Quận 6 nằm về phía Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 kmP
2
P
, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Dân số
hiện nay của Quận 6 là 252.811 người (thời điểm Tổng điều tra dân số tháng 4 năm
2011), mật độ dân số bình quân 35.408 người/kmP
2
P
, trong đó nữ chiếm 53%. Địa bàn Quận 6 được chia thành 14 phường (Phường 01 – Phường 14 với 74 khu phố và 1311 tổ dân phố); thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 73,31%, người Hoa chiếm 26,10%, còn lại là người Chăm, Khơ - me, Tày, Nùng…
Có thể nói, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế nêu trên, thông qua việc triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể, Quận 6 đã phát huy nội lực, thu hút vốn đầu
tư trong và ngoài nước cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đặc biệt trong nhiệm kỳ IX (2005-2010), Quận 6 đã tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”, đẩy mạnh thực hiện đề án “Các giải pháp phát huy nội lực, thu hút đầu tư, chuyển dịch kinh tế”, phát triển vững chắc các ngành công nghiệp thực phẩm, cao su - nhựa, cơ
khí, chế tạo máy, giày da, dệt may... với tốc độtăng bình quân hàng năm là 17,55%
Bảng 1.4 Tình hình thu, chi ngân sách quận 6 giai đoạn 2007-2011:
Năm Thu (triệu đồng) Chi (triệu đồng) Kết dư (triệu đồng)
2007 278.330 221.680 56.650
2008 313.236 283.236 30.000
2009 354.272 280.415 73.857
2010 421.191 343.127 78.064
Nguồn: Quyết định công khai dự toán, quyết toán ngân sách; Báo cáo quyết toán ngân sách quận 6 các năm từ năm 2007 đến năm 2011.
Kết dư ngân sách qua các năm ngày càng cao, trong đó năm 2011 có kết dư ngân sách cao nhất là 136.379 triệu đồng, đạt 175% so với số kết dư năm 2010. Kết quả này là nhờ tăng thu tiết kiệm chi, sử dụng dự phòng hợp lý, hạn chế không để xảy
ra tình trạng bội chi ngân sách.
Các nguồn thu ngân sách hưởng 100% chiếm tỷ trọng caotrong tổng nguồn thu, đạt từ 60% đến 78%, nguồn thu phân chia ngân sách cấp quận hưởng theo tỷ lệ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Nguồn thu ngân sách cấp quận trên địa bàn không ngừng được tăng lên, cụ thể năm 2007, tổng thu ngân sách quận là 278.330 triệu đồng đến năm 2011 tổng thu ngân sách cấp quận là 510.081 triệu đồng. Cơ quan thuế luôn tăng cường công tác đôn đốc thu đi đôi với công tác kiểm tra, giải quyết nợ động của năm trước, thực hiện kê biên đúng qui trình đối với cơ sở kinh doanh dây dưa nợ thuế,…
Cùng với nguồn thu tăng, trong những năm qua, tổng chi của ngân sách quận
cũng tăng. Cụ thểnăm 2007, tổng chi ngân sách quận là 221.680 triệu đồng, đến năm
2011, tổng chi ngân sách cấp quận là 373.702 triệu đồng. vềcơ cấu chi, chi ngân sách cấp quận gồm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi khác, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất từ65% đến 85%, còn chi khác chiếm tỷ trọng thấp nhất từ 9% đến 15%. Tỷ trọng chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp y tế, sự
nghiệp xã hội qua các năm đều chiếm 46% đến 62% trong tổng chi thường xuyên.
Nhận xét:
Thu ngân sách cấp quận qua các năm đều vượt dự toán, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Kết quả thu ngân sách đạt tương đối toàn diện trên cả lĩnh vực thu thuế và thu phí, lệ phí.
Một số công tác như công tác tuyên truyền, hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế, công tác ủy nhiệm thu được thực hiện hiệu quả nên đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch thu ngân sách của quận.
Nhìn chung, kinh tế quận 6 đã có những bước phát triển đáng kể một phần là nhờ thuế đã phát huy vai trò là công cụ quản lý vĩ mô và điều tiết nền kinh tế. Trong đó, có thể nói quy trình quản lý thuế đang thực hiện đóng góp rất lớn vào việc phát huy vai trò này của thuế. Thông qua thuế, quận 6 đã thực hiện các khoản chi tiêu nhằm
cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội. Tuy chưa thể khắc phục hết những hạn chế của nền kinh tế thị trường nhưng việc cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công như hiện nay đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của người dân mà nền kinh tế thị trường vốn không đáp ứng được.
1.8.2. Rút ra bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu tình hình quản lý Ngân sách Nhà nước ở các quận, huyện trên: