Tình hình quản lý ngân sách tại huyện Thường Tín, TP HàN ội:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 34 - 36)

Thường Tín là một huyện nằm phía Nam của thành phố Hà Nội, có diện tích là 127,59 km2 và dân số khoảng 240.000 người. Hiện nay Thường Tín có 1 thị trấn và 28 xã. Huyện có 126 làng cổ, hiện thời được phân thành 169 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố

tại 28 xã và 1 thị trấn. Được thừa hưởng truyền thống lịch sửvăn hóa đặc sắc của vùng

ven đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, vùng đất này có nhiều dấu ấn

đi vào lịch sử. Cơ cấu các ngành chiếm tỷ trọng như sau:Công nghiệp - xây dựng: 53,4%, Thương mại dịch vụ: 32,5%, Nông nghiệp: 14,1%.

Bảng 1.3 Cân đối thu chi ngân sáchhuyện Thường Tínqua các năm:

Đơn vị: triệu đồng.

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tổng thu NS huyện 115.144,33 193.706,65 270.330,73 2 Tổng chi NS huyện 113.630,84 172.341,705 230.802,14 3 Chênh lệnh thu, chi NSNN 1.513,49 21.364,95 39.528,59

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.

Tổng thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt

115.144,33; 193.706,65; 270.330,73 triệu đồng, trong đó:

Thu quốc doanh tăng nhanh chóng từ 397 triệu đồng năm 2006 lên 1.159,18 triệu đồng năm 2007, tăng 191,98%; 1.881,10 triệu đồng năm 2008, tăng 62,28% so với năm 2007. Các khoản thu của huyện đều hoàn thành tốt, tăng dần qua các năm, ngoài khoản thu phí và lệ phí. Huyện chưa hoàn thành tốt công tác này mặc dù khoản thu này có tiềm năng lớn trong công tác thu ngân sách trên địa bàn. Khoản thu này tăng từ 2.944,15 triệu đồng năm 2006 lên 3.078,53 triệu đồng năm 2007 nhưng lại đột ngột xuống 1.912,05 triệu đồng năm 2008.

Về chi NS huyện, Chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được huyện chú ý đầu tư, năm 2007 so với năm 2006 tăng 51,67 %; Năm 2008 chi

34.238,73 triệu đồng,tăng 33, 91% so với năm 2007. Chi thườngxuyên chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách huyện, nó tăng dần theo năm: 59.466,289 triệu đồng năm 2006; 86.270,337 triệu đồng năm 2007 và 101.204,510 triệu đồng năm 2008, tăng 117,1% so với năm 2007. Chi hỗ trợ ngân sách năm 2008 là 95.538,9 triệu đồng,tăng 282,27% so với năm 2007. Chi cho giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao được phân tiết cho từng cấp dạy.

Nhận xét:

Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, thu đã vượt chi đảm bảo thặng dư ngân sách, các khoản thu hầu hết đều được thực hiện

tăng dần qua các năm. Các phải phân cấp quản lý mạnh các nguồn thu thuế chủ lực để tránh tình trạng một số nguồn thu thuế giảm đột ngột, không kiểm soát được.

Các khoản chi ngân sách được kiểm tra chặt chẽ về thủ tục trước khi cấp phát, các khoản chi đều được thực hiện theo đúng mục đích, đúng đối tượng.

Phát triển KT - XH, đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra (6,5% năm 2009), giảm khoản cách giàu nghèo giữa dân thành thị và nông thôn.

Đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, bệnh viện, đường xá, trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo,

xây dựng hộ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 34 - 36)