Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn 2011 06/2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 58)

4.2.2.1 Doanh số cho vay cá nhân

Bảng 4.10 Doanh số cho vay cá nhân của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán

Tuy doanh số cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm nhƣng nó đang tăng rất mạnh về tỷ trọng và giá

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tiền % Tiền %

Ngắn hạn 302.117 419.788 696.432 117.671 38,95 276.644 65,9 Trung và dài hạn 46.373 51.304 103.350 4.931 10,63 52.046 101,45

45

trị cả về ngắn, trung và dài hạn đặc biệt là giai đoạn 2012- 2013, tốc độ tăng trƣởng tín dụng cá nhân rất cao (gần 70%). Do lãi suất cho vay trung bình năm 2013 thấp hơn so với năm 2012, đối tƣợng vay vốn cá nhân ngày càng đƣợc ƣu đãi về điều kiện vay vốn, mặt khác siết chặt các khoản tín dụng doanh nghiệp là điều mà các NH đều làm, nên tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân nói chung tăng rất mạnh. Cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng doanh số cao hơn rất nhiều so với trung và dài hạn do đặc trƣng của đối tƣợng cá nhân là vay ngắn hạn để tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ, vòng quay vốn cao, điều kiện để chấp nhận giải ngân ngày càng thoáng. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng trƣởng với tốc độ ngày càng nhanh. Doanh số cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng cũng tăng lên đáng kể với tốc độ nhanh hơn cả doanh số cho vay ngắn hạn, nguyên nhân có lẽ là do NH đang giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn để giữ chân khách hàng, hoặc NH đang cân bằng giữa thời hạn các món vay để sinh lời và khai thác các món vay trung và dài hạn theo đúng loại hình của NH. Mặt khác, NH đang tăng cƣờng các biện pháp kích thích ngƣời dân tham gia gửi tiền trung và dài hạn bằng cách giảm mạnh lãi suất huy động vốn ngắn hạn cụ thể lãi suất kì hạn 1 tháng là 5%/ năm, kì hạn 2 tháng là 6%/ năm, kì hạn 3- 9 tháng là 7%/năm, kì hạn 12- 36 tháng là 8%/ năm ( cập nhật ngày 22/08/2013) dẫn đến nguồn cung tiền trung và dài hạn tăng lên cũng là một nhân tố tạo nên nguồn cung để NH cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay của 2 loại kì hạn nói chung không thay đổi nhiều qua 3 năm. Từ đây, có thể nhận định rằng khoản cho vay trung và dài hạn đang tiến triển tốt nhƣng vẫn rất yếu. Do vậy, NH cần tiếp tục đẩy mạnh cách khoản vay này hơn nữa để tận dụng ƣu thế mà NH có.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ cá nhân

Bảng 4.11 Doanh số thu nợ cá nhân của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán

Doanh số thu nợ cá nhân qua 3 năm cũng tăng theo doanh số cho vay, tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ trung và dài hạn cao hơn doanh số thu nợ ngắn hạn và tăng rất mạnh. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 và 2012 cao hơn cả doanh số cho vay ngắn hạn do tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tiền % Tiền %

Ngắn hạn 319.743 432.860 631.905 113.117 35,38 199.045 45,98 Trung và dài hạn 20.450 37.664 87.835 17.214 84,18 50.171 133,21 Tổng 340.193 470.524 719.740 130.331 38,31 249.216 52,97

46

nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay ngắn hạn, chỉ riêng năm 2013 tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ ngắn hạn thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay ngắn hạn làm chênh lệch doanh số cho vay và doanh số thu nợ dƣơng duy nhất trong 3 năm, chênh lệch này còn khá cao. Chênh lệch giữa doanh số thu nợ trung và dài hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn qua 3 năm có xu hƣớng giảm nhƣng luôn dƣơng và còn cao. Nguyên nhân chênh lệch này giảm là do tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ cá nhân trung và dài hạn cao hơn tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay cá nhân trung và dài hạn. Công tác thu nợ đặc biệt là các món vay trung và dài hạn còn nhiều vấn đề cần xem xét thông qua các chỉ tiêu khác. Nhƣ đã phân tích ở phần trên thì các món vay trung và dài hạn chắc chắn sẽ mang mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều đối với các món vay ngắn hạn. Do đó công tác thu nợ đối với các món vay trung và dài hạn đa phần sẽ khó hơn các món vay ngắn hạn. Cơ cấu doanh số cho vay trung và dài hạn nói chung và cơ cấu doanh số cho vay cá nhân trung và dài hạn nói riêng thì nó đang tăng trƣởng với tốc độ rất cao. Các cơ chế, chính sách, điều kiện cho vay đang ngày càng đƣợc đơn giản hóa, đặt mục tiêu giữ chân khách hàng lên hàng đầu dẫn đến các món vay trung và dài hạn có phần tăng trƣởng mạnh một phần sẽ giúp NH tăng trƣởng vƣợt qua giai đoạn khó khăn nhƣng mặt khác sẽ tạo sức ép rất căng lên công tác quản lý cũng nhƣ thu nợ. Do đó, giai đoạn hiện nay, NH cần quản lý chặt chẽ hơn nữa về công tác quản lý món vay cũng nhƣ công tác thu nợ cá nhân để đạt hiệu quả cao hơn trong cho vay cá nhân.

4.2.2.3 Dư nợ cho vay cá nhân

Bảng 4.12 Dƣ nợ cho vay cá nhân của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tiền % Tiền % Ngắn hạn 112.228 99.156 163.683 -13.072 -11,65 64.527 65,08 Trung và dài hạn 65.469 79.109 94.624 13.640 20,83 15.515 19,61 Tổng 177.697 178.265 258.307 568 0,32 80.042 44,90

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán

Chỉ tiêu dƣ nợ khá quan trọng trong đánh giá quy mô tín dụng của NH. Dƣ nợ cho vay cá nhân của NH qua 3 năm tăng liên tục, riêng năm 2013 tăng với tốc độ rất nhanh do dƣ nợ ngắn, trung và dài hạn đều tăng nhanh. Dƣ nợ cho vay ngắn hạn có xu hƣớng tăng, nhƣng giảm nhẹ vào năm 2012 làm cho dƣ nợ cá nhân tăng chậm trong giai đoạn này, nguyên nhân là do doanh số thu nợ ngắn hạn 2 năm 2011- 2012 liên tục cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn

47

làm cho dƣ nợ cho vay ngắn hạn cuối kì giảm. Năm 2013 thì dƣ nợ cho vay ngắn hạn tăng cao là vì tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn so với doanh số thu nợ ngắn hạn. Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn liên tục tăng nhanh qua 3 năm. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ trung và dài hạn năm 2013 tăng chậm hơn năm so với 2012 nguyên nhân là do chênh lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm. Mặt khác, việc dƣ nợ cho vay trung và dài hạn tăng qua 3 năm có lẽ là do các món vay trung và dài hạn có thời gian đáo hạn lâu hơn 1 năm trong khi doanh số cho vay dài hạn đang trên đà tăng trƣởng dẫn đến có nhiều món vay chƣa đáo hạn làm cho dƣ nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên rất cao qua 3 năm , cũng không loại trừ khả năng là các khoản nợ quá hạn chƣa thu đƣợc làm cho dƣ nợ cuối kì tăng cao. Ngoài ra việc này cũng giải thích đƣợc nguyên nhân của việc doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn nhiều lần so với trung và dài hạn nhƣng dƣ nợ thì thì chỉ cao hơn chƣa đến 2 lần. Nhìn chung thì dƣ nợ cá nhân cả ngắn trung và dài hạn qua 3 năm đều có xu hƣớng tăng trƣởng chứng tỏ quy mô tín dụng của NH đang tăng lên, đặc biệt là dƣ nợ trung và dài hạn, điều này cũng cho thấy tín hiệu đáng mừng trong nghiệp vụ cho vay cá nhân, tuy nhiên cần xem xét 1 cách kĩ lƣỡng về chỉ tiêu nợ xấu để nhìn nhận rõ hơn về nghiệp vụ này cũng nhƣ đánh giá đƣợc tiềm năng mà tín dụng cá nhân đem lại cho NH.

4.2.2.4 Nợ xấu trong cho vay cá nhân

Bảng 4.13 Nợ xấu trong cho vay cá nhân của BIDV chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tiền % Tiền % Ngắn hạn 34.283 11.045 6.660 -23.238 -67,78 -4.385 -39,70 Trung và dài hạn 0 16.562 7.756 16.562 x -8.806 -53,17 Tổng 34.283 27.607 14.416 -6.676 -19,47 -13.191 -47,78

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán

Nhƣ đã phân tích ở phần khái quát hoạt động tín dụng của NH thì tỷ lệ nợ xấu của nghiệp vụ cho vay cá nhân có giá trị cao nhất. Nợ xấu trong cho vay cá nhân qua 3 năm giảm đáng kể với tốc độ khá cao đặc biệt là năm 2013. Việc biến động của nợ xấu khó có thể nhìn nhận 1 cách kĩ lƣỡng. Năm 2011 nợ xấu ngắn hạn rất cao và cao nhất trong 3 năm, trong khi không có nợ xấu trung và dài hạn, nguyên nhân chƣa thể lý giải 1 cách rõ ràng do các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cá nhân dài hạn vẫn tiến triển bình thƣờng, khả năng là trong năm này NH quản lý nợ tốt và có thể năm 2011 là

48

năm có doanh số cho vay trung và dài hạn cá nhân thấp nên các món vay dễ quản lý, dễ thu hồi. Ngƣợc lại, nợ xấu ngắn hạn quá cao, thiệt hại cho NH cũng không ít nhƣng do doanh số cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng ít cho nên không ảnh hƣởng nhiều đến nghiệp vụ cho vay của NH. Sang năm 2012 thì nợ xấu ngắn hạn giảm tƣơng đối rõ rệt do NH thu đƣợc nhiều nợ trong khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng, siết chặt quản lý các món vay nhiều hơn, ngƣợc lại thì nợ xấu của các món vay trung và dài hạn tăng lên 1 cách nhanh chóng, có lẽ do thời hạn đáo hạn của các món vay cũ làm cho nợ xấu tăng lên nhanh, tuy nhiên con số này là quá bất ổn cho thấy thực sự NH chƣa kềm chế đƣợc việc rủi ro nợ xấu trung và dài hạn, con số này còn cao hơn cả nợ xấu của món vay cá nhân ngắn hạn trong khi doanh số cho vay cá nhân trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với doanh số cho vay ngắn hạn. Bƣớc sang năm 2013 thì dƣờng nhƣ các món vay cá nhân đƣợc quản lý chặt hơn, nợ xấu đƣợc kềm chế 1 cách rõ ràng hơn, số liệu cho thấy nợ xấu giảm 1 cách đáng kể, đặc biệt là nợ xấu ngắn hạn, vẫn thấp hơn nợ xấu trung và dài hạn. Từ đây, kết hợp với các chỉ tiêu phân tích ở trên có thể thấy đƣợc thực sự các món vay cá nhân trung và dài hạn có mức độ rủi ro qua lớn với NH, qua 3 năm doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ dài hạn đều tăng nhƣng nợ xấu cũng có xu hƣớng tăng và cao hơn cả nợ xấu ngắn hạn mặc dù tỷ trọng cho vay trung và dài hạn nhỏ hơn so với ngắn hạn, các món vay ngắn hạn dƣờng nhƣ đang đƣợc NH kiểm soát mặc dù số lƣợng món vay nhiều hơn. Do vậy, NH cần xém xét kĩ lƣỡng hơn về các món vay trung và dài hạn, nợ xấu các món này rất cao và khó kiểm soát sẽ tiềm ẩn và gây thiệt hại cho NH rất nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)