Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cân đối ngân sách thị xã:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

3.4.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cân đối ngân sách thị xã:

Trong quá trình tổ chức cân đối ngân sách thị xã, cần phải khai thác các nguồn thu một cách hợp lý, chống thất thoát nguồn thu của NSNN; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả; mọi tài sản được đầu tư mua sắm bằng nguồn NSNN và tài sản khác của NN phải được quản lý theo đúng chế độ qui định.

Quỹ dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách phải đảm bảo được trích lập hằng

năm một cách đầy đủvà đúng theo qui định. Dự phòng ngân sách thị xã phải bố trí đủ để đáp ứng các yêu cầu chi cho việc thực hiện chính sách mới, chi đột xuất và dành một phần dự trữ gối đầu năm sau. Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng

không thểtrì hoãn được mà nguồn dựphòng không đáp ứng đủ thì phải sắp xếp lại các khoản chi, để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó.

Đẩy mạnh thực hiện qui trình Quốc hội quyết định ngân sách Trung ương và

mình, thay cho việc Quốc hội quyết định ngân sách Nhà nước, HĐND các cấp quyết định ngân sách cấp mình nhưng đã được Quốc hội quyết rồi. Vì các lý do: giảm được khó khăn trong khâu lập dự toán, đơn giản quá trình tổng hợp từ cơ sở, đồng thời tạo điều kiện cho các cấp chính quyền chủ động trong điều hành ngân sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

51T

Cần tiếp cận cơ bản về quản lý ngân sách theo đầu ra.51TQuản lý ngân sách theo đầu ra là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ. Quản lý ngân sách theo đầu ra bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường công việc thực hiện của các cơ quan Nhà nước so với mục tiêu đề ra. Nó bao gồm nhiều công đoạn như: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả nhắm tới, giám sát công việc thực hiện, phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đề ra.

Khi thực hiện phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra thì ngân sách lập theo tính chất “mở”- công khai, minh bạch; Các nguồn lực tài chính của Nhà nước được tổng hợp toàn bộ vào trong dự toán ngân sách; Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn; Ngân sách được lập dựa vào nhu cầu và mục tiêu phát triển KT - XH; Ngân

sách hợp nhất chặt chẽ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư; Ngân sách lập dựa trên cơ sở nguồn lực không thay đổi trong trung hạn và do vậy, đòi hỏi phải có cam kết chặt chẽ; Phân bổ ngân sách dựa theo thứ tự ưu tiên chiến lược; Phi tập trung hóa trong quản lý ngân sách, người quản lý được trao quyền chủ động trong chi tiêu.

Cần thực hiện theo hướng từng bước xóa dần các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ tỉnh, huyện, xã, đồng thời nâng dần các khoản thu cho từng cấp ngân sách được hưởng 100%, ổn định lâu dài, chẳng hạn nâng tỷ lệ cho ngân sáchphườnghưởng

100% thuế phi nông nghiệp nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế CQSDĐ, thuế tài nguyên; nâng mức điều tiết cho ngân sách thị xã hưởng đối với thuế VAT, thuế TNDN, thuế TTĐB. Từ đó, làm cho địa phương chủ động trong quản lý, khai thác nguồn thu, tăng

thu cho ngân sách cấp mình, đồng thời làm giảm số bổ sung từ ngân sách tỉnh.

Nhu cầu chi cho đầu tư những tháng đầu năm thường tập trung triển khai lớn, song nguồn thu lại chia đều trong năm, nhưng chưa có biện pháp tháo gỡ kịp thời để

đảm bảo nguồn vốn tập trung cho đầu tư XDCB. Tuy nhiên, theo qui định thì địa phương chỉ được xử lý bằng nguồn vay từ KBNN trong hạn mức, Quỹ dự trữ tài chính, vay ngân hàng thương mại nhưng tổng dư nợ không được vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước. Như vậy, cần thiết cho phép các địa phương được vay các Ngân hàng thương mại vượt mức trên để chi cho đầu tư, dư nợ vay có thể giới hạn trên tỷ phần trăm so với GDP để tạo điều kiện cho địa phương có nguồn đầu tư phát triển kinh tế xã hội; nguồn bố trí trả nợ được cân đối từ nguồn xây dựng cơ bản hàng năm, nguồn thu từ hiệu quả của dự án và số tăng thu ngân sách của địa phương.

Bảng khả thi của giải pháp

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Tổng Trung bình

Chênh

lệch Max Min Hoànthiện công tác quản lý cân đối

ngân sách thị xã 0 2 9 48 31 90 4.20 3 5 2

1

Cần phải khai thác các nguồn thu một

cáchhợplý,chống thất thoát nguồn thu

của NSNN; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

0 0 0 9 6 15 4.40 1 5 4

2

Quỹ dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách phải đảm bảo được trích lập hằng năm một cách đầy đủ và đúng theo qui

định. 0 0 0 8 7 15 4.47 1 5 4

3

Thực hiệnqui trìnhQuốc hội quyết định

ngân sách Trung ương và phần trợ cấp

cho ngân sách cấp dưới và HĐND các

cấp quyết định ngân sách cấp mình. 0 1 2 8 4 15 4.00 3 5 2 4

Cần tiếp cận cơ bản về quảnlý ngân sách

theo đầu ra. 0 0 2 8 5 15 4.20 2 5 3

5

Từng bước xóadầncác khoản thuđược

phân chia theotỷ lệ tỉnh, huyện,xã,đồng thờinângdầncáckhoảnthu cho từng cấp

ngân sách được hưởng 100%, ổn định

lâu dài. 0 0 0 10 5 15 4.33 2 5 3

6

Cho phép các địa phương được vay các Ngân hàngthương mại vượt mứctrênđể

chi chođầu tư, dư nợvay cóthể giới hạn trên tỷ phần trăm so với GDP để tạo điều

kiện cho địa phương phát triển. 0 1 5 5 4 15 3.80 3 5 2

STT

Trung bình < 3: không khả thi; Trung bình = 3: không có ý kiến; 3 < Trung bình < 4: khả thi thấp; Trung bình ≥ 4: khả thi.

3.4.5. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, công tác thi đua, khen thưởng trong quản lý ngân sách:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)