Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ ATM DO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG PHÁT HÀNH (Trang 56)

Phần này đánh giá lại các thang đo bằng hệ số tin cậy tổng hợp và phân tích nhân tố khẳng định CFA dựa vào dữ liệu của nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu n = 599.

Từ kết quả của EFA có bảy khái niệm chính sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Đó là:

- “Chuẩn chủ quan”, ký hiệu là SN, được đo lường bởi các biến quan sát từ SN1 đến SN5.

- “Cảm nhận hữu dụng”, ký hiệu là PV, được đo lường bởi các biến quan sát từ PV1 đến PV5.

- “Cảm nhận thương hiệu”, ký hiệu là IV, được đo lường bởi các biến quan sát từ IV1 đến IV5.

- “Cảm nhận an toàn”, ký hiệu là PS, được đo lường bởi các biến quan sát từ PS1 đến PS5.

- “Cảm nhận chi phí”, ký hiệu là PP, được đo lường bởi các biến quan sát từ PP1 đến PP5.

- “Ý định sử dụng”, ký hiệu là IB, được đo lường bởi các biến quan sát từ IB1 đến IB5.

- “Quyết định sử dụng”, ký hiệu là PD, được đo lường bởi các biến quan sát từ PD1 đến PD5.

Các chỉ tiêu đánh giá khi phân tích CFA bao gồm tính đơn hướng (undimensionality), giá trị hội tụ (convergent validity), giá trị phân biệt (discriminant validity) và giá trị liên hệ lý thuyết (nomological validity). Các chỉ tiêu từ 1 đến 3 được đánh giá trong mô hình thang đo tới hạn (saturated model - mô hình trong đó các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau, vì vậy nó có bậc tự do thấp nhất). Giá trị liên hệ lý thuyết được đánh giá

trong mô hình lý thuyết (Anderson & Gerbing, 1988). Mô hình nghiên cứu sẽ được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu giá trị GFI ≥0.9, TLI ≥0.9, CFI ≥0.9, CMIN/df ≤ 3, RMSEA ≤ 0.08 thì mô hình phù hợp (tương thích) với dữ liệu thị trường (được dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Kết quả CFA cho thấy mô hình tới hạn có 356 bậc tự do, Chi-bình

phương là 1103.261 (p = 0.000); GFI = 0.893; TLI = 0.832; CFI = 0.866; Chi-

bình phương/df = 3.016 đều không đạt yêu cầu (GFI ≥0.9, TLI ≥0.9, CFI ≥0.9, CMIN/df ≤ 3); chỉ số RMSEA = 0.62 đạt yêu cầu (RMSEA ≤ 0.08). Do có hai trọng số có giá trị thấp (< 0.50) đó là thang đo IB3 (λRIB3 R= 0.463) và thang đo

PD5 (λRPD5 R= 0.417). Vì vậy, hai biến IB3, PD5 sẽ bị loại.

Kết quả CFA sau khi loại haibiến IB3 và PD5 cho thấy mô hình có Chi-

bình phương là 386.31 (p = 0.000); GFI = 0.901; TLI = 0.965; CFI = 0.972; Chi-bình phương/df = 1.602; RMSEA = 0.045 đều đạt yêu cầu. Với những kết quả này, chúng ta có thể kết luận là mức độ phù hợp thị trường của mô hình là

chấp nhận được.

Các thang đo còn lại đều đạt tính đơn hướng. Các hệ số tương quan của

độ tin cậy 95% (Bảng 4.13), kết quả này cho thấy các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đều đạt được giá trị phân biệt.

Bảng 4.12: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo

Khái

niệm Số thành phần quan sát Số biến

Độ tin cậy tổng hợp – ρC Tổng phương sai trích – ρVC (%) Trung bình λ Giá trị hội tụ và phân biệt SN 1 5 0.923 58 0.705 Thỏa mãn PV 1 5 0.876 63 0.730 PS 1 5 0.893 66 0.649 PP 1 5 0.820 61 0.625 IV 1 5 0.857 59 0.772 IB 1 4 0.954 60 0.823 PD 1 4 0.914 55 0.820

Bảng 4.13: Hệ số tương quan giữa các khái niệm

Mối quan hệ r se Cr P-value

SN <--> PV 0.44 0.094 5.93 0.000 SN <--> PP 0.44 0.101 5.95 0.000 SN <--> PS 0.47 0.085 6.21 0.000 SN <--> IV 0.55 0.110 5.59 0.000 SN <--> IB 0.77 0.098 2.31 0.000 SN <--> PD 0.62 0.087 4.40 0.000 PV <--> PP 0.63 0.070 4.97 0.000 PV <--> PS 0.61 0.078 4.86 0.000 PV <--> IV 0.58 0.074 3.64 0.000 PV <--> IB 0.49 0.084 4.53 0.000 PV <--> PD 0.52 0.093 5.64 0.000 PP <--> PS 0.53 0.097 6.01 0.000 PP <--> IV 0.48 0.075 5.93 0.000 PP <--> IB 0.51 0.075 4.89 0.000 PP <--> PD 0.49 0.091 4.78 0.000 PS <--> IV 0.55 0.103 5.96 0.000 PS <--> IB 0.48 0.073 4.82 0.000 PS <--> PD 0.47 0.083 5.92 0.000 IV <--> IB 0.56 0.096 5.39 0.000 IV <--> PD 0.42 0.089 5.23 0.000 IB <--> PD 0.46 0.076 4.32 0.000

Các trọng số của các biến quan sát có giá trị cao và đạt mức ý nghĩa thống kê (tất cả giá trị p đều bằng 0.000), có thể kết luận là các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt được giá trị hội tụ. Về phương sai trích, kết quả cho thấy phương sai trích được của các thang đo đều đạt yêu cầu (>50%). Trong khi đó, chỉ số về độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều cao (>0.6). Kết quả kiểm định các mô hình thang đo được tóm tắt trong Bảng 4.12.

Với các kết quả trên có thể kết luận các thang đo đềuđạt được giá trị và độ tin cậy một cách đầy đủ các yêu cầu về độ tin cậy và giá trị: tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và phương sai trích.

Hình 4.14: Kết quả CFA mô hình tới hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4 KIỂM ĐỊNH ĐỘ THÍCH HỢP CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

Có bảy khái niệm nghiên cứu trong mô hình: ý định mua hàng (IB), cảm nhậnvề sự an toàn (PS), chuẩn chủ quan (SN), quyết định mua hàng (PD),cảm nhận sự hữu dụng (PV), cảm nhận chi phí (PP), cảm nhận thương hiệu (IV).

Mô hình có một khái niệm độc lập (exogenous construct) là PD và sáu khái niệm phụ thuộc (endogenous constructs) đó là IB, PP, PV, PS, IV, SN.

4.4.1 Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình có 232 bậc tự do với giá trị thống kê chi-bình phương là 375.16 (p = 0.000). Chi-square/df = 1.617; GFI = 0.901; TLI = 0.967; CFI = 0.972; RMSEA = 0.46; các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp với dữ liệu thị trường đều đạt. Như vậy chúng ta có thể kết luận là mô hình này có độ thích hợp với dữ liệu thị trường.

Kết quả ước luợng (chuẩn hóa) của các tham số chính được trình bày ở bảng 4.8. Các biến này đều thực sự ảnh hưởng đến ý định và quyết định mua

hàng. Theo Churchill (1995), kết quả này cũng cho chúng ta kết luận là các thang đo lường của các khái niệm trong mô hình đạt giá trị liên hệ lý thuyết vì “mỗi một đo lường có mối liên hệ với các đo lường khác như đã kỳ vọng về mặt lý thuyết” (được dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Hình 4.15: Kết quả phân tích SEM

Dựa trên kết quả phân tích, ta thấy các thang đo đều ảnh hưởng cùng chiều với ý định sử dụng thẻ và quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành.

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa)

Mối quan hệ ML SE CR P-value

IB <--- PP 0.55 0.122 4.50 0.000 IB <--- PS 0.26 0.110 2.36 0.000 IB <--- PV 0.33 0.093 3.52 0.000 PD <--- IB 0.34 0.068 4.97 0.000 PD <--- IV 0.63 0.073 8.52 0.000 PD <--- SN 0.02 0.070 4.27 0.000 U

Ghi chú:UML: giá trị ước lượng ML; SE: sai lệch chuẩn; CR: giá trị tới hạn; P: mức ý nghĩa.

4.4.2 Kiểm định Bootstrap

Để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng, trong các phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu, thông thường chúng ta phải chia mẫu ra làm hai mẫu con. Một nữa dùng để ước lượng các tham số mô hình và một nữa dùng để đánh giá lại. Cách khác là lặp lại nghiên cứu bằng một mẫu khác. Hai cách trên đây thường không thực tế vì phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính thường đòi hỏi mẫu lớn nên việc làm này tốn kém nhiều thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing, 1988). Trong những trường hợp như vậy thì bootstrap là phương pháp phù hợp để thay thế (Schumacker & Lomax, 1996). Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông (được dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Bảng 4.17: Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N = 1000

Mối quan hệ Ước lượng ML Ước lượng Bootstrap

ML SE M SE SE(SE) BS SE(BS) IB <--- PP 0.55 0.122 0.071 0.002 0.55 -0.003 0.002 IB <--- PS 0.26 0.110 0.117 0.003 0.26 -0.001 0.004 IB <--- PV 0.33 0.093 0.110 0.002 0.33 0.002 0.003 PD <--- IB 0.34 0.068 0.083 0.002 0.32 -0.004 0.003 PD <--- IV 0.63 0.073 0.080 0.002 0.63 0.005 0.003 PD <--- SN 0.42 0.070 0.074 0.003 0.54 0.002 0.003

Ghi chú: ML: giá trị ước lượng ML; M: trung bình ước lượng bootstrap; SE: sai lệch chuẩn; SE-SE: sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; BS: độ chệch;

SE-Bias: sai lệch chuẩn của độ chệch.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 1000. Kết quả ước lượng từ 1000 mẫu được tính trung bình kèm theo độ chệch cho thấy đa số các độ chệch không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.

4.4.3 Kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết H1 phát biểu là Chuẩn chủ quan của cá nhân khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa chuẩn mực chủ quan (SN) và quyết định mua hàng (PD) là 0.42 với sai lệch chuẩn SE = 0.070. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng

4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy chuẩn chủ quan là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Nghĩa là, nhận thức của một khách hàng về chuẩn mực xã hội, áp lực bạn bè hoặc niềm tin của nhóm tham khảo là tốt hay xấu sẽ tác

động tích cực hoặc tiêu cực đến quyết định sử dụng thẻcủa người đó.

Giả thuyết H2 phát biểu là Cảm nhận thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấymối quan hệ giữa cảm nhận về thương hiệu (IV) và quyết định mua hàng (PD) là 0.63 với sai lệch chuẩn

SE = 0.073. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9).

Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy cảm nhận về thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ. Nghĩa là, khi một khách hàng cảm thấy thương hiệu Agribank là một thương hiệu nổi tiếngthì họ sẽ quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành.

Giả thuyết H3 phát biểu là Cảm nhận hữu dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa cảm nhận hữu dụng (PV)

có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy cảm nhận về sự hữu dụng là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ. Ngoài ra, mối quan hệ này là lớn nhất trong các mối quan hệ giữa các khái niệm. Nghĩa là, khi một khách hàng nhận thức được những sự hữu dụnghọ sẽ đạt được khi sử dụng thẻ (như sự thuận tiện, đa dạng sản phẩm…) là nhiều hay ít thì sẽ tác động đến quyết sử dụng thẻ ATM do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Agribank Vĩnh Long phát hànhcủa họ cao hay thấp.

Giả thuyết H4 phát biểu là Cảm nhận sự an toàn khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa cảm nhận sự an toàn (PS)

và ý định sử dụng thẻ (IB) là 0.26 với sai lệch chuẩn SE = 0.110. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Điều này cho thấy cảm nhận về sự an toàn là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ. Nghĩa là, khi một khách hàng cảm nhận được sự an toàn khi sử dụng thẻ ATM do Agribank

Vĩnh Long phát hành thì họ sẽ có ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh

Long phát hành.

Giả thuyết H5 phát biểu là Cảm nhận về chi phí khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa cảm nhận chi phí (PP) và

ý định sử dụng thẻ (IB) là 0.55 với sai lệch chuẩn SE = 0.122. Ước lượng này có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho cảm nhận chi phí cao hay thấpsẽ dẫn đến ý định dụng thẻ của họ cao hay thấp. Nghĩa là, nếu khi một khách hàng nhận thấy chi phí khi sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành là thấp thì họ sẽ có ý địnhsửdụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành.

Giả thuyết H6 phát biểu là Ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành của khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa ý định sử dụng thẻ (IB) và quyết định sử dụng thẻ (PD) là 0.34 với sai lệch chuẩn SE = 0.680. Ước lượng này có mức ý

nghĩa thống kê p = 0.000 (Bảng 4.9). Như vậy giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy ý định sử dụng thẻ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử

dụng thẻ. Nghĩa là, khi một khách hàng có ý định sử dụng thẻ ATM do

Agribank Vĩnh Long phát hành cao hay thấp thì họ sẽ quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành nhanh hay chậm.

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết Kết quả

H1: Chuẩn chủ quan của cá nhân khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành.

Chấp nhận

H2: Cảm nhận thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp

đến Quyết định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H3: Cảm nhận hữu dụng khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý

định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H4: Cảm nhận sự an toàn khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý

định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H5: Cảm nhận về chi phí khi sử dụng thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến ý

định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận H6: Ý định sử dụng thẻ ATM do Agribank Vĩnh Long phát hành của khách

hàng có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ATM

do Agribank Vĩnh Long phát hành. Chấp nhận

Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy các giả thuyết đưa ra trong mô hình đều được chấp nhận và được trình bày trong Bảng 4.10. Để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm mẫu nghiên cứu, phân tích mô hình đa nhóm sẽ được tiến hành trong phần tiếp theo.

4.5 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐA NHÓM

Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm được sử dụng để so sánh mô hình nghiên cứu theo giới tính chia làm hai nhóm nam và nữ, độ tuổi chia làm hai nhóm nhỏ hơn hoặc bằng 25 tuổi và trên 25 tuổi, hai nhóm theo nghề nghiệp là Cán bộ - công nhân viên chức và nghề khác, hai nhóm theo thu nhập nhỏ hơn hoặc bằng 5.000.000 VNĐ/ tháng và trên 5.000.000 VNĐ/ tháng.

Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm sử dụng trong nghiên cứu này

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ ATM DO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG PHÁT HÀNH (Trang 56)