CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
3.4.6. Các giải pháp hỗ trợ khác:
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính công:
Cải cách quản lý tài chính công được xem là một trong bốn nội dung quan trọng của công cuộc cải cách hành chính công của Việt Nam, vì vậy công tác cải cách
quản lý tài chính công cần tiếp tục được đẩy mạnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính trong sạch, dân chủ, hiệu quả. Để đạt được điều này, cần phải:
-Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng các văn bản, mẫu biểu
báo cáo số liệu ngân sách đảm bảo tính hợp lý và sự cầnthiết khi ban hành.
-Đẩy mạnh thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý
Nhà nước về tài chính theo hướng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tiến độ thực hiện.
-Thực hiện rà soát, hệ thống hóa các văn bản trong lĩnh vực quản lý ngân
sách, trường hợp nhận thấy sự chồng chéo hoặc không phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương cần kiến nghị UBND tỉnh Bình Dươngsửa đổi, bổ sung.
-Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện công tác cải cách quản lý tài chính công.
Nâng cao tưtưởng, đạo đức:
Gắn với công tác kiểm tra với giám sát việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhất là Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chú trọng giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức, lối sống theo tấm gương
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, thực hiện tốt vai trò, chức trách nhiệm vụ được giao, nội quy, quy chếcơ quan cũng như văn hóa công sở trong cán bộ.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộquản lý ngân sách:
Trong bất cứ công việc nào, con người luôn là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại, trong công tác quản lý quản lý ngân sách cũng vậy, đội ngũ cán bộ quản lý NSNN càng được kiện toàn, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên để cán bộ công chức tài chính có thể đảm đương được
công việc ngày càng phức tạp, nâng cao chất lượng thì công tác quản lý mới đạt được hiệu quả cao nhất. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN cần thực hiện cả về mặt phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ.
Năng lực cá nhân có thể phân thành những năng lực chung bao gồm những thuộc tính như khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo và những năng lực riêng gồm những thuộc tính có ý nghĩa đối với những loại hoạt động nhất định. Như vậy, năng lực là sự kết hợp những tư chất tự nhiên vốn có của con người và những kết quả hoạt động của người đó. Do đó, lãnh đạo phải phát hiện ra tư chất, bồi dưỡng năng lực của mỗi người. Trên cơ sở đó, khi tiến hành phân công nhiệm vụ cho
từng cá nhân, cần phải nắm được tư chất, năng lực của họ để giao nhiệm vụ sao cho
phù hợp với nguyên tắc “chọn đúng người giao đúng việc”. Có như vậy mới khai thác được tiềm năng ở mỗi người, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt công việc.
Hướng dẫn và thực hiện đồng bộ có hiệu quả Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành:
Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện quản lý NSNN. Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị chủ yếutự nghiên cứu và thực hiện, do đó cần có sự hướng dẫn để thực hiện đồng bộ. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin chính sách trên cơ sở hình thành hệ thống thu nhận thông tin phản hồi về các chính sách, cơ chế tài chính từ người dân và doanh nghiệp để khắc phục kịp thời những bất cập và hạn chế của chính sách và quá trình thực hiện chính
sách.
Bên cạnh đó, cơ quan tài chính cần hệ thống hóa các văn bản liên quan đến quản lý NSNN, trên cơ sở đó có sự triển khai đồng bộ đến các đơn vị để đơn vị có ý kiến thắc mắc và được giải đáp, hạn chế tình trạng đơn vị tự nghiên cưus và áp dụng sai qui định.
Việc triển khai các văn bản quản lý ngân sách không chỉ đối với các cán bộ công chức các cơ quan, ban ngành có liên quan đến công tác quản lý ngân sách mà phải triển khai đến các đối tượng là cán bộ lãnh đạo các ngành, các cơ quan đơn vị Chủ tịch UBND các phường nhằm
đảm bảo nhận thứcđầy đủ, cần thiết về Luật NSNN, các chế độ thu chi tài chính để tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành.
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngân sách:
Cơ quan quản lý Nhà nước trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng không thể hoạt động đơn lẻ mà cần có sự phối hợp với các cơ quan có liên quan để cùng thực hiện một nhiệm vụ chung, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan không chồng chéo, đồng thời
hỗ trợ cho các nhiệm vụ của thị xã hoàn thành mục tiêu chung. Do đó, cần phải tăng cường phối hợp giữa các cơ quan như sau:
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và phòng Tài chính – Kế hoạch về cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nhằm đảm bảo nguồn thu từ các hộ kinh doanh;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và phòng Tài nguyên môi trường để theo dõi nguồn thu tiền thuê đất;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và các Ban quảnlý chợ và các đơn vị khác để quản lý nguồn thu thuế từ các tiểu thương và nguồn thu khác;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và KBNN để quản lý sốtiền thu thuế;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế và phòng Tài chính - Kế hoạch để lập dự toán, chấp hành và quyết toán thu;
- Phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng trong cưỡng chể thu nợ thuế;
- Phối hợp giữa phòng Tài chính – KH và KBNN thị xã để kiểm soát quá trình
chấp hành dự toán và thực hiện quyết toán ngân sách thị xã;
- Phối hợp giữa phòng Tài chính - Kế hoạch và Thanh tra NN thị xã trong xử lý các đơn vị vi phạm về quản lý ngân sách.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách:
Việc ứng dụng CNTT trong thời đại ngày nay đã là một tất yếu khách quan, với
công tác quản lý tài chính thì sự chính xác kịp thời của những con số thu, chi ngân
sách chính là điều kiện mang lại hiệu quả quản lý ngân sách, vì vậycần ứng dụng công nghệ thông tin tại thị xãtheo hướng sau:
Xây dựng hệ thống mạng thống nhất từ cơ quan quản lý tài chính đến các đơnvị để kịp thời thông tin các văn bản về chế độ, chính sách mới nhất, thông tin các nội dung về định hướng trong từng tháng, nhắc nhở việc thực hiện các công tác tài
chính,...
Xây dựng phần mềm có chức năng tổnghợp được số liệu từ báo cáo gửi qua mạng củacác đơn vị, để việc kiểm tra số liệu chính xác hơn tiết kiệm thời gian của các chuyên viên khi phải xem xét và nhập lại số liệu từ bản báo cáo giấy của đơn vị gửi.
Ngoài ra, khi có nhu cầu sừ dụng hoặc bạo cáo số liệu cho cơ quan quản lý cấp trên thi cơ quan tài chính có thể chủ động trích xuất từ phần mềm quản lý thay vì yêu cầu đơn vị báo cáo sẽ làm chậm tiến độ báo cáo chung.
Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ quản lý, triển khai đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về NSNN, và tài sản công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và ứng dụng đề án này trong công tác theo dõi, quản lý, điều hành ngân sách chính xác, kịp thời.
Hiện nay, việc mua sắm của người dân đã không còn bó hẹp ở phạm vi ban ngày nữa, nghĩa là nhu cầu mua bán hàng hóa về đêm là có thực ở thị xã Dĩ An, là địa bàn giáp ranh quận Thủ Đức, TP. HCM nêntình hình mua bán ở trung tâm Hành chính
thị xã Dĩ An vào mỗi buổi tối luôn tấpnập, đông đúc, do đó lãnh đạo thị xã Dĩ An cần qui hoạch khu chợ đêm vào buổi tối để đáp ứng nhu cầu người dân và tạo nguồn thu cho thị xã. Đồng thời có biện pháp tuyên truyền, vận động các cơ quan, nhân dân cư trú tại khu vực tổ chức chợ đêm ủng hộ việc thiết lập chợ. Sau đó, lựa chọn đơn vị kinh doanh khai thác và quản lý chợ đêm đồng thời các cơ quan chức năng sẽ thực hiện hỗ trợ các biện pháp đảm bảo trật tự, an ninh, xã hội, trật tự giao thông tại khu vực tổ chức chợ đêm. Ngoài ra, trong giai đoạn đầuhoạt động chợ đêm sẽ ưu tiên thực hiện thủ tục pháp lý về đăng ký kinh doanh, các đơn vị sản xuất kinh doanh, cá nhân trong khu vực sẽ được ưu tiên tham gia trực tiếp kinh doanh tại khu vực chợ đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân hoạt động chợ đêm.
Nếu hoạt động chợ đêm đi vào ổn định và được phát triển tại các khu vực đông dân cư sẽ là điều kiện tăng nguồn thu NSNN tại thị xãcả về thuế và phí chợ.
Bảng khả thi của giải pháp