Được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy (giá trị hội tụ và phân biệt) của các thang đo các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ của khách hàng; kiểm định có hay không có sự khác biệt về cường độ tác động của các yếu tố đến ý định lựa chọn dịch vụ thẻ của khách hàng.
Nghiên cứu chính thứcđược thực hiện qua các giai đoạn:
+ Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn
các khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tại Agribank Vĩnh Long. Do dùng phương pháp cấu trúc tuyến tính nên kích thước mẫu n = 600, được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Các đối tượng khảo sát là khách hàng đến giao dịch
mở thẻ. Cách lấy mẫu trực tiếp (Face to face), sau đó sàng lọc lại phiếu hợp lệ bằng mắt thường.
+ Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, dùng yếu tố trích là
Principal components và phép quay Varimax (theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) thông qua phần mềm xử lý SPSS, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp
theo.
+ Phân tích CFA, dùng yếu tố trích Principal axis factoring và phép
quay Promax (Gerbing & Anderson 1988), SEM và Boostrap để kiểm định có hay không sự khác biệt về ý định lựa chọn dịch vụ thẻ ATM do Agribank Vĩnh
Long phát hành.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học để tổng kết các lý thuyết về ý định thực hiện quyết địnhcủa khách hàng.