Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng biển nhóm 5 Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 45 - 50)

Nhóm cảng số

2.2.3 Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng biển nhóm 5 Đông Nam Bộ

a. Cảng Sài Gòn

- Trực thuộc: Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam - Vị trí cảng : 10°50'N -106°45'E,

- Các bến cảng tại khu vực Tp.HCM : 10°34’41”N - 107°01’27”E các bến cảng tại Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu

- Điểm đón trả hoa tiêu: 10°20'N -107°03'E vào các bến cảng tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, và 10°19’00”N -107°02’00” vào các bến cảng tại khu vực Phú Mỹ, Bà Rịa- Vũng Tàu

- Theo qui hoạch được duyệt, tuyến đường nối khu công nghiệp Hiệp Phước với Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước là tuyến đường D3 (dài khoảng 2,4 km) kết nối với trục Bắc Nam. Đây là tuyến đường phục vụ chủ yếu cho Cảng Sài Gòn Hiệp Phước.

- Cảng Sài Gòn là hệ thống cảng biển của TP HCM gồm các cảng: Tân Cảng, cảng Bến Nghé, Khánh Hội, Nhà Rồng,Tân Thuận và cảng Cát Lái. Cụm cảng Sài Gòn đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam. Trong đó, cảng Nhà Rồng - Khánh Hội được di

dời ra khu vực Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) do nhu cầu ngày càng cao về lưu chuyển

hàng hóa, sự hạn chế về hạ tầng đang bộc lộ những yếu kém, gây trở ngại cho sự phát triển cảng biển TPHCM.

- Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước với quy mô cảng biển quốc tế được xây dựng trên 39ha, bao gồm 800m cầu tàu có thể tiếp nhận tàu 50.000DWT, 2 bến sà lan tổng chiều dài 240m, 2 bến phao, 2 bãi container khoảng 78.000m2, bãi hàng tổng hợp 40.000m2...

Hình 2.15 Lượng hàng hóa thông qua cảng Sài Gòn trong các năm 2008 – 2012

(Đơn vị: MT)

Lượng hàng hóa thông qua cảng Sài Gòn giảm dần qua các năm 2008 – 2012, chỉ có năm 2009 có sản lượng hàng hóa đạt cao nhất 14,008,122 MT tăng 842,189 MT so với năm 2008. Đến năm 2010, lượng hàng hóa thông qua cảng giảm 2,192,577 MT, chỉ đạt 11,815,545 MT tuy nhiên vẫn cao hơn so với dự kiến 0,6 triệu tấn. Lượng hàng hóa thông qua cảng tiếp tục giảm xuống còn 10,221,435 MT. Nguyên nhân chính là do các mặt hàng phục vụ xây dựng như sắt, thép… giảm sản lượng nhập khẩu rõ rệt. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Không chỉ có sản lượng sắt thép nhập khẩu giảm mà sản lượng hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam xuất đi cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, giao dịch của các cảng biển Việt Nam chủ yếu là những giao dịch trong nội địa. Các chuyến tàu đưa hàng đi xa, không nhiều như trước. Đồng thời, việc đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống cảng biển bao gồm cảng, đường giao thông kết nối và các dịch vụ đi kèm còn

xây dựng. Đến năm 2012 lượng hàng hóa thông qua cảng có sự tăng nhẹ đạt 10,450,725 MT tăng 229,290MT.

Sản lượng container thông qua cảng Sài Gòn các năm 2008 – 2012 tăng giảm không đều. Giảm từ 510,496 TEUs (năm 2008) xuống còn 378,226 TEUs (năm 2009), do cho đến đầu năm 2008 chỉ có ít dấu hiệu cho thấy sản lượng vận chuyển container sắp giảm mạnh. Các nhà khai thác cảng dự đoán lưu thông hàng hóa sẽ tiếp tục tăng và do đó họ tiếp tục đầu tư. Nhưng khủng hoảng tài chính biến thành suy thoái kinh tế, tình hình thay đổi nhanh chóng và các cảng ở Đông Nam Á nói chung và cảng Sài Gòn nói riêng bị tác động nghiêm trọng do lượng hàng hóa xếp dỡ giảm sút. Đến năm 2010 nhờ sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và công nhân cảng Sài Gòn cùng với những giải pháp phát triển, cảng Sài Gòn đã nâng mức sản lượng container lên 401,982 TEUs, tăng 23,756 TEUs so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011 sản lượng container giảm còn 308,937 TEUs, giảm 93,045 TEUs so với năm 2010. Đến năm 2012, tuy sản lượng container tăng không cao nhưng cảng Sài Gòn vẫn nằm trong Bảng xếp hạng 50 Cảng container lớn nhất thế giới của Hội Vận tải biển Thế giới (World Shipping Council), Cảng Sài Gòn, đại diện duy nhất của Việt Nam, góp mặt ở vị trí 25.

Hình 2.16 Sản lượng container thông qua cảng Sài Gòn các năm 2008 – 2012

(Đơn vị: TEUs) b. Tân cảng Sài Gòn

- Trực thuộc: Bộ Tư lệnh hải quân

- Trong vùng quản lý Hàng hải của Cảng vụ: Tp.HCM - Vị trí cảng:

+ Tân Cảng: 10°45'25”N - 106°47'40”E + Cát Lái: 10°32'27"N - 107°02'00"E

- Điểm đón trả hoa tiêu: 10°20'40”N - 107°02'E

Tân cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng container lớn tại Việt Nam với các dịch vụ: xếp dỡ hàng hóa, hậu cần, hàng hải, cứu hộ, hoa tiêu, địa ốc, xây dựng công trình

dân sự, quân sự... và vận tải đa phương thức. Hiện nay, Tân Cảng Sài Gòn chiếm trên 80% thị phần container xuất nhập khẩu của phía Nam và gần 50% thị phần của cả nước.

Hình 2.17 Lượng hàng hóa thông qua Tân cảng Sài Gòn giai đoạn (2008 – 2012)

(Đơn vị: TEUs)

Sản lượng và thị phần container thông qua cảng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, sản lượng container đạt 2,85 triệu TEU, chiếm 81% thị phần container XNK khu vực TP. Hồ Chí Minh và gần 40% của cả nước. Trong năm 2011, sản lượng container thông qua đạt mức kỉ lục 3 triệu TEU, cao hơn 5,3% so với cùng kỳ 2010; thị phần của Cảng tiếp tục tăng lên 84% khu vực TP. Hồ Chí Minh, 66% Nhóm cảng biển số 5. Năm 2012, vượt lên nhiều khó khăn, tuy sản lượng container giảm nhưng Tân cảng Sài Gòn, đã đạt 2,956,550 TEUs , tiếp tục duy trì vị trí nhà khai thác cảng số 1 Việt Nam với 84,5% thị phần container xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

c. Cảng Cát Lái

- Cảng Tân Cảng - Cát Lái là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam. Cảng Cát Lái được nối với Quốc lộ 1, Xa lộ Vành đai trong, Xa lộ Vành đai ngoài, Xa lộ HCM – Long Thành – Dầu Giây bằng đường Liên Tỉnh Lộ 25 với tải trọng H30 trên toàn tuyến. Bằng các xa lộ này, hàng hóa được lưu thông từ Cảng Cát Lái đến các vùng kinh tế trọng điểm của các Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Đơn vị chủ quản: Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn - Vị trí: 10o45'25''N; 106o47'40''E

- Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 43 dặm và có độ sâu trước bến là 12.5m.

- Hiện nay Cảng Cát Lái đang chiếm 85% thị phần sản lượng container xuất nhập khẩu thông qua các Cảng tại khu vực TPHCM và lọt vào TOP 40 Cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất trên thế giới.

Bảng 2.3 Lượng container thông qua cảng Cát Lái

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

TEU TEUs

 Sản lượng hàng hóa thông qua Tân Cảng - Cát Lái qua các năm 2009 – 2013 tăng dần qua các năm, từ 2 triệu TEU năm 2010 lên 3,2 triệu TEU năm 2013, khẳng định mức tăng trưởng ổn định bền vững của Công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà khai thác Cảng container hàng đầu Việt Nam. Năm 2011, Cảng Tân Cảng – Cát Lái đạt xấp xỉ 2,6 triệu TEU, đạt mức tăng trưởng 1,5%, tiếp tục dẫn đầu cả nước. Đến năm 2012, sản lượng hàng hóa thông qua cảng tiếp tục tăng lên 2,87 triệu TEU, thị phần container thông qua Cảng cát Lái chiếm 83% tổng sản lượng container xuất nhập khẩu khu vực TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, năm 2013, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã đưa thêm 224 m cầu tàu và 15ha bãi khu vực Petec vào khai thác nâng tổng diện tích cảng Cát Lái lên 130ha, gần 1.5km cầu tàu, có thể đón tàu tới 40,000 DWT; các trang thiết bị hiện đại gồm 20 cẩu bờ, 54 cẩu bãi; Cảng cũng đã đưa vào hoạt động 4 tàu lai Azimuth. Năng lực khai thác được nâng từ 3,5 triệu teu lên 4,8 triệu teus tương đương mức tăng 37%. Lần đầu tiên, Cảng Tân cảng Cát Lái đạt mốc 3,2 triệu teu, là cảng container lớn nhất Việt Nam, đứng trong TOP 40 cảng lớn và hiện hiện đại nhất thế giới.

d. Khu cảng Thị Vải- Cái Mép)

Là 1 cụm cảng nước sâu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, trên cửa sông Thị Vải. Là cảng Quốc Tế được thiết kế để tiếp nhận tàu container có trọng tải lên đến 80.000 DWT với công suất thông qua đạt 600.000-700.000 TEU mỗi năm

Tuy nhiên hiện nay cần nhìn nhận 1 cách khách quan rằng công suất của cảng vượt xa lượng hàng thực tế thông qua cảng, trong khi hàng vẫn dồn về tp.HCM

Hình 2.18 Công suất của bến cảng và lượng hàng thực tế qua cảng

Hình 2.19 Công suất của bến container và lượng hàng thực tế qua cảng

Từ biểu đồ cho thấy đang có 1 sự mất cân đối cung cầu, đặc biệt với hàng container. Hiện nay khối lượng hàng container thực tế thông qua các bến cảng Cái Mép – Thị Vải chỉ đạt khoảng 16% công suất thiết kế. Dĩ nhiên, với các bến cảng mới đưa vào khai thác thì việc tăng trưởng hàng qua cảng đòi hỏi phải có thời gian (thông thường từ 7 – 12 năm), tuy nhiên vấn đề là viễn cảnh không như kỳ vọng: Hàng hóa vẫn

cứ dồn về tp.HCM. Quyết định tiếp tục sử dụng cảng thành phố Hồ Chí Minh là hợp lý nếu nhìn từ góc độ chủ hàng hay các nhà đầu tư khai thác cảng biển. Tuy nhiên nếu nhìn từ góc độ tổng thể của nền kinh tế thì việc tiếp tục sử dụng cảng sẽ đem lại nhiều bất cập; về tắc nghẽn giao thông, tốn diện tích đất cho cảng thay vì cho phát triển thương mại và dân cư. Cần phải có các chiến lược quy hoạch lại luồng hàng để giảm áp lực lên cảng tp.HCM và sử dụng tối đa được công suất của cảng Cái Mép – Thị Vải.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w