Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 71 - 76)

BÌNH DƯƠNG.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:

Có thể nói, công tác quản lý ngân sách thị xã Dĩ An còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục bên cạnh những thành tựu cần phát huy. Muốn thực hiện được điều đó,

trước tiên, cần phải tìm hiểu nguyên nhân các hạn chế trên, trong đó hạnchế tồn tại do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

 Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất,sự ảnh hưởng của suy giảm kinh tếtoàn cầu nhất là biến động của giá cả thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư còn chậm, tỷ trọng ngành TM - DV tuy có tăng nhưng còn thấp so với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiềm năng phát triển của thị xã dẫn đến khó khăn trong công tác thu thuế. Mặt khác, các chợ tự phát phát sinh xung quanh các chợ đã làm cho hiệu quả kinh doanh của tiểuthương trong chợ giảm sút, nguồn thu NSNN cũng theo đó mà giảm đi đáng kể, trong khi các hộ kinh doanh tự phát không phải nộp bất kỳ các khoản thu nào

Thứ hai,các dự án chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư tham gia, một số dự án còn gặp vấn đề khó khăn trong công tác đền bù giải tỏa như dự án xa lộ Mỹ Phước – Tân Vạn, dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội, dự án tuyến tàu điện Metro…,người dân không chấp nhận việc đền bù hoặc có tranh chấp về người nhậnđền bù,... vì vậy, các dự án không thể thực hiện theo kế hoạch, đặc biệt là các dự án về xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại hoặc dự án xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục,... Điều này rõ ràng ảnh hưởng tương đốilớn đến nguồn thu NSNN của thị xã.

Thứ ba, cùng với sự phát triển kinhtế, sự du nhập những làn sóng các tệ nạn xã hội, vãn hóa độc hại, đã làm tổn thương đến các giá trị đạo lý dân tộc, những giá trị

nhân văn truyền thống, tệ nạn xã hội diễn biến ngày càng phức tạp, các băng nhóm tội phạm lứa tuổi thanh thiếuniên có tính chất manh động ngày càng tăng do sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội chưa đúng mức dẫn đến khó khăn trong

công tác quản lý chi đối với hoạt động đảm bảo an ninh trật tự xã hội, khó đảm bảo thực hiện đúng dự toán.

Thứ tư, một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu như: một số chính sách thuế có thay đổi từ đầu năm nên cơ quan thuế mất khá nhiều thời gian và nhân lực để tập trung hướng dẫn thực hiện; do tình hình kinh tế biến động, giá cả, lãi suất ngân hàng tăng nhanh, các doanh nghiệp khó huy động vốn, hoạt động không đảm bảo, giao dịch hàng hóa chậm, công nợ khó đòi nên chậm nộp tiền thuế làm tăng số thuế nợ; hàng năm đều cổ nhiều ngày nghỉ kéo dài như: tết Nguyên Đán,

lễ 30/4 - 1/5 nên ảnh hưởng đến tiến độ đốc thu nợ; một số hộ kinh doanh, doanh nghiệp còn dây dưa, kéo dài thời gian nộp thuế dù Cán bộ thuế đã nhiều lần đôn đốc

thu.

Thứ năm, đối với công tác kiểm tra quyết toán hàng năm, do hạn chế thời gian,

Thông tư 01/2007/TT-BTC qui định: “trong phạm vi tối đa 30 ngày phải hoàn thành việc xét duyệt, hoặc thẩm định và thông báo quyết toán năm khi nhận được báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán cùng cấp, hoặc của ngân sách cấp dưới trực thuộc có đầy đủ các mẫu biểu quyết toán theo quy định”, do đó việc kiểm tra quyết toán

không thể thực hiện đối với tất cả các đơn vị mà chỉ có thể thực hiện kiểm tra luân phiên dẫn đến tâm lý chủ quan của một số đơn vị trong năm chưa thực hiện kiểm tra.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, những hạn chế trong công tác quản lý thu, bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn do những nguyên nhân chủ quan như: công tác đôn đốc thu nợ còn chậm, đặc biệt là công tác cưỡng chế nợ đã ảnh hưởng đến tiến độ chung trong công tác thu; một vài viên chức còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong

công tác kiểm tra khai thác nguồn thu, công tác cưỡng chế còn có tâm lý e dè, ngại đụng chạm; một số đội thuế phát hành thông báo nợ thuế còn chậm.

Thứ hai,những tồn tại trong quản lý chi đầu tư chủ yếu do khâu lập dự ánđầu tư, công tác khảo sát, thiết kế chưa khả thi, chưa tiết kiệm vốn đầu tư. Các nhàtư vẫn chủ yếu thiết kế công trình cho kịp tiến độ do chủ đầu tư đề ra mà chưa xem trọng việc thiết kế công trình theo phương án tối ưu về mọi việc dẫn đến thiết kế phải điều chỉnh

nhiều lần. Bên cạnh đó, các đơn vị thụ hưởng ngân sách có tâm lý lo ngại vốn đầu tư sử dụng không hết thì năm sau sẽ không được cấp tiếp hoặc cấp vốn ít hơn nên tìm cách sử dụng triệt để vốn đầu tư, từ đó các đơn vị còn thiếu trách nhiệm trong theo dõi

các khâu từ lập dự án đầu tư, thiết kế đến tiến độ thực hiện công trình dẫn đến một số nhà thầu không có biện pháp thi công phù hợp làm chậm tiến độ, thời gian kéo dài gây lãng phí vốn đầu tư.

Thứ ba, công tác xây dựng dự toán ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, các đơn vị có xu hướng lập dự toán thu phí, lệ phí thấp hơn thực tế do tâm lý e ngại không hoàn thành chỉ tiêu được giao, riêng dự toán thu sự nghiệp cũng được lập thấp hơnthực tế nhằm nhận kinh phí ngân sách cấp cao hơn.

Thứ tư, thủ trưởng một số đơn vị thiếu quan tâm đối với công tác tài chính. Mặt khác, chưa phân công công việc phù hợp với khả năng của từng người trong phạm vi biên chế được giao, do đó, không phát huy được năng lực cá nhân để tiết kiệm biên chế, mở rộng hoạt động sự nghiệp, tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho nhân viên. Ngược lại, do thu nhập thấp nên nhân viên trong đơn vị cũng không làm việc hết khả năng, dẫn đến việc đơn vị tiếp tục tuyển dụng hoặc thuê ngoài và tiếp tục làm giảm kinh phí tiết kiệm.Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công lập còn thụ động trong việc tự chủ tài chính, đơnvị còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của NSNN trong cấp kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư, sửa chữa.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn thiếu kiên quyết nên nhiều đơn vị không ý thức được sửa chữa, điều chỉnh các sai phạm. Một số biện pháp chế tài chưa thật sự được phát huy hết tác dụng do việc xử lý còn thiếu kiên quyết, một số đơn vị chưa thật sự quan tâm lãnh đạo côngtác kiểm tra, giám sát, thiếu chủ động ngăn ngừa sai phạm, một số cán bộ chưa nỗlực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, công tác thi đua khen thưởng chưa triển khai đến tất cả các đơn vị thụ hưởng ngân sách nên các đơn vị không thực hiện việc thi đua có tâm lý chủ quan, không tập trung thực hiện đầy đủ, đúng quy định về công tác tài chính.

Thứ bảy, năng lực quản lý của một số cán bộ lãnh đạo, cơ quan đơn vị chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn, chưa chủ động, tích cực thực hiện hết thẩm quyền, trách nhiệm của mình, năng lực dự báo còn hạn chế, còn lúng túng, xử lý chậm trong quá

trình quản lý. Sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa thị xã và phường đôi lúc chưa chặt chẽ dẫn đến thờigian xửlý công việc chậm trễ, hiệu quả quản lý ngân sách không đạt được như mong đợi.

Thứ tám, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao, phát sinh các trường hợp không chấp hành nghĩa vụ thuế hoặc biến tướng các hoạt động sản xuất, kinh doanh,...

Kết luận chương 2.

Luật NSNN từ khi ban hành đến nay (năm 2015) đã được hơn 12 năm, các địa phương trên phạm vi cả nước đã vận dụng Luật NSNN vào tình hình thực tiễn của từng địa phương có những đặc thù nhất định và từ đó việc quản lý ngân sách của từng tỉnh, thành cũng có những điểm riêng biệt.

Bình Dương là một trong 10 tỉnh, thành có đóng góp NSNN cao nhất nước, là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá cao, nền kinh tế của tỉnh phát triển và theo hướng bền vững. Để đạt được những thành tựu về phát triển KT-XH

như hiện nay là nỗlực rất lớn và có sự đóng góp không nhỏ của nguồn thu từ thị xã Dĩ An, chiếm hơn 20% nguồn thu của NS tỉnh Bình Dương.

Trong Chương 2, luận văn đã phân tích tình hình quản lý ngân sách trên địa bàn thị xã Dĩ An trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, có những mặt đã đạt được thị xã tiếp tục phát huy, đồng thời cũng còn có những hạn chế nhất định trong công tác

quản lý ngân sách như đã phân tích trên. Qua đó, hình thành các giải pháp nâng cao công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thị xãDĩ An trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)