Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân: 1Nh ững mặt còn hạn chế:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 68 - 71)

BÌNH DƯƠNG.

2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân: 1Nh ững mặt còn hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý ngân sách trên địa bàn

thị xãcòn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là:

Thứ nhất, về phân cấp nguồn thu, các khoản thu ngân sách thị xã, phường

hưởng 100%: đã được phân cấp mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng

5,0% 2,2%89,0% 89,0% 3,9% Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

thu ngân sách của thị xã, nguồn do nguồn thu mang tính chất nhỏ, lẻ. Thu bổ sung từ

ngân sách cấp trên: trên cơ sở mức chênh lệnh giữa chi và thu, do một số một số phường chưa tự cân đối ngân sách thì có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp ngân sách thị xã, dẫn đến việc chưa tích cực và khai thác nguồn thu trên địa bàn.

Thứ hai,về công tác quản lý thu vẫn xảy ra tình trạng thất thuthuế.

Tình trạng này làm giảm nguồn thu NSNN, ảnh hưởng đến công tác thực hiện kế hoạch thu, có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối ngân sách do thu không đáp ứng nhu cầu chi. Mặt khác, thất thu thuế ảnh hưởng tâm lý người nộp thuế về quan điểm công bằng trong nộp thuế, từ đó, giảm ý thức chấp hành pháp luật về thuế gây khó khăn cho Nhà nước trong quản lý nguồn thu.

Như vậy, thất thu thuế không chỉ làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu ngân sách, ảnh hưởng đến công bằng xã hội mà còn là nguyên nhân kìm hãm sư phát triển kinh tế của thị xã nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bởi vì sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn lực trong nước là chính mà nguồn lực tài chính chủ yếu nhất ở trong nước chính là nguồn thu từ thuế. Hơn nữa, việc gian lận của một số đối tượng làm giảm đi tính chất lành mạnh trong cạnh tranh, làm mất đi động lực phát triển của những đối tượng khác cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

Bên cạnh công tác quản lý thu thuế, thì công tác thu phí, lệ phí cũng có những hạn chế nhất định. Nếu so với nguồn thu từ thuế thì nguồn thu từ phí, lệ phí không cao nhưng các khoản phí từ hoạt động sự nghiệp như phí chợ, phí y tế dự phòng, phí vệ sinh an toàn thực phẩm, phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, lệ phí địa chính,.. là những khoản phí mà phần nộp vào ngân sách sẽ góp phần tăng thu ngân sách, được hưởng 100% đối với những phần do thị xã và phường quản lý thu. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa ý thức trong việc quản lý nguồn thu này, thể hiện ở việc áp dụng mức thu phí tùy tiện, không đúng văn bản qui định, hoặc áp dụng tại văn bản đã hết hiệu lực thi hành.

Thứ ba, về công tác quản lý chi, mặt dù đã được một số kết quả nhất định, các khoản chi trong các lĩnh vực ưu tiên tăng lên hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã. Các giải pháp, phương án chi đôi khi chưa nhanh nhạy, linh hoạt, trong khi đó đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và luôn vận động, phát triển, công tác tài chính không kịp thời bám sát thực tế thì mọi giải pháp tài chính

sẽ trở nên vô hiệu.Thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa được khắc phục triệt để, chủ yếu nằm ở khâu thiết kế, dự toán chưa chính xác dẫn đến việc đơn vị thanh toán, nghiệm thu khối lượng theo thiết kế nhưng thực tế không phát sinh.

Thứ tư, công tác quản lý chu trình ngân sách cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Trong khâu lập dự toán vẫn còn hạn chế trong tính toán phân bổ nguồn lực phù hợpvới yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ, do đó chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thu, chi trong khâu thực hiện, cũng như việc đánh giá, quyết toán ngân sách đạt hiệu quả. Ngược lại thông qua chấp hành ngân sách cũng chưa đánh giá được sự phù hợp của dự toán với thực tiễn.

Thứ năm, nhìn chung chất lượng kế toán của một số đơn vị và một số phường còn yếu. Các đơn vị chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán về chế độ chứng từ.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ tại một số đơn vị thiếu sự thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai, có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn, đồng thời việc xây dựng Quy chế chưa được đầu tư, nghiên cứu hoàn thiện gây khó khăn trong quá trình thực hiện thực tế. Nhân viên phụ trách kế toán chưa thật sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, báo cáo kế toán còn gửi chậm, điều này

làm ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo ngân sách của thị xã.

Thứ sáu,công tác kiểm tra, thanh tra còn hạn chế về số lượng và chất lượng, kết quả xử lý vi phạm chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa có sư giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu chưa được xác định rõ ràng trong kết luận kiểm tra, thanh tra.

Ngoài ra, công tác thi đua khen thưởng tại một số cơ quan đơn vị còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích, cách thức đánh giá kết quả thi đua tuy có đổi mới mới

nhưng còn chậm so với những thay đổi trong hoạt động tài chính, một số đơn vị chưa

có ý thức thi đua lành mạnh, phấn đấu cùng phát triểnlàm suy giảm ý nghĩa cùa công tác thi đua khen thưởng.

Thứ bảy,lực lượng quản lý ngân sách thị xã tuy đã được quan tâm đào tạo hầu hết đã có trình độ cử nhân, đã đi sâu về chuyên môn nghiệp vụ quản lý chuyên ngành song đối với kiến thức quản lý kinh tế tổng hợp, kiến thức về quản lý Nhà nước vẫn còn hạn chế. Quản lý cơ sở còn mang tính hình thức chưa đi sâu, sátcơ sở, xử lý công

giải quyết công việc. Việc tự rèn luyện của các cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt hiệu quả, chưa tìm tòi để nâng cao chất lượng công tác, chưa thật sự tự tin, vững vàng trước những thay đổi.

Tóm lại, công tác quản lý NSNN trên địa bàn thị xãDĩ An trong giai đoạn 2009 - 2014, ngoài nguồn thu ngân sách thị xã một số năm không đạt dự toán thu nhưng nguồn chi ngân sách thị xã tương đối hiệu quả biểu hiện ở chỗ chi luôn tăng qua các

năm, không xảy ra tình trạng bội chi ngân sách. Công tác quản lý thu thuế đã dần ổn định nguồn thu, các văn bản về thuế cơ bản được hướng dẫn đầy đủ đảm bảo chính

sách thuế được thực thi. Công tác quản lý chi theo hướng tiết kiệm và ưu tiên phát triển giáo đục, đào tạo, y tế và an sinh xã hội, đặc biệt công tác cân đối ngân sách hiệu quả cũng như các công tác về thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách có nhiều tiến bộ. Các khoản tiết kiệm hàng năm luôn được thực hiện nghiêm túc và tăng đều qua các năm.Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác quản lý ngân sách thị xãvẫn chưa đáp ứng một số tiêu chí như thiếu biện pháp quản lý đầy đủ nguồn thu thuế, việc thực hiện các văn bản thu phí, lệ phí còn hạn chế ảnh hưởngđến nguồn thu ngân sách thị xã.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)