Nghiên cứu này đã kế thừa các lý thuyết nền tảng, những kết quả nghiên cứu trước đây để xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành của các nhóm khách hàng. Trong điều kiện nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long, mô hình nghiên cứu gồm 7 thang đo với 35 biến quan sát đã điều chỉnh còn 7 thang đo với 33
biến quan sát. Kết quả kiểm định cho thấy các thành phần thang đo đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Các thang đo đều đạt đầy đủ các yêu cầu về độ tin cậy và giá trị: tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và phương sai
trích.
Có bảy khái niệm được đo lường là: chuẩn chủ quan, cảm nhận về tính hữu dụng, cảm nhận về thương hiệu, cảm nhận sự an toàn, cảm nhận về chi phí, ý định sử dụng thẻ và quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Các thang đo lường các khái niệm này đã được thiết kế và kiểm định trên thị trường thế giới. Sau khi điều chỉnh cho Việt Nam, các thang đo này đều đạt được độ tin cậy và giá trị.
Kết quả này có những ý nghĩa như sau: Về mặt phương pháp nghiên cứu, những nghiên cứu khác có thể tham khảo các thang đo lường này cho các nghiên cứu của mình sau này. Kỹ thuật phân tích cấu trúc tuyến tính và đa nhóm sử dụng trong nghiên cứu này góp phần giới thiệu cho các nhà nghiên cứu khoa học quyết định, đặc biệt các nghiên cứu sinh tại các trường đại học những phương pháp công cụ nghiên cứu đạt độ tin cậy ổn định. Sau khi nghiên
cứu và phân tích, yếu tố được xác định là quan trọng nhất là cảm nhận chi phí, yếu tố này tác động mạnh đến ý định sử dụng thẻ, điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát
hành của các nhóm khách hàng theo như mô hình gồm 5 biến độc lập, 1 biến trung gian và 1 biến phụ thuộc đã nghiên cứu ở các chương trước.