Đã có những nghiên cứu trước đây được thực hiện để nghiên cứu, khảo sát ý định, quyết định sử dụng dịch vụ của nhiều tác giả như: mô hình nghiên
cứu của tác giả nước ngoài như Pin Luarn và Tom M.Y. Lin (2005), mô hình
nghiên cứu của Yangil Park và Jengchung V. Chen (2007), mô hình nghiên
cứu của Chi - Cheng Chang và cộng sự (2012), mô hình nghiên cứu trong nước của Lê Ngọc Đức (2008)… Những nghiên cứu này thu thập dữ liệu qua việc phỏng vấn trực tiếp và phiếu khảo sát cũng như thông qua thư điện tử (Email),
trang web khảo sát trực tuyến (Internet Survey). PGS. TS Lê Thế Giới – Th.S
Lê Văn Huy với “Mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý đính và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam” đã nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ATM tại Việt Nam như: yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, hạ tầng công nghệ, nhận thức vai trò của thẻ ATM, thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, độ tuổi người tham gia, khả năng sẵn sàng của hệ thống ATM và dịch vụ cấp thẻ của ngân hàng, chính sách
marketing của đơn vị cung cấp thẻ, tiện ích của thẻ, ý định sử dụng và quyết định sử dụng. Lê Hương Thục Anh (2012) với “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ thẻ thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế” đã nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lưa chọn dịch vụ thẻ thanh toán của khách hàng và đề xuất, kiến nghị các giải phápnhằm giúp ngân hàng nắm bắt và khai thác tốt hơn nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ thẻ.
Các mô hình nghiên cứu này tuy vẫn còn ít nhiều hạn chế nhưng có ý nghĩa thực tiễn là trở thành một yếu tố dự báo quan trọng của thái độ của người sử dụng đối với dịch vụ cần nghiên cứu, đóng góp kết quả nghiên cứu kỳ vọng là tài liệu tham khảo để hỗ trợ các tổ chức có đề xuất về chương trình hoạt động phù hợp để tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững của tổ chức.