Xây dựng bản đồ chiến lược

Một phần của tài liệu Thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại công ty cổ phần nha trang seafoods f1 (Trang 65 - 69)

Bản đồ chiến lược có vai trò mô tả chiến lược và được đánh giá là công cụ giao tiếp mạnh mẽ, giúp cho các thành viên liên quan có thể hiểu và thực thi chiến lược (Niven, 2002). Bản đồ chiến lược được xem như là một bộ phận cốt lõi của hệ thống BSC để mô tả chiến lược nhằm tạo ra giá trị, hỗ trợ các doanh nghiệp có được sự kết nối đồng bộ giữa hiệu quả hoạt động, các thước đo và các chỉ số đánh giá, từ đó giúp các DN phát triển ổn định và bền vững trong thời kỳ cạnh tranh và có nhiều bất ổn của nền kinh tế.

Xây dựng bản đồ chiến lược cho công ty F17 chính là thiết lập mối quan hệ nhân quả và các nhân tố ảnh hưởng giữa mục tiêu và nhiệm vụ chính, đồng thời làm rõ những tác động đến việc thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu cũng như làm rõ mối quan hệ giữa các nhiệm vụ với nhau. Chiến lược và các mục tiêu đó sẽ được dịch chuyển vào trong cấu trúc BSC, trên cơ sở bốn phương diện: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Đào tạo – Phát triển. Sự dịch chuyển này sẽ hình thành nên bản đồ chiến lược cho công ty cổ phần Nha Trang seafoods –F17.

Trước đây, doanh nghiệp F17 cũng như nhiều DNCB ở Khánh Hòa không có chiến lược kinh doanh nhưng vẫn tồn tại và phát triển nhờ phát hiện và nắm bắt cơ hội thị trường trong thời kỳ mở cửa cũng như tận dụng được lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý và nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, với tình hình cạnh tranh như hiện nay thì đòi hỏi DN cần xây dựng chiến lược để tận dụng hết cơ hội và nguồn lực của mình.

Dựa theo các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các quản trị viên cấp cao của doanh nghiệp (Phan Thị Xuân Hương và Trần Đình Khôi Nguyên, 2014) thì công ty với ưu thế nhất định của mình như có quy mô tương đối trong ngành và thương hiệu đủ mạnh, do đó công ty áp dụng chiến lược phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng - GTGT cao nhằm hướng đến gia tăng giá trị DN.

Chiến lược hướng vào sản xuất các sản phẩm đặc trưng trong ngành và nhắm vào khách hàng không nhạy cảm với giá, do đó đây được xem là một trong những chiến lược tạo sự khác biệt để tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Việc sản xuất hàng thủy sản có GTGT cao có thể tiết kiệm được đến 50% lượng nguyên liệu nhưng giá bán có thể cao hơn từ 30-40% so với mặt hàng sản xuất thô (Anh Tuấn, 2011).

Khách hàng Tài chính Các qui trình nội bộ Đào tạo và phát triển

Hoàn thiện công tác R&D Phát triển lực lượng lao

động có kinh nghiệm và tay nghề

Tăng tỷ trọng các Sp có GTGT cao Đầu tư thêm

MMTB mới đáp ứng mở rộng SX Kiểm soát tốt NVL đầu vào Mở rộng thị trường Duy trì mối quan

hệ tốt với khách hàng truyền thống

Tăng kim ngạch xuất khẩu Tăng doanh thu của các mặt hàng GTGT cao

Hướng đến gia tăng giá trị DN

Hình 2.3. Bản đồ chiến lược của công ty

Duy tu bảo dưỡng hoặc thay mới MMTB đã xuống cấp

Tìm kiếm khách hàng SP đạt chất lượng

theo yêu cầu của khách hàng

Bản đồ chiến lược của công ty F17 theo hướng chiến lược phát triển các sản phẩm có GTGT cao, hướng đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng giá trị DN. Để đạt được mục tiêu trên, công ty cần thỏa mãn các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, điều này đòi hỏi phải thực hiện tốt và kết hợp các mục tiêu trong các khía cạnh: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển.

Hướng đến gia tăng giá trị DN đòi hỏi tập trung vào tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng doanh thu của các mặt hàng GTGT cao. Do đó, cần tập trung vào các mục tiêu nền tảng trong khía cạnh quy trình nội bộ và học hỏi và phát triển.

Lao động, sức lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật là ba yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nhận thức được tầm quan trọng của từng yếu tố, và phát huy chúng để tiến tới thành công. Do vậy, quy trình học hỏi và phát triển hướng tới 2 mục tiêu chính:

- Phát triển lực lượng lao động có kinh nghiệm và tay nghề - Hoàn thiện công tác R&D

Để tạo ra những sản phẩm GTGT cao đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo vể số lượng thì bên cạnh công cụ là máy móc thiết bị cần phải có sự điều chỉnh hoàn thiện của bàn tay người lao động. Lực lượng lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao sẽ đẩy nhanh tốc độ sản xuất và chất lượng sản phẩm cao, đồng thời tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu kiểm soát tốt NVL đầu vào và SP đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.

Nếu các nhà máy sản xuất các sản phẩm GTGT cao, thì công tác R&D là một nhân tố quan trọng trong hoạt động đổi mới chuỗi giá trị của công ty của quy trình học hỏi và phát triển. Khi có bộ phận chuyên nghiệp tìm kiếm các mặt hàng mới, thiết kế mẫu, chế biến mẫu cũng như chỉnh sửa mẫu cho phù hợp với yêu cầu khách hàng, điều này tạo được hình ảnh ấn tượng và uy tín đối với khách hàng. Qua đó, hoàn thiện công tác R&D góp phần làm tăng tỷ trọng các SP có GTGT cao, tạo ra các SP đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, từ đó hỗ trợ được mục tiêu tăng doanh thu của các mặt hàng GTGT cao.

Quy trình nội bộ gồm các mục tiêu chính sau:

Kiểm soát tốt NVL đầu vào:

Nhằm giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận thì việc kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cạnh tranh, từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu ở duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống trong khía cạnh khách hàng đồng thời hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng doanh thu của các mặt hàng GTGT cao.

Trong lĩnh vực hoạt động của Công ty F17, cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản thì vấn đề cần quan tâm về nguyên vật liệu đó chính là: chất lượng NVL, số lượng NVL, tỷ lệ thải bỏ của NVL. Nguồn nguyên vật liệu đạt chất lượng tốt (độ tươi mới, không hóa chất, …) làm cho thành phẩm có chất lượng tốt, giảm bớt tỷ lệ hao hụt, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất. Lượng NVL đầu vào được cung cấp đầy đủ và đểu đặn giúp cho việc sản xuất kinh doanh không bị đình trệ, DN duy trì được công suất dự kiến, các đơn hàng được thực thi đúng hạn, và còn giúp cho DN duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống ở khía cạnh khách hàng.

Duy tu bảo dưỡng hoặc thay mới MMTB đã xuống cấp: Những MMTB thường xuyên sử dụng hay đã lỗi thời cần duy tu bảo dưỡng hoặc thay mới nhằm đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đầu tư thêm MMTB mới đáp ứng mở rộng SX Tăng tỷ trọng các SP có GTGT cao

Hướng đến gia tăng giá trị doanh nghiệp thì việc tăng tỷ trọng các SP có GTGT cao có định hướng rõ ràng vào việc tăng sản phẩm GTGT cao. Với sự kết hợp của lao động có kinh nghiệm và tay nghề cùng hệ thống MMTB được trang bị tốt, DN cần phải tăng tỷ trọng các SP có GTGT cao.

Một phần của tài liệu Thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại công ty cổ phần nha trang seafoods f1 (Trang 65 - 69)