Tình hình chi ngân sách thị xã giai đoạn 2009-2014: B ảng 2.3 Số liệu chi ngân sách thị xã từnăm 2009 đế n 2014:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 54 - 59)

BÌNH DƯƠNG.

2.2.3.3 Tình hình chi ngân sách thị xã giai đoạn 2009-2014: B ảng 2.3 Số liệu chi ngân sách thị xã từnăm 2009 đế n 2014:

Năm Dự toán (triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) So sách thực hiện so với dự toán (%) Tốc độtăng, giảm chi (%) 2009 500,005 467,673 93,53 2010 586,498 636,547 108,53 36,12 2011 847,111 844,384 99,68 32,65 2012 829,299 858,514 103,52 1,67 2013 953,129 886,997 93,1 3,3 2014 986,409 991,179 104,8 11,74

Nguồn: Nghị quyết về Tổng quyết toán NSNN của Hội đồng nhân dân thị xã từ năm 2009 đến 2014.

Tỷ trọng các khoản chi ngân sách thị xã đã tăng đều qua các năm, năm 2009

là 500.005 tỷđồng, đến năm 2014 là 991.179 tỷđồng, tổng chi ngân sách thị xã luôn bám sát với nhu cầu thực tiễn mà HĐND tỉnh và HĐND thị xã giao cho (Số liệu được trình bày tại phụ lục 2.7).

Về cơ cấu chi, chi ngân sách thị xã gồm chi đầu tư phát triển, chi thường

xuyên và chi khác, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất từ 42% đến 62%, còn chi khác chiếm tỷ trọng thấp nhất từ 2,8% đến 20%, năm 2014 chỉ chiếm

Biểu đồ2.3 Cơ cấu chi ngân sách thị xã Dĩ An 2009 – 2014.

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương các năm từ 2009 đến năm 2014.

Qua biểu đồ 2.3 cũng cho thấy tỷ trọng các khoản chi tương đối ổn định qua

các năm, không có biến động lớn.

Về số tuyệt đối, các khoản chi thường xuyên tăng dần qua các năm về số tuyệt

đối, chi thường xuyên năm 2009 là 218,678 triệu đồng đến năm 2014 là 614,588 triệu

đồng. Riêng chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2011- 2014,

năm 2011chi đầu tư phát triển cao nhất là 414,585 triệu đồng đến năm 2014 giảm còn 349,057 triệu đồng và không biến động nhiều so với năm 2012, 2013. (Số liệu được trình bày cụ thể tại phụ lục 2.8 và 2.9).

Theo đó, công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng được quan tâm, tạo điều kiện thúc đẩy việc giải ngân đối với các công trình, thực hiện bố trí vốn đầu tư, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên cho những dự án đang thực hiện, công trình công cộng hoặc dự án trọng điểm. Nhờ đó, nhiều công trình đã được bàn giao và đưa vào sử dụng,

trong đó chủ yếu là công trình trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan hành chính, hoặc hoàn thành công tác sửa chữa Trung tâm y tế quận, các trạm y tế phường, nâng cấp vỉa hè, hẻm, lắp đặt hệ thống thoát nước,... - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi đầu tư phát triển (triệu đồng)

Chi thường xuyên (triệu đồng)

Về chi thường xuyên, thị xãđã đáp ứng được tương đối nhu cầu chi cho các lĩnh vực chủ yếu như:

Đối với lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế, đặc biệt là công tác quét vệ sinh các tuyến đường, duy tu hệ thống thoát nước, chăm sóc công viên cây xanh và đảm bảo điện chiếu sáng dân lập là những công việc với khối lượng trong những năm qua thị xã đã đạt được một kết quả khả quan trong quản lý chi ở lĩnh vực này biểu hiện ở số quyết toán chi luôn thấphơn dự toán nhưng hiệu quả công việc vẫn được đảm bảo.

Bên cạnh đó, số chi cho sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao quản lý hành chính,

an ninh - quốc phòng, cải cách hành chính, tư pháp hàng năm được quan tâm, tạo điều kiện tốt đảm bảo an ninh trật tự, đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Việc chi đúng theo dự toán đầu năm được giao ngày càng thực hiện tốt hơn, trong năm đã hạn chế được tối đa tình trạng phát sinh chi ngoài dự toán, trường hợp

phát sinh các khoản chi vượt dự toán đều được UBND thị xã xem xét kỹ trước khi quyết định chi. Việc mua sắm được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, chỉ bổ sung kinh phí mua sắm đối với những trường hợp thực sự cấp thiết. Nhờ đó, các năm gần đây tình trạng phát sinh chi ngoài dự toán đã giao đã giảm, việc điều hành ngân sách của thị xãcũng đạt được hiệu quả cao hơn.

UBND xã Dĩ An đã giao cho Phòng Tài chính – Kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm túc Quyết định số 3051/QĐ-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu chingân sách năm 2011, trong đó thực hiệntiết kiệm 10% chi thường xuyên dùng để cải cách tiền lương. Năm 2013, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ (Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2013), Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính -

ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát,

sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi

chưa thực sự cấp thiết, thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên. Đã gây không ít khó khăn trong việc đảm bảo công tác chi trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, Phòng Tài chính – kế hoạch đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị sử dụng tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu chi cho toàn thị xã.

Nhìn chung tổng chi ngân sách thị xã luôn đảm bảo trong dự toán được giao,

chủ yếu tập trung chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp y tế và đảm bảo xã

hội, luôn tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi thường xuyên (Số liệu được trình bày cụ thể tại phụ lục 2.8 và 2.9).

Số chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo năm 2009 là 67,803 triệu đồng, đến năm 2014 là 226,684 triệu đồng, nhằm hoàn thành phổ cập giáo dục, đào tạo nhân lực cho nền kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, hệ thống trường lớp được quy hoạch và đầu tư trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia.

Đối với sự nghiệp y tế, số chi năm 2009 là 17,183 triệu đồng, năm 2014 là 40,960 triệu đồng, các hoạt động chăm lo sức khỏe, phòng và chữa bệnh cho nhân dân

được quan tâm đầu tư từ ngân sách, vừa nâng cấp các cơ sở y tế vừa tăng cường các

thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được tốt hơn. Ngoài ra,

với mức chi ngày càng tăng cũng đảm bảo chế độ lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức, nhân viên hoạt động trong ngành giáo dục -

đào tạo, và y tế.

Ngoài ra, số chi cho đảm bảo xã hội cũng tăng dần qua các năm, trong đó năm

2009 là 5,573 triệu đồng, năm 2014 là 21.219 triệu đồng, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống dân nghèo, người cao tuổi, gia đình có công với cách mạng,., đặc biệt ưu tiên chi cho công tác 3 giảm, phòng chống ma túy, phổ cập giáo dục, xóa đói giảm nghèo, tạo được bước chuyểnbiến tốt trong địa bàn dân cư.

Nhìn tổng thể, các khoản chi không vượt nhiều so với dự toán đầu năm và tốc độ tăng chi hàng năm còn biến động do trong công tác quản lý chi vẫn còn những điểm chưa hiệu quả. Cụ thể:

Một số dự án đầu tư không phát huy hiệu quả, một số công trình đầu tư sau khi đưa vào sử dụng không đáp ứng yêu cầu hoạt động buộc phải chuyển đổi công năng cũng gây lãng phí vốn đầu tư từ NSNN.

Công tác kiểm tra, thanh tra chưa sâu rộng, việc xử lý trách nhiệm. chưa triệt để, việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra còn kéo dài cũng như chưa có công tác phúc tra hiệu quả.

Chi thường xuyên đối với tiền điện chiếu sáng dân lập vẫn chủ yếu dựa trên hóa đơn tiền điện do Công ty điện lực phát hành mà chưa có biện pháp kiểm tra về thời gian phát sáng đèn đường và khối lượng điện năng sử dụng. Điều này có thể dẫn đến lãng phí trong sử dụng điện năng và số chi ngân sách cho việc chiếu sáng dân lập.

Chi thường xuyên đối với sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, đào tạo, y tế tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chất lượng giáo dục chưa được nâng cao, trong đó thu nhập của giáo viên còn thấp và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại

hóa. Công tác đào tạo còn hạn chế, các lớp tập huấn về nghiệp vụ tổ chức tại thị xã còn

ít, chưa đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức.

Các trang thiết bị y tế thường xuyên được trang bị nhưng vẫn chậm so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Mặt khác, chưa thu hút được nhiều y bác sỹ có

chuyên môn tay nghề cao làm việc tại Bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng thị xã,

đồng thời các trường hợp nghỉ việc còn nhiều. Bên cạnh đó, công tác quản lý tại Bệnh

viện còn nhiều bất cập, đặc biệt là công tác quản lý thuốc còn lỏng lẽo dẫn đến số liệu quyết toán thu chi viện phí thường chậm và không chính xác phải kiểm tra, điều chỉnh nhiều lần ảnh hưởng đến thời gian thực hiện ghi thu ghi chi chung cả thị xã.

Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao còn yếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chủ yếu do ngân sách đảm nhận kinh phí nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động văn hóa và tập luyện thể thao, nhiều phong trào văn hóa, thể thao do cấp trên phát động cũng do ngân sách hỗ trợ, đơn vị chưa chủ động cân đối được nguồn để thực hiện.

Hầu hết các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thị xã trong nghiên cứu văn bản hướng dẫn về tự chủ tài chính còn hạn chế dẫn đến không khai thác hiệu quả nguồn thu tại đơn vị, còn ỷ lại vào kinh phí ngân sách cấp. Bên cạnh đó, các đơn vị còn thụ động trong việc phân tích tình hình hoạt động thực tế tại đơn vị để đề xuất việc hợp tác, liên kết hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Đối với chi quản lý Nhà nước: chi theo mức khoán kinh phí quản lý hành chính

theo quy định của tỉnh. Tuy nhiên, một số khoản chi được tập trung thanh toán như tiền điện, nước, các khoản chi khác cùng được các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã

sử dụng chung nên được trích một phần từ kinh phí khoán của mỗi cơ quan hình thành

chi phí chung giao cho Văn phòng UBND thị xãquản lý để thực hiện các nội dung chi trên. Tuy nhiên, việc chi từchi phí chung chưa được công khai đến tất cả các đơn vị và một số nội dung chi không nhằm mục đích chi cho công tác chung.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)