Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng miền Trung

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

Nhóm cảng số

2.2.2Tình hình hàng hóa thông qua một số cảng miền Trung

a. Cảng Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế)

- Trực thuộc: Tập đòan công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vị trí cảng : 16°20'00"N - 108°00'00"E

- Điểm đón trả hoa tiêu: 16°21'17"N - 108°00'00"E

- Cảng Chân Mây cách khu công nghiệp Chân Mây khoảng 4 km.

Cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phục vụ cho phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cảng Chân Mây có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất là 50.000DWT và có chiều dài tối đa là 300m. Chỉ mới hoạt động mấy năm nay, nhưng Chân Mây trở thành bến cảng có nhiều lợi thế cho hoạt động vận tải, giao thương kinh tế, du lịch trên hành lang kinh tế Ðông Tây với sự ra vào của tàu có trọng tải đến 30.000 DWT. Sau một năm hoạt động, Chân Mây đã có 320 nghìn tấn hàng thông qua, doanh thu 4,4 tỷ đồng. Cảng Chân Mây hiện đã tiếp nhận 1,4 triệu tấn hàng hóa/năm, khoảng 50 nghìn khách du lịch quốc tế/năm.

(Đơn vị: MT)

Hàng hóa thông qua cảng Chân Mây nhanh rõ rệt từ 800,000 MT năm 2008 tăng lên 1,700,000 MT năm 2011, tăng 900,000 MT; tuy nhiên đến năm 2012 lượng hàng hóa thông qua cảng Chân Mây chỉ còn 1,580,000 MT giảm 120,000MT nhưng giảm không đáng kể. Để lượng hàng hóa của cảng năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng năng suất làm hàng, giải phóng nhanh tàu và hàng, Cảng đã đầu tư trong bị 01 cẩu bờ di động Gottwald, sức nâng 63 tấn; 01 cẩu bánh lốp Krupp 25 tấn; 01 cẩu bánh xích 60 tấn; 01 xe chụp reachstacker 45 tấn; 05 xe nâng forklift 3 - 5 tấn; 02 tàu lai dắt 1.020HP và 1.800 HP; 02 đầu kéo rơ-moóc 45 tấn; 03 xe xúc lật 1 - 3m3.

b. Cảng Đà Nẵng:

- Cơ quan chủ quản: TỔNG CTY HÀNG HẢI VIỆT NAM - Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ: Đà Nẵng - Vị trí Cảng: 16°07'02"N - 108°12'08"E

- Điểm lấy hoa tiêu: 16°10'N - 108°11'E

- Cảng Đà Nẵng cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý...nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan...đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.

Cảng Đà Nẵng bao gồm cảng Tiên Sa - Sơn Trà và Liên Chiểu. Trong đó, cảng Tiên Sa – Sơn Trà có khả năng tiếp nhận tàu từ 3 vạn đến 5 vạn DWT, tàu container tới 4 nghìn TEU và tàu khách du lịch tới 10 vạn GRT. Liên Chiểu hiện nay là khu có khả năng tiếp nhận tàu tới 10 nghìn DWT. Nhưng nó sẽ được nâng cấp để trong tương lai thành khu bến tổng hợp và thay khu bến Tiên Sa - Sơn Trà làm khu bến chính, có thể nhận tàu tới 80 nghìn DWT vào năm 2020.Trên bến Cảng Đà Nẵng, không khí làm việc vô cùng sôi nỗi, nhộn nhịp với lượng tàu cập Cảng khá lớn, lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng ngày một tăng lên.

(Đơn vị: MT)

Theo số liệu thống kê, hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2012 tăng từ 2.742.257 MT lên 4,423,388 MT (tăng 1681131 MT), đây là lượng tăng cao. Do năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm sút. Đến năm 2012, với những giải pháp lớn lượng hàng hóa tăng lên vượt trội, vượt kế hoạch 2,3%, trong đó, hàng container đạt 144,555 TEUs là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, tăng 27% so với năm trước. Đặc biệt lượng hàng tăng nhanh nhất vào năm 2011, tăng 565,509 MT so với năm 2010, là sản lượng hàng hóa qua Cảng cao nhất từ ngày giải phóng đất nước đến nay.

Sản lượng container qua cảng Đà Nẵng liên tục tăng qua các năm 2008 – 2011, tăng từ 61,881 TEUs (năm 2008) lên 114,373 TEUs (năm 2011), tăng 52,492 TEUs. Kết quả này phản ánh sự chuyển hướng đúng đắn của Cảng Đà Nẵng tập trung vào khai thác hàng container. Kết quả này đạt được cũng do trước đây hầu hết khách hàng ở miền Trung và Tây Nguyên đều qua cảng Sài Gòn hoặc Hải Phòng mà không chọn Cảng Đà Nẵng do giá cao và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi, đặc biệt, trong năm 2011, Cảng Đà Nẵng không tăng giá dịch vụ mà còn tăng chất lượng, đầu tư nhiều hạng mục hạ tầng và thiết bị mới nhằm giải phóng hàng nhanh chóng.

Hình 2.14 Sản lượng container thông qua cảng Đà Nẵng các 2008 – 2011

(Đơn vị: TEUs)

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến việc hình thành và phát triển các nhóm cảng biển ở Việt Nam (Trang 43 - 45)