bình Chênh lệch Max Min Các giải pháp hỗ trợ khác 0 0 14 72 19 105 4.05 2 5 3 1
Đẩy mạnhcông tác cải cách hành chính
công. 0 0 0 15 0 15 4.00 0 4 4
2 Nâng cao công tác tư tưởng, đạo đức 0 0 3 8 4 15 4.07 2 5 33 3
Nâng caochất lượng đội ngũcánbộ quản
lý ngân sách. 0 0 0 12 3 15 4.20 1 5 4
4
Hướng dẫnvàthực hiện đồng bộ cóhiệu quả Luậtngân sách Nhànướcvà các văn
bản hướng dẫn thi hành 0 0 4 8 3 15 3.93 3 5 2 5
Phối hợp chặt chẽ giữacáccơquanquản
lý ngân sách. 0 0 2 10 3 15 4.07 2 5 3
6
Tăng cườngápdụngcôngnghệthông tin
trong quản lý ngân sách. 0 0 1 10 4 15 4.20 1 5 4 7
Khai thác nguồn thu tiềm năng từ hoạt
động chợ đêm. 0 0 4 9 2 15 3.87 1 5 4
STT
Trung bình < 3: không khả thi; Trung bình = 3: không có ý kiến; 3 < Trung bình < 4: khả thi thấp; Trung bình ≥ 4: khả thi.
3.5. Kiến nghị:
Để đạt được mục tiêu hoàn thiện công tácquản lý ngân sách tại thị xã, bên cạnh những giải pháp nêu trên mà luận văn đã đề ra, còn cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các
cơ quan nhà nước cấp trên cũng như sự chủ động của UBND thị xã trong hoạt động quản lý ngân sách. Do đó, tác giả có các kiến nghị sau:
Thứ nhất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục xem xét, rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện hành nhằm hoàn thiện và tạo sự đồng bộ hơn nữa trong hệ thống pháp luật về công tác quản lý
ngân sách nhà nước.
Thứ hai,kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên tiếp tục quan tâm, hỗ trợ hướng dẫn thực hiện các vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý ngân sách tại thị xã Dĩ An.
Thứ ba, kiến nghị UBND thị xã tiếp tục đẩy mạnh tính chủ động trong công tác quản lý, điều hành ngân sách, tăng cường củng cố kỷ luật tài chính, ngày càng tăng tích lũy nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH tại thị xã, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.
Kết luận chương 3.
Trên cơ sở tiến hành Đại hội Đảng các cấp sắp tới, Đảng bộ thị xã Dĩ An cần quán triệt và đưa vào thực tiễn và vận dụng một số giải pháp cụ thể mà tác giảđã phân
tích ở Chương 3. Bởi hoạt động thực tiễn không ngừng vận động phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước phải không ngừng vận động, đổi mới phương thức quản lý để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển.
Nó sẽ góp phần vào thành công chung của Đảng bộ thị xã đồng thời cũng là giải pháp tốt để nâng cao công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Trên cơ sở đó, trong Chương 3đã đề ra các giải pháp trong từng lĩnh vực quản
lý thu, chi ngân sách, quản lý chu trình ngân sách, cân đối thu chi ngân sách, công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng và một số giải pháp hỗtrợ khác trong công tác quản lý ngân sách thị xã Dĩ An đến năm 2020, góp phần giúp các lãnh đạo thị xã xem xét các quyết định, chính sách phát triển thị xã đúng theo định hướng của Đại hội Đảng bộ thị xã Dĩ An khóa XI sắp tới, đồng thời xem xét kiến nghị lên cấp trên để công tác quản lý NSNNtại thị xã đạt hiệu quả cao và hoàn thiện hơn nữa, hoàn thành kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2016 -2020.
KẾT LUẬN
Kết luận chung
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước công cụ NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều chỉnh chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, với khả năng hạn hẹp thì việc sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả là một thách thức lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên nghiên cứu, từ lý luận đến thực tiễn để đưa ra những kiến nghị những giải pháp góp phần ngày hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước. Trong luận văn này đề cập đến những vẩn đề lý luận về
ngân sách Nhà nước và nội dung hoạt động của nó, xem xétthực trạng về quản lý ngân sách quản lý ngân sách tạithị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Từ đó, tìm ra những tồn tại, hạn chế của việc quản lý ngân sách và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý ngân sách tại thị xãtrong thời gian tới.
Với ý nghĩa đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
-Nghiên cứuvềbản chất của NSNN là quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách. Trên cơ sở lý luận về NSNN, tác giả đưa ra những nhận thức về quản lý ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách.
-Nghiên cứu ngân sách cấp huyện với tư cách là một cấp ngân sách thực hiện chức năng,nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn huyện. Theo đó, tìm hiểu vai trò của ngân sách cấp huyện và các nội dung cụ thể của quản lý ngân sách cấp huyện gồm: quản lý thu, chi, cân đối ngân sách, quản lý chu trình ngân sách, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thi đua khen thưởng.
-Từ đó lý luận trên, Tác giả đã đưa ra những tiêu chí để so sánh, đánh giá,
phân tích hiệu quả của công tác quản lý ngân sách cấp huyện. Làm tiền đề để xem xét, đánh giá công tác quản lý ngân sách tại thị xã Dĩ An.
-Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Dĩ An,để xem xét tiềm năng của
thị xã, tạo cơ sở nghiên cứu các mục tiêu và giải pháp quản lý ngân sách phù hợp, bám
sát thực tiễn tại địa phươngtrong thời gian tới.
-Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách tại thị xã Dĩ An giai đoạn
2009 - 2014, phân tích những thành tựu trong quá trình quản lý ngân sách đã đóng góp tích cực vào sự phát triển KT - XH tại địa phương. Bên cạnh đó, xác định những hạn
chế gây khó khăn trong hoạt động điều hành quản lý ngân sách và các nguyên nhân của hạn chế cả về chủ quan và khách quan.
-Căn cứ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, tiềm năng, thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý ngân sách thị xã, tác giả xác định các mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách thị xã đến năm
2020 trong từng lĩnh vực quản lý thu, chi, cân đối ngân sách, quản lý chu trình ngân
sách; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thiđua khen thưởng và một số giải
pháp hỗtrợ khác.
-Tác giả kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với UBND tỉnh Bình Dương, Sở Tài chính tỉnh Bình Dương
xem xét các chính sách, công cụ quản lý ngân sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiệncông tác quản lý ngân sách tại thị xã Dĩ An.
Tóm lại, mục tiêu nghiên cứu của luận văn không nằm ngoài mục tiêu nhmằ hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại thị xã, góp phần vào xâydựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, làm tiền đề vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Hạn chế của đề tài:
Tuy nhiên, do thời gian tương đối ngắn và giới hạn về trình độ chuyên môn, tác giả chưa có điều kiện đánh giá khái quát, đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản lý ngân sách, chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu các mối quan hệ giữa các cấp ngân sách. Đồng thời, do thực tế tại địa bàn thị xã Dĩ An chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề quản lý ngân sách Nhà nước tại thị xã để làm tiền đề nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót trong nghiên cứu, đặc biệt là những tổng kết về công tác quản lý ngân sách tại thịxã Dĩ Antrong từng giai đoạn cụ thể.
Mặt khác, các số liệu được sử dụng trong luận văn là các số liệu thứ cấp, chưa có sự khảo sát thựctế để đạt được số liệu sơ cấp. Do đó, một số nội dung vẫn còn hạn chế về mặt số liệu như tình hình thực hiện chu trình quản lý ngân sách cũng như số liệu về
công tác thanh tra, kiểm tra và thi đua, khen thưởng.
Bản thân tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài.
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:
Để góp phần vào việc quản lý công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thị xã Dĩ
An trong thời gian tới hoàn thiện và đạt được hiệu quả tốt hơn, tác giả đề xuất: cần có những công trình nghiên cứu thêm nữa và đi sâu vào từng lĩnh vực thu, chi ngân sách riêng biệt cho Chi cục thuế và Phòng Tài chính – kế hoạch của thị xã. Tìm ra những nhân tốảnh hưởng đến công tác thu và công tác chi của thị xã, xây dựng mô hình tác
động của những nhân tốđó và tiếp tục đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách của thị xã Dĩ An, góp phần vào phát triển KT - XH và hướng tới một thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương trong năm 2020.