Các bộ phận nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 40)

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2011- 06/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 6T-2013 6T-2014 6T-2014/6T-2013

Tiền % Tiền % Tiền %

Vốn HĐ 1.081.029 1.480.530 1.819.926 399.501 36,96 339.396 22,92 1.512.286 1.837.829 325.543 21,53 Vốn TC 11.960 9.025 29.389 -2.935 -24,54 20.364 225,64 369 28.699 28.330 7.677,51 Vốn ĐC 874.526 711.291 274.356 -163.235 -18,67 -436.935 -61,43 541.276 214.861 -326.415 -60,31 Vốn khác 39.966 107.232 47.040 67.266 168,31 -60.192 -56,13 68.637 63.690 -4.947 -7,21

Tổng 2.007.481 2.308.078 2.170.711 300.597 14,97 -137.367 -5,95 2.122.568 2.145.079 22.511 1,06

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán

Chú thích:

Vốn HĐ: Vốn huy động

Vốn TC: Vốn tự có, không có vốn điều lệ Vốn ĐC: Vốn điều chuyển

29

Nguồn vốn của NH giai đoạn 2011- 06/2014 biến động quanh con số 2000 tỷ; vốn huy động và vốn điều chuyển là hai nhóm vốn chiếm tỷ trọng cao nhất tổng nguồn vốn của NH. Qua giai đoạn 2011- 06/2014,chứng kiến sự tăng mạnh trong vốn huy động dẫn đến việc giảm nhu cầu về vốn điều chuyển của NH, do đó vốn huy động và vốn điều chuyển biến đổi nghịch chiều về cả tỷ trọng và giá trị. Từ đây có sự nhận định rằng có khả năng là giai đoạn này NH đang thu hút đƣợc nhiều vốn huy động và đang thừa vốn để cho vay giống nhƣ một số NH khác, hoặc doanh số cho vay của NH giai đoạn này ít, hoặc cũng có thể là do NH đang chủ động giảm chi phí sử dụng vốn vì chi phí sử dụng vốn điều chuyển sẽ cao hơn vốn huy động. Có lẽ đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí lãi giảm liên tục trong giai đoạn này nhƣ đã phân tích ở trên. Vốn điều chuyển cũng đƣợc xem là vốn vay, giảm vốn điều chuyển sẽ giảm đƣợc chi phí lãi tiền vay đáng kể. Nhƣ vậy, một lần nữa có thể khẳng định nguồn vốn huy động của ngân hàng giai đoạn này khá dồi dào, có thể giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn do hạn chế đƣợc các khoản vay ngoài vốn huy động, nhƣng dƣờng nhƣ NH chƣa tranh thủ đƣợc lợi thế này, do sự bất ổn trong nghiệp vụ cho vay dẫn đến thu nhập lãi lại giảm trong giai đoạn này, dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, xét thấy các khoản thu từ hoạt động dịch vụ và thu khác tăng rất nhiều, chứng tỏ có sự dịch chuyển về mức độ đầu tƣ sang các loại hình khác ngoài nghiệp vụ cho vay rất nhiều, cụ thể là các hoạt động dịch vụ nhƣ bảo lãnh, ngân quỹ, đại lý, bảo hiểm. Điều này cho thấy một tín hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của NH, bởi lẽ sẽ phân bố lại một cách hợp lý hơn về nguồn vốn đối với các hoạt động của NH, đa dạng hóa đầu tƣ sẽ phân tán đƣợc rủi ro, giúp cho NH hƣớng tới những sản phẩm hiện đại hơn. Nguồn vốn của NH còn bao gồm vốn tự có và vốn khác, vốn tự có chủ yếu là các quỹ đƣợc trích lập hàng năm từ lợi nhuận sau thuế và không bao gồm vốn điều lệ, do đó xu hƣớng biến động của vốn này tƣơng tự nhƣ biến động của lợi nhuận, giảm trong giai đoạn 2011 -2012 và tăng mạnh trong giai đoạn 2012- 2013, tăng mạnh ở 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013. Nguồn vốn khác chủ yếu là vốn tài trợ và ủy thác, cũng là một phần mang lại thu nhập từ cung cấp dịch vụ của NH. Nhìn chung thì hai loại vốn này chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ so với huy động và vốn điều chuyển, tham gia ít vào hoạt động kinh doanh của NH nhƣng nói chung mỗi một bộ phận của nguồn vốn đều giữ vai trò nhất định trong tổng nguồn vốn, càng đa dạng đƣợc nguồn vốn càng chủ động nghiệp vụ kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề là phân bố tỷ trọng một cách hợp lý để giảm bớt đƣợc chi phí vốn tốt nhất có thể từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động kinh doanh của NH.

30

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 38 - 40)