Giả thuyết H1 phát biểu là Chuẩn chủ quan của cá nhân khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa chuẩn mực chủ quan (SN) và quyết định mua hàng (PD) là 0.42 với sai lệch chuẩn SE = 0.070. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng
4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy chuẩn chủ quan là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Nghĩa là, nhận thức của một khách hàng về chuẩn mực xã hội, áp lực bạn bè hoặc niềm tin của nhóm tham khảo là tốt hay xấu sẽ tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến quyết định sử dụng thẻcủa người đó.
Giả thuyết H2 phát biểu là Cảm nhận thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấymối quan hệ giữa cảm nhận về thương hiệu (IV) và quyết định mua hàng (PD) là 0.63 với sai lệch chuẩn
SE = 0.073. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9).
Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy cảm nhận về thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ. Nghĩa là, khi một khách hàng cảm thấy thương hiệu Agribank là một thương hiệu nổi tiếngthì họ sẽ quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành.
Giả thuyết H3 phát biểu là Cảm nhận hữu dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa cảm nhận hữu dụng (PV)
có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy cảm nhận về sự hữu dụng là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ. Ngoài ra, mối quan hệ này là lớn nhất trong các mối quan hệ giữa các khái niệm. Nghĩa là, khi một khách hàng nhận thức được những sự hữu dụnghọ sẽ đạt được khi sử dụng thẻ (như sự thuận tiện, đa dạng sản phẩm…) là nhiều hay ít thì sẽ tác động đến quyết sử dụng thẻ ATM do
Agribank Vĩnh Long phát hànhcủa họ cao hay thấp.
Giả thuyết H4 phát biểu là Cảm nhận sự an toàn khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa cảm nhận sự an toàn (PS)
và ý định sử dụng thẻ (IB) là 0.26 với sai lệch chuẩn SE = 0.110. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Điều này cho thấy cảm nhận về sự an toàn là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ. Nghĩa là, khi một khách hàng cảm nhận được sự an toàn khi sử dụng thẻ ATM do Agribank
Vĩnh Long phát hành thì họ sẽ có ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh
Long phát hành.
Giả thuyết H5 phát biểu là Cảm nhận về chi phí khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa cảm nhận chi phí (PP) và
ý định sử dụng thẻ (IB) là 0.55 với sai lệch chuẩn SE = 0.122. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho cảm nhận chi phí cao hay thấpsẽ dẫn đến ý định dụng thẻ của họ cao hay thấp. Nghĩa là, nếu khi một khách hàng nhận thấy chi phí khi sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành là thấp thì họ sẽ có ý địnhsửdụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành.
Giả thuyết H6 phát biểu là Ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành của khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa ý định sử dụng thẻ (IB) và quyết định sử dụng thẻ (PD) là 0.34 với sai lệch chuẩn SE = 0.680. Ước lượng này có mức ý
nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy ý định sử dụng thẻ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng thẻ. Nghĩa là, khi một khách hàng có ý định sử dụng thẻ ATM do
Agribank Vĩnh Long phát hành cao hay thấp thì họ sẽ quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành nhanh hay chậm.
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Kết quả
H1: Chuẩn chủ quan của cá nhân khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành.
Chấp nhận
H2: Cảm nhận thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp
đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H3: Cảm nhận hữu dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý
định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H4: Cảm nhận sự an toàn khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý
định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H5: Cảm nhận về chi phí khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý
định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H6: Ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành của khách
hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM
do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận
Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy các giả thuyết đưa ra trong mô hình đều được chấp nhận và được trình bày trong Bảng 4.10. Để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm mẫu nghiên cứu, phân tích mô hình đa nhóm sẽ được tiến hành trong phần tiếp theo.