Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty F17

Một phần của tài liệu Thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại công ty cổ phần nha trang seafoods f1 (Trang 47 - 50)

Mặc dù BSC là một công cụ quản trị hiện đại giúp quản lý hiệu quả công việc và kết nối công việc của từng thành viên với chiến lược và mục tiêu chung của doanh nghiệp song vấn đề lý thuyết và mô hình BSC chưa mang tính phổ cập, do đó đây chính là một trong những yếu tố cản trở việc áp dụng rộng rãi BSC. Để xây dựng BSC tránh được việc xây dựng không hiệu quả và tốn thời gian, cũng như có nhiều sai sót thì công ty cổ phần Nha Trang seafoods F17 cần rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp áp dụng BSC đi trước và cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực như sau:

- Có buổi hội thảo để nhân viên và lãnh đạo hiểu được mục tiêu của nhau; - Đòi hỏi lãnh đạo vào cuộc;

- Cần có môi trường văn hóa làm (Just Do It) trong toàn công ty;

- Đã chuyển chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể, giải thích và truyền đạt đến tất cả các nhân viên để họ hiểu và cùng thực hiện. Công ty rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực bởi họ mới chính là người đem lại thành công cho công ty.

- Phương pháp truyền đạt rất quan trọng: tùy đối tượng, tình huống khác nhau để có ngôn ngữ và cách tiếp cận khác nhau.

Theo Phan Thị Xuân Hương và Trần Đình Khôi Nguyên 2015, một trong những khó khăn khi áp dụng BSC vào Việt Nam đó là phần lớn các công ty Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (SME), trong khi điển hình thành công áp dụng BSC trên thế giới là các công ty lớn. Do vậy, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai BSC cho các SME Việt Nam. Chính vì thế, nhiều SME Việt Nam cho rằng, BSC không phù hợp với họ hoặc việc áp dụng BSC mất quá nhiều thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, ở Việt Nam đã có tới 7% DN đang áp dụng BSC và thành công như FPT, Phú Thái, GaMi hay Seregico. Thêm vào đó hệ thống nào cũng cần có quy trình thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt đối với BSC vì đây là một hệ thống làm thay đổi triết lý quản trị, thay đổi phương thức hoạt động của DN.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai, áp dụng BSC ở Việt Nam qua nghiên cứu của Phan Thị Xuân Hương và Trần Đình Khôi Nguyên, 2015, tác giả cũng đúc rút ra bài học kinh nghiệm cho công ty cổ phần Nha Trang seafoods F17:

- Sự cam kết và hiểu biết về BSC của lãnh đạo: Muốn triển khai thành công BSC trước hết ban lãnh đạo cần hiểu về BSC cũng như lý do tại sao cần triển khai BSC và cam kết đến cùng để thực hiện điều đó.

- Phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng: Chiến lược kinh doanh không thể chung chung, không rõ ràng hay nằm trong đầu ban lãnh đạo DN được. DN tất yếu phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể, nếu không có chiến lược hoặc chiến lược không rõ ràng thì không nên áp dụng BSC.

- Có chương trình đầu tư, kế hoạch hành động cụ thể: Sau khi thiết lập xong hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, bước quan trọng cần làm là xác định được các chương trình đầu tư, kế hoạch hành động cũng như kế hoạch ngân sách và phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đặt ra.

- Xác định đúng các mục tiêu ưu tiên một cách có trọng tâm: Các mục tiêu và chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động cần phải đưa ra hợp lý và trọng tâm, gắn kết với chiến lược của công ty.

- Kiên trì và quyết liệt khi áp dụng BSC: Quá trình triển khai BSC luôn được điều chỉnh để phù hợp với tình hình cụ thể của DN (chủ yếu là điều chỉnh KPI). Vì thế mà triển khai BSC sẽ gặp không ít những khó khăn, nhưng nếu không kiên trì và quyết liệt khi áp dụng BSC thì khó có thể thành công.

Tóm tắt chương 1

Chương này tác giả đã tập trung vào các nội dung chính như sau:

1) Tổng quát về hệ thống BSC: Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống BSC, khái niệm, cấu trúc một hệ thống BSC hoàn chỉnh, quan điểm tiếp cận. Những khả năng và hạn chế của hệ thống BSC, cũng như ứng dụng BSC trong thực tiễn quản trị cũng được đưa ra một cách chi tiết, cụ thể.

2) Trong doanh nghiệp, việc xây dựng hệ thống BSC hiệu quả cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Đó là: 1) Dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và quan điểm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; 2) Chỉ đạo sự thay đổi phải được thực hiện bởi lãnh đạo cấp cao; 3) Có điều kiện về nguồn lực con người và khả năng tài chính để thực hiện BSC; 4) Thu hút từng nhân viên tham gia thực hiện chiến lược thông qua trách nhiệm công việc hằng ngày của họ; 5) Cải tổ doanh nghiệp để thực thi chiến lược; và 6) Đưa chiến lược đến từng nhân viên.

3) Để thiết lập qui trình xây dựng BSC cho doanh nghiệp được đơn giản, thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian dựa vào những bước căn bản sau: trước hết xây dựng được sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của DN là những viên gạch đầu tiên, đặt nền móng cho việc triển khai BSC. Tiếp theo là xem xét chiến lược và thực thi chiến lược hoạt động. Sau đó xây dựng bản đồ chiến lược để thiết lập mối quan hệ nhân quả và các nhân tố ảnh hưởng giữa mục tiêu và nhiệm vụ, giúp công ty có thể mô tả, hình dung và hiểu rõ nội dung chiến lược của họ. Dựa trên bản đồ chiến lược để xây dựng hệ thống các chỉ số đo lường cốt lõi – KPI, xây dựng chương trình theo mục tiêu và nhiệm vụ phối hợp với những người quản lý cấp trung. Và cuối cùng, tích hợp BSC vào hệ thống quản lý như: hệ thống lập kế hoạch, ngân sách của công ty và báo cáo quản lý, qua đó truyền tải đầy đủ nội dung và ý nghĩa đến từng cá nhân.

4) Xây dựng BSC cho doanh nghiệp F17 dựa trên những kinh nghiệm được đúc rút từ xây dựng và áp dụng BSC của các doanh nghiệp thành công trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Điển hình cho các DN trên thế giới là: Mobil trong ngành kinh doanh xăng dầu ở Mỹ, Hilton trong ngành khách sạn, UPS trong giao nhận vận tải, Walt Disney trong ngành công nghiệp giải trí, Siemens trong lĩnh vực sản xuất ... và nhiều trường đại học danh tiếng. Còn ở Việt Nam, Thẻ điểm cân bằng đã và đang được áp dụng tại các tổ chức có yếu tố nước ngoài và các công ty lớn như FPT, Phú Thái, Công ty tư vấn và xây dựng kỹ thuật ICP, tập đoàn Kinh Đô, công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, ngân hàng ACB, tập đoàn Tân Hiệp Phát, công ty cổ phần Kỹ Nghệ Lạnh Searefico, Công ty Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang Đà Nẵng...

Chương 2. THIẾT LẬP HỆ THỐNG BSC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17

Một phần của tài liệu Thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) tại công ty cổ phần nha trang seafoods f1 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)