Đánh giá hiệu quả của các giải pháp

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 86 - 90)

Nhóm cảng số

3.3Đánh giá hiệu quả của các giải pháp

Trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như thực trạng các hoạt động khai thác cảng biển tại Việt Nam đặc biệt khu vực cảng biển Nhóm 5- Đông Nam Bộ, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động khai thác của hệ thống cảng biển nhóm 5. Một số hiệu quả mà các giải pháp đưa ra như sau:

Các giải giáp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng và giao thông kết nối:

+ Nhằm nâng cao công suất hoạt động của cảng, tạo đường đi cho các phương tiện ra vào cảng một cách thuận lợi và thông thoáng.

+ Việc đầu tư, khai thác hiệu quả các cảng theo đúng quy hoạch vừa sẽ đảm bảo yêu cầu, chỉ tiêu tăng trưởng của các địa phương vừa đảm bảo sự phát triển ổn định, hiệu quả của các cảng biển, qua đó từng bước sẽ đạt được sự thuận lợi tối đa, chi phí tối thiểu cho từng tấn hàng xuất nhập khẩu của khu vực.

+ Đối với bến cảng container: Giãn tiến độ đầu tư xây dựng cảng tổng hợp, container trong khu vực nhằm hạn chế tình trạng mất cân đối cung - cầu trong đầu tư cảng biển

+ Các tuyến đường thuỷ nội địa kết nối được nâng cấp giúp tăng năng lực vận tải hàng hoá ra khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải

+ Xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá, giảm ùn tắc giao thông đường bộ tại các tuyến đường ra vào cảng biển, bớt gánh nặng cho các cảng biển và giảm chi phí vận chuyển cho các DN xuất nhập khẩu nước ta.

+ Xây các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ nâng cao chất lượng dịch vụ của cảng − Các giải pháp về mặt chi phí, giá thành các dịch vụ tại cảng:

+ Các ưu đãi về phí/ lệ phí sẽ thu hút được hàng trung chuyển quốc tế từ các cảng nhỏ trong khu vực

+ Hỗ trợ cảng khai thác có hiệu quả hơn và có thêm nguồn hàng + Tăng sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển khác

+ Mức phí hoa tiêu tại khu vực Cái Mép -Thị Vải không cạnh tranh thu hút đối với các hãng tàu nên cần giảm phí hoa tiêu để thu hút các hãng tàu vào hoạt động

Các giải pháp về mặt quản lý hành chính cũng như khai thác cảng biển

+ Quản lý hành chính là quy trình quan trọng giảm được thời gian làm các thủ tục hành chính làm tăng năng lực thông qua, thu hút được các hãng tàu ghé vào

+ Giảm được các thủ tục này còn giúp giảm các khoản chi phí làm thủ tục

+ Đẩy nhanh làm thủ tục hải quan điện tử, giúp hoàn tất thủ tục trước khi tàu cập cảng sẽ tiết kiệm nhiều chi phí và giấy tờ

+ Các địa phương trong vùng cụm cảng số 5 đều bị áp lực bởi các chỉ tiêu tăng trưởng của địa phương mình, do đó đều muốn giữ cảng, giữ nguồn hàng… Hậu quả là đang làm suy yếu hoạt động của cụm cảng số 5 nên cần có các biện pháp đổi mới mô hình quản lý cảng biển để xác đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý phát triển cảng biển của Việt Nam

Các giải pháp về nguồn nhân lực

+ Cử các cán bộ có năng lực tiếp thu với các công nghệ mới ở các nước tiên tiến. Từ đó về nước để đào tạo nguồn nhân lực trẻ.

+ Đào tạo các sinh viên theo các giáo trình mới phù hợp với tình hình thực tế. Tăng các chuyến đi thực hành để sinh viên từ bước tiếp xúc với công việc. Tránh tình trạng giỏi lý thuyết nhưng lại không làm được việc.

+ Khi mua công nghệ từ nước ngoài phải cử người xang nước bạn để chuyển giao công nghệ. Từ đó có cơ sở để tự phát triển công nghệ để áp dụng vào cuộc sống.

KẾT LUẬN

Lịch sử ngành đường biển cho thấy kinh tế biển luôn là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với nền kinh tế phát triển, công nghiệp và giao thương phát triển. Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên của Việt Nam thì việc phát triển cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển, cảng nước sâu phục vụ xếp dỡ nhiều loại hàng hóa, đáp ứng nhiều tấn hàng. Vì vậy chúng ta cần tận dụng tối đa lợi thế đó để phát triển hệ thống cảng biển ngày càng hiện đại.

Xu hướng của thế giới hiện nay là nền kinh tế hướng ra biển, phát triển mạnh mẽ kinh tế biển nên việc có định hướng hoàn thiện hệ thống cảng biển của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới. So với những quốc gia không có biển thì Việt Nam cũng như các quốc gia có đường biển trong khu vực và trên thế giới có rất nhiều lợi thế. Bởi lẽ, nó không chỉ giúp phát triển ngành hàng hải mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, đối với nước ta trong những năm tới, ngành hàng hải có rất nhiều cơ hội phát triển. Đó là thị trường ngày càng lớn về dung lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hồi phục, nền kinh tế khu vực đang hội nhập vực dậy sau khủng hoảng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, lượng hàng hóa ngày càng tăng nhanh thì Việt Nam – một nước giàu tài nguyên biển, việc phát triển hệ thống cảng biển sẽ là điều kiện thuận lợi để tăng cường trao đổi thương mại song phương và đa phương với nền kinh tế thế giới, làm hình thành nên các trung tâm thương mại lớn trên vùng cảng, đóng vai trò là đầu tàu tăng trưởng kéo theo sự phát triển kinh tế của đất nước.

Vì vậy, dựa vào những lợi thế của điều kiện tư nhiên, vị trí địa lý ,Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được hệ thống cảng biển, nhưng để phát triển chúng Việt Nam còn cần tìm thêm những giải pháp hiệu quả, đưa ra những chính sách hợp lý, đi theo xu hướng phát triển của thế giới và học hỏi rút ra kinh nghiệm của các nước có cảng biển phát triển để từ đó phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam một cách bền vững và hiệu quả nhất.

Mong rằng vào thế kỷ mới, cảng biển Việt Nam sẽ ngày càng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của xã hội; các con tàu lớn trên thế giới sẽ lựa chọn cảng biển Việt Nam; con tàu viễn dương Việt Nam sẽ có mặt ở hầu hết các hải cảng nỗi tiếng trên thế giới.

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Như trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Chúng em mong muốn nhận được những góp ý, bổ sung từ các thầy cô giáo để hoàn thiện đề tài với mục đích phát triển đề tài ở mức chuyên sâu hơn nhằm góp phần vào sự phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 86 - 90)