Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chu trình Ngân sách thị

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

3.4.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chu trình Ngân sách thị

xã:

Theo Luật Ngân sách năm 2002 thì lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; an ninh -

quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, tuy nhiên như đã phân tích tại Chương 2, thực trạng công tác lập dự toán hiện nay tại thị xãđòi hỏi phải khắc phục tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, thiếu định mức và xây dựng dự toán chậm trễ.

Muốn vậy, phải chú ý việc xây dựng kế hoạch công tác, phương hướng phát triển để từ đó lập dự toán thu, chi sát với thực tế, hạn chế tối đa phát sinh kinh phí ngoài dự toán, gây bị động cho việc điều hành ngân sách.

Tăng cường triển khai sử dụng hệ thống TABMIS của Bộ Tài chính một cách thành thạo, kiến nghị với cấp trên về những khó khăn trong việc triển khai thực hiện, để có hướng xem xét, tháo gỡ khó khăn.Theo đó, cần phải tăng cường trách nhiệm của các đơn vị lập dự toán đồng thời tăng cường việc xem xét dự toán của cơ quan tài

chính. Cụ thể:

- Hướngdẫn các đơn vị dự toán trước khithựchiện lập dự toán vớicác yêu cầu: + Lập dự toán NSNN phải trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm hiện tại;

+ Lập dự toán dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về

thu, chi tài chính;

+ Lập dự toán phải dựa trên các kế hoạch, nhiệm vụ xác thực trong năm lập dự toán để tính toán đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán;

+ Xây dựng và gửi dự toán đúng thời gian.

- Xây dựng thêm các mẫu biểu dự toán chi tiết, cụ thể hơn ngoài các mẫu biểu theo quy định của Chính phủ để đơn vị cung cấp số liệu đầy đủ và kèm theo yêu cầu về thuyết minh chi tiết.

- Sau khi đơn vị gửi dự toán, cơ quan tài chính kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của dự toán, trường hơp đơn vị không đáp ứng theo các yêu cầu thì đề nghị đơn vị giải trình, thuyết minh cụ thể.

- Có văn bản phê bình, nhắc nhở các đơn vị chậm gửi dự toán và lập dự toán không đúng yêu cầu, mẫu biểu đã được hướng dẫn nhằm tăng tính tự giác chấp hành quy định của đơn vị.

Trong công tác chấp hành dự toán ngân sách thì vai trò kiểm soát chi qua KBNN phải được tăng cường, đảm bảo các khoản chi đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, tiết kiệm, có hiệu quả. Để đạt được mục đích đó cần phải làm tốt các

công tác sau:

- Tổ chức các buổi hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Qua đó thực hiện công khai nội dung kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng

- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý chi trên hai mặt, một mặt là thanh toán kịp thời các nhu cầu chi trả của các đơn vị sử dụng NSNN, mặt khác, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo việc thanh toán đúng quy định.

- Trong quá trình chấp hành ngân sách,hàng quý có văn bản nhắc nhở các đơnvị một số nội dung cần thực hiện trong quý. Đồng thời có văn bản yêu cầu các đơn vị khi gặp khó khăn, vướng mắc cần nhanh chóng báo cáo về UBND thị xã kèm với kiến

nghị giải quyết để thị xãxem xét hướng dẫn tháo gỡ khó khăn.

- Tổ chức các buổi họp theo từng khối các đơn vị có đặc điểm tương đối giống nhau để triển khai, nhắc nhở những vấn đề chung, đồng thời lắng nghe những khó khăn hoặc ý kiến đóng góp của đơn vị để hoàn thiện công tác quản lý quá trình chấp

hành ngân sách.

- Tổ chức tập huấn về công tác tài chính cho các đối tượng là thủ trưởng các đơn

vị nhằm tăng cường tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đúng mức đến công tác tài chính của các chủ tài khoản.

Trong công tác quyết toán: hạn chế trong công tác lập báo cáo quyết toán là việc báo cáo chậm trễ do một số kế toán hạn chế trong năng lực sử dụng phần mềm kế

toán và do lỗi phần mềm. Để khắc phục, cần phải có sự hướng dẫn thường xuyên về

các tính năng của phần mềm và hỗ trợ sửa chữa lỗi lập trình của bộ phận tin học.

Riêng quan tài chính cần tăng cường kiểm tra báo cáo tài chính của các đơn vị dự toán theo từng quý để kịp thời điều chỉnh ngay trong quý, tránh trường hợp đến cuối năm điều chỉnh báo cáo quyết toán. Ngoài ra, kiên quyết phê bình các đơn vị gửi báo cáo quyết toán chậm trễ mà không báo cáo lý do gây ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo quyết toán chung của thị xã.

Bảng khả thi của giải pháp

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Tổng Trung bình

Chênh

lệch Max Min Hoànthiệncông tác quảnlý chu trình

Ngân sách thị xã. 0 0 11 54 25 90 4.16 3 5 2

1

Tăng cường triểnkhai sử dụng hệ thống

TABMIS của Bộ Tài chính một cách thànhthạo,tráchnhiệm của đơn vị lập dự

toán 0 0 0 7 8 15 4.53 1 5 4

2

Xâydựngthêm cácbiểu mẫu dựtoán chi

tiết, cụ thể hơn. Cơ quan tài chínhkiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của dự toán. Phê

bình, nhắc nhở đơn vị dự toán để tăng

tính tự giác chấp hành qui định. 0 0 6 6 3 15 3.80 2 5 3 3

Tổ chức hướng dẫn thực hiện quy trình

kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc 0 0 0 12 3 15 4.20 1 5 4

4

Tổ chứccácbuổi họptheotừng khốicác

đơn vị có đặc điểm tương đối giống nhau để triển khai, nhắc nhở những vấn đề

chung, đồng thời lắng nghe những khó

khăn hoặc ý kiến đóng góp của đơn vị.

0 0 2 8 5 15 4.20 2 5 3

5

Tổ chức tập huấn về công tác tài chính

cho đối tượng là thủ trưởng các đơn vị. 0 0 3 10 2 15 3.93 2 5 3

6

Hướng dẫn thường xuyên về các tính

năng của phần mềm và hỗ trợ sửa chữa lỗi lậptrìnhcủa bộ phận tinhọc để hạn

chế báo cáo chậm trễ. 0 0 0 11 4 15 4.27 1 5 4

STT

Trung bình < 3: không khả thi; Trung bình = 3: không có ý kiến; 3 < Trung bình < 4: khả thi thấp; Trung bình ≥ 4: khả thi.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã dĩ an, tỉnh bình dương (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)