Những công trình nghiên cứu ở các quốc gia khác có liên quan đến đề

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 34)

đề tài luận án

Theo tìm hiểu của tác giả, cho đến nay hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu nào toàn diện ở nƣớc ngoài đề cập đến VBQPPL của cơ quan hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay. Liên quan đến đề tài luận án, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây:

Cuốn sách “Cải cách cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản hành chính ở Trung Quốc” của tác giả Meng Sheng do Đinh Văn Minh và Nguyễn Văn

Toàn biên dịch đã đề cập đến những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đánh giá tính hợp pháp, tính đúng đắn của một văn bản cũng nhƣ quy trình ban hành VBQPPL để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc của Trung Quốc. Tác giả phân tích khái niệm văn bản hành chính bao gồm VBQPPL, văn bản cá biệt và hợp đồng hành chính. Cuốn sách có ý nghĩa rất to lớn cung cấp quan niệm về văn bản hành chính của Việt Nam với Trung Quốc [93].

Cuốn sách. “Pháp luật hành chính nước Cộng Hòa Pháp” của GS.Martine

Lombard và GS. Gillses Dumunt – Giáo sƣ Đại học Luật và Kinh tế Limoges do Nhà xuất bản Tƣ pháp dịch năm 2007 có đề cập về nguồn luật hành chính của Pháp: Theo đó Luật và văn bản dƣới luật của CQHCNN nhƣ: Lĩnh vực điều chỉnh của luật, lĩnh vực điều chỉnh của văn bản dƣới luật, xử lý văn bản vi phạm ranh giới luật với dƣới luật, thẩm quyền lập quy chung và thẩm quyền lập quy chuyên biệt.

Ở Pháp, thông qua một số quy định pháp luật cụ thể và đặc biệt qua án lệ, các lĩnh vực phổ biến của thẩm quyền ban hành VBQPPL địa phƣơng thông thƣờng bao gồm:

- Bảo vệ trật tự công cộng: trong lĩnh vực này, chính quyền địa phƣơng có quyền ban hành các quy phạm để ngăn ngừa các hành vi gây ảnh hƣởng đến trật tự chung, an ninh chung và vệ sinh chung.

- Thành lập và quản lý hoạt động các tổ chức, cơ quan của địa phƣơng. - Trong lĩnh vực đô thị hóa: các văn bản về quy hoạch đô thị. - Ấn định thu các loại thuế thuộc thẩm quyền địa phƣơng. - Các quy định ngân sách địa phƣơng [92].

Cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ” Khoa Luật trƣờng Đại học New Yord, Alan B.Morrion chủ biên, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia dịch 2007 có nghiên cứu về hình thức văn bản của cơ quan hành chính địa phƣơng của Mỹ: Theo Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Điều sủa đổi thứ mƣời, 1789 thì:

Những quyền mà Hiến pháp không trao liên bang cũng không ngăn cấm đối với các bang, thì đƣợc dành cho các bang cụ thể, hoặc cho nhân dân. Cụ thể thì “những thành tố cơ bản của đời sống hiện đại – gia đình, các mối quan hệ kinh doanh, trách nhiệm pháp lý dân sự và hình sự đối với những hành vi gây thiệt hại, kiểm soát việc sử dụng đất, quyền sở hữu và chuyển giao tài sản – tiếp tục đƣợc định hƣớng trên rất nhiều hoặc thậm chí là hầu hết các khía cạch bởi luật của bang chứ không phải luật liên bang [1].

Cuốn sách “Hệ thống pháp luật Trung quốc” trên Internet của Chính phủ Trung quốc [135] của tác giả Shen wu đã nghiên cứu: Hệ thống CQHCNN ở Trung ƣơng là Quốc vụ viện - CQHCNN cao nhất của chính quyền trung ƣơng, theo sự phát triển và thay đổi về quy định hành chính và tham gia vào các hoạt động của luật pháp quốc gia theo phân cấp, hoặc ủy quyền và hoạt động lập pháp khác nói chung. Xuất pháp từ chức năng Quốc vụ viện là CQHCNN cao nhất, mọi chức trách và quyền hạn nó đều do cơ quan quyền lực Nhà nƣớc trao. VBQPPL do Quốc vụ viện ban hành có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, VBQPPL của Quốc vụ viện là văn bản do cơ quan điều hành, cơ

quan hành chính nhà nƣớc cao nhất ban hành. Tuy nhiên, văn bản này không đƣợc trái với Hiến pháp và Luật của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Ủy ban Thƣờng vụ và các văn bản quy phạm pháp luật khác về các nhiệm vụ cơ bản hoặc các chức năng hành lập pháp luật. Các VBQPPL của CQHCNN đều phải dựa trên Hiến pháp và pháp luật.

Thứ hai, phạm vi pháp luật của Quốc vụ viện, đặc biệt là rộng, chiếm vị trí

chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nƣớc.

Thứ ba, Quốc vụ viện là chủ yếu trình dự án luật tham gia trong luật pháp

quốc gia, mà là để giới thiệu một dự luật để cơ quan lập pháp nhà nƣớc để thông qua theo quy định.

Thứ tư, trong một số trƣờng hợp vì mục tiêu quan trọng cho phép lập pháp

ủy quyền, tuy nhiên, hạn chế ủy quyền. Bởi vì, luật pháp cho phép vì một mục tiêu quan trọng của pháp luật là để thực hiện việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật, bị hạn chế bởi một trong những lý do chính đáng, cần thiết phát sinh [135].

Cuốn sách “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch và lộ trình của Cộng hòa Liên bang Đức” của dịch giả Nguyễn Sĩ Đại và Nguyễn Kim Thoa

do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2003. Nội dung sách cung cấp cho luận án những khái niệm về luật, giới thiệu về lịch sử lập hiến, vai trò của luật trong nhà nƣớc hiện đại, tự do và trách nhiệm của nhà làm luật, sự phân định thẩm quyền ban hành VBQPPL giữa liên bang và các tiểu bang, xây dựng dự thảo văn bản luật và việc trình dự thảo ra trƣớc Quốc hội liên bang, kỳ họp thảo luận thứ nhất và chuyển cho các ủy ban, thảo luận của ủy ban chuẩn bị quyết định phiên họp toàn thể, thảo luận dự thảo giữa các nhóm đảng phái, cuộc họp kết thúc thảo luận tại phiên họp toàn thể, hội đồng liên bang và uỷ ban trung gian, ký và công bố luật,thẩm tra các đạo luật thông qua toà án đặc biệt là toà án hiến pháp liên bang [40].

Một phần của tài liệu Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay lý luận và thực tiễn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)