ kể từ khi có Luật BHVBQPPL năm 1996. Đề tài không đi sâu nghiên cứu và giải quyết các vấn đề nhƣ khái niệm VBQPPL, phân loại VBQPPL, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật [109].

Luận văn Thạc sỹ Luật học “Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay” của Thạc sỹ

Trƣơng Thị Phƣơng Lan (Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007). Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kiểm tra và cơ chế kiểm tra VBQPPL. Phân tích đánh giá các quy định hiện hành về kiểm tra và xử lý VBQPPL để xuất hƣớng hoàn thiện các văn bản nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thực hiện. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra và xử lý VBQPPL do chính quyền địa phƣơng ban hành. Nghiên cứu phƣơng thức, trình tự, thủ tục kiểm tra, các điều kiện bảo đảm phục vụ cho hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra VBQPPL [87].

Luận văn Thạc sỹ Luật học “Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của thạc

sỹ Nguyễn Thị Mai Hƣơng (Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009). Luận văn tiến hành phạm vi nghiên cứu không gian tại tỉnh Thanh Hóa với các hƣớng nghiên cứu sau: Tổng hợp những thành tựu lý luận cơ bản về hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL, phân tích thực trạng hoạt động ban hành, kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phƣơng từ khảo sát thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa, từ đó rút ra những kết luận đánh giá và kinh nghiệm đúc kết. Xây dựng và kiến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra VBQPPL của chính quyền địa phƣơng [72].

Luận văn Thạc sỹ Luật học “Xây dựng và ban hành quy phạm pháp luật của

cấp bộ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” của

thạc sỹ Phạm Thị Đào (Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009). Luận văn đã có ý nghĩa cho việc hình thành quan điểm của luận án nhƣ: Hệ thống hóa các quan điểm về Nhà nƣớc pháp quyền, yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền trong hoạt động xây dƣng, ban hành VBQPPL. Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lý luận về VBQPPL của cấp Bộ; vai trò, ý nghĩa trong việc xây dựng và ban hành VBQPPL của cấp Bộ trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, bảo đảm quyền lợi chính đáng của công dân. Khái quát hóa thực trạng chất lƣợng về nội dung, hình thức nhƣ tính hợp pháp, tính hợp lý, tính cụ thể, tính kịp thời,… trong việc ban hành VBQPPL của cấp Bộ, gắn liền với những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa,… xác định những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong việc xây dựng và bảo đảm quyền lợi ích của công dân thông qua các VBQPPL của cấp Bộ ban hành. Qua đó, đề xuất những giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL của cấp Bộ hiện nay [51].

Luận án Tiến sỹ Luật học “Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở

Việt Nam hiện nay” của TS. Đoàn Thị Tố Uyên (Đại học luật Hà Nội, 2012). Luận án

đã tập trung nghiên cứu với phạm vi sau đây: Nghiên cứu hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi không gian ở Việt Nam, thời gian từ năm 2002 đến nay (khi chuyển giao kiểm tra từ Viện Kiểm sát nhân dân sang Chính phủ đảm nhân chức năng kiểm tra VBQPPL. Nghiên cứu hoạt động kiểm tra và xử lý của cơ quan nhà nƣớc đối với VBQPPL của của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành [115].

Nhóm các bài báo nghiên cứu, bài nghiên cứu “Đổi mới cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, các VBQPPL” của Nguyễn Thị Phƣợng - Trung tâm Luật so sánh, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử ngày 07/05/2011. Bài viết phân tích trong các chủ thể có quyền ban hành VBQPPL thì Bộ trƣởng và Thủ trƣởng các cơ quan ngang bộ là hai chủ thể ban hành các văn bản có ảnh hƣởng lớn và trực tiếp nhất đối với từng lĩnh vực quản lý. Tuy nhiên, có rất nhiều các văn bản do cấp Bộ và cơ quan ngang bộ ban hành có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, gây thiệt hại cho xã hội; nhiều quyết định quản lý nhà nƣớc không có tính khả thi cao hoặc việc ra quyết định quá chậm chạp, gây khó khăn cho hoạt động quản lý. Đổi mới cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp các VBQPPL của Bộ trƣởng và Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ ở Việt Nam là một bƣớc đi cần thiết trong việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, là một yêu cầu quan trọng để xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền.

Bài nghiên cứu “Về thẩm quyền ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân” của Tiến sỹ luật học: Phạm Tuấn Khải - Văn phòng

Chính phủ đƣợc thảo luận tại Hội thảo khoa học cấp Bộ: “Xác định tiêu chí phân loại thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền địa phƣơng”. Ngày 22/01/2010 - Bộ Tƣ pháp. Bài viết đã phân tích Thẩm quyền nói chung và thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng gắn với một chủ thể và địa vị pháp lý của chủ thể đó [80]. Thẩm quyền quyền hạn và nghĩa vụ của chủ thể đƣợc xem xét trên 3 phƣơng diện:

- Một là, chủ thể đó là ai (từ việc thành lập đến hoạt động theo

yêu cầu của pháp luật (Hiến pháp hay luật hoặc các quy định khác)? - Hai là, hoạt động của chủ thể đó ở phạm vi nào (ngành, lĩnh vực

- Ba là, trách nhiệm trƣớc pháp luật (hoặc với các chủ thể khác)

nhƣ thế nào? [80].

Ngoài ra, còn có những bài viết khác liên quan đến nội dung của luận án của tạp chí Luật học, Nhà nƣớc và Pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí Nghiên cứu lập pháp,…

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)