Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng biển miền Bắc

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 40 - 43)

Nhóm cảng số

2.2.1Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng biển miền Bắc

a. Cảng Hải Phòng

- Trực thuộc: Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam

- Trong vùng quản lý hàng hải của: Cảng vụ Hải Phòng. - Vị trí Cảng: 20°52’N - 106°41’E.

- Điểm đón trả hoa tiêu: 24°60’N - 106°51’E

Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.

Cảng Hải Phòng cách Khu công nghiệp (KCN) Đình Vũ 3km, KCN Nomura 15 km, Cảng Hải Phòng liền kề khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải,…

Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế.

Gồm các bến cảng Cảng Vật Cách, Cảng Hải Phòng (khu cảng chính), Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm, khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ, Khu bến sông Cấm, Khu bến Diêm Điền, Cảng Thủy sản, Cảng Đoạn Xá, Tân Cảng Hải Phòng, Cảng Hải An, Cảng Lạch Huyện với lượng hàng hóa thông qua các năm:

Hình 2.8 Lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng qua các năm 2008 – 2012

(Đơn vị:MT) Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu thống kê, Lượng hàng hóa thông qua cảng biển giai đoạn 2008– 2012 tăng đều qua các năm từ 13,900,000 MT năm 2008 tăng lên 18,100,000 MT năm 2012 (tăng 4,200,000 MT). Lượng hàng hóa thông qua cảng tăng nhanh nhất vào năm 2011 tăng 2,202,879 MT. Lượng hàng qua cảng tăng kỷ lục, vượt xa dự báo là sự khẳng định, Hải Phòng kiên định mục tiêu phát triển kinh tế biển, gắn với kinh tế cảng biển. Năm 2012 lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 18,100,000 MT . Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh này trong bối cảnh đà phục hồi của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn còn mong manh và ngành vận tải biển, khai thác cảng đang gặp nhiều khó khăn, cảng Hải Phòng đã chủ động tìm đến khách hàng bàn bạc, thương thảo, đưa ra mức giá cước dịch vụ cạnh tranh, phù hợp với tình hình thị trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Đồng thời luồng tàu vào cảng biển đã được nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế -7,2m, đáp ứng cho những con tàu có trọng tải lớn ra vào không bị phụ thuộc vào thủy triều. Từ đây, các cảng biển tại Hải Phòng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

Thống kê cho thấy, cảng Hải có sản lượng container khá cao trong suốt khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay với sản lượng bình quân tăng trong 4 năm (2008 – 2011)từ 808,000 TEUs lên 1,018,794 TEUs, tăng 210794 TEUs. Vượt lên nhiều khó khăn, năm 2011 cảng Hải Phòng nâng mức sản lượng container thông qua lên cao nhất 1,018,794 TEUs, tăng 65,148 TEUs .

Hình 2.9 Sản lượng container thông qua cảng Hải Phòng các năm 2008 – 2011

(Đơn vị: TEUs) Nguồn: Tổng cục thống kê b. Cảng Quảng Ninh:

- Trực thuộc: Tổng Cty Hàng hải Việt Nam - Vị trí cảng: 20o58’46”N – 107o02’35”E

- Điểm đón trả hoa tiêu: 20o43’04”N – 107o10’33”E

Trong hệ thống cảng biển phía bắc phải kể đến các cảng ở Quảng Ninh. Thời gian qua, hệ thống Cảng Quảng Ninh đã tiếp nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu và nội địa với các mặt hàng chủ lực như: than, xăng, dầu, xi-măng... lên 40 đến 50 triệu tấn/năm.

Hình 2.10 Lượng hàng hóa thông qua cảng Quảng Ninh các năm 2008 – 2012

(Đơn vị: MT)

Theo số liệu thống kê, lượng hàng hóa thông qua cảng Quảng Ninh tăng dần từ năm 2008 – 2011 (từ 3.022.618 MT lên 7,184,720 MT) tăng 4,162,102 MT. Tuy nhiên đến năm 2012 lượng hàng hóa thông qua cảng lại giảm đi 72,28 MT. Mặc dù năm 2012 vừa qua, Cảng Quảng Ninh đối mặt với không ít khó khăn do tình hình kinh tế suy giảm; giá nhiên liệu, điện năng trong nước không ổn định làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá thông qua Cảng. Thế nhưng Cảng Quảng Ninh đã hoàn thành kế hoạch năm trước một tuần. Qua đó năm 2012 tổng sản lượng hàng hoá các loại thông qua cảng Cái Lân đạt trên 7 triệu tấn, tổng doanh thu trên 270 tỷ đồng, lợi nhuận trên 10 tỷ đồng, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2011, thu nhập bình quân của người lao động đạt 8 triệu đồng/người/tháng.Đạt được kết quả trên, là do ngay từ đầu năm 2012, cảng đã đưa phần mềm quản lý container mới thay thế phần mềm cũ đã lạc hậu, qua đó, đã giảm thời gian tàu vào làm hàng container 4 giờ so với trước đây, điều này đồng nghĩa với việc thu hút thêm lượng hàng container qua Cảng. Đồng thời tập trung đầu tư thiết bị bốc xếp hàng là các ngoạm lớn 18m3 và 25m3 để bốc xếp hàng

rời; cùng với các đối tác xây dựng thêm kho hàng ngoài cảng để nâng công suất chứa hàng thức ăn từ 2.500 tấn lên 8.000 tấn/ngày.

Theo thống kê, sản lượng container thông qua cảng quảng Ninh tăng nhanh qua các năm 2008 – 2011 tăng từ 33.220 TEUs lên 260,000 TEUs, tăng 226,780 TEUs. Kết quả này là cả một sự nỗ lực vượt khó của cán bộ, công nhân Cảng Quảng Ninh. Bởi đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật của đơn vị có trình độ và tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm đảm bảo tốt cho nhu cầu phát triển cảng trước mắt cũng như lâu dài. Cùng với đó Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cảng Quảng Ninh luôn chủ động tăng cường công tác marketing, giữ vững thị trường và khách hàng truyền thống, tìm kiếm và khai thác tốt những mặt hàng mới, khách hàng tiềm năng, đặc biệt khách hàng lâu dài như container, sắt thép, thiết bị, phân bón... Nhưng đến năm 2012 lượng hàng hóa có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 240,580 TEUs, giảm 19,420 TEUs so với năm 2011.

Hình 2.11 Sản lượng container qua cảng Quảng Ninh trong các năm 2008 - 2012

(Đơn vị: TEUs)

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 40 - 43)