2.1 Tổng quan về cảng biển Việt Nam
Theo Quy hoạch được Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt năm 2011 thì cả nước gồm có 6 nhóm cảng dọc từ Bắc và Nam. Các nhóm cảng theo quy hoạch mới được phân theo các cùng kinh tế. Quy mô của các nhóm cảng cũng được đồng bộ với đặc điểm kinh tế xã hội cũng như điều kiện tự nhiên, nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của vùng. Ngoài các cảng được quy hoạch bộ còn quy hoạch các luồng tuyến vào cảng cũng như hệ thống hạ tầng kết nối sau cảng với mạng lưới giao thông vận tải của quốc gia
Nhóm cảng số 1
Nhóm cảng bao gồm các cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố ven biển thuộc khu vực Bắc Bộ: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hải Phòng. Vùng hấp dẫn của cảng bao gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc và một lượng nhất định hàng quá cảnh Trung Quốc.
Nhóm cảng số 2
Nhóm bao gồm các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Phạm vi phục vụ bao gồm các tỉnh trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển của nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào (Lào).
Nhóm cảng số 3
Bao gồm cảng biển thuộc các tỉnh và thành phố biển miền Trung Bộ: Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Phạm vi phục vụ bao gồm các tỉnh, thành phố nêu trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biển quá cảnh của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và vùng Đông Bắc của Vương quốc Thái Lan.
Hình 2.3 Bản đồ nhóm cảng số 3
Nhóm cảng số 4
Nam Trung Bộ quy hoạch các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực Nam Trung Bộ: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phục vụ bao
gồm các tỉnh trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biển của các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc và một phần tỉnh Lâm Đồng), một số tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lào) và vùng Bắc của Vương quốc Campuchia (Campuchia).
Nhóm cảng số 5
Bao gồm các cảng thuộc khu vực Đông Nam Bộ, bao gồm các khu vực thuộc Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Một phần trên sông Lòng tàu thuộc Tiền Giang, Khu bến Côn Đảo.
Đây là khu vực cảng biển phát triển nhộn nhịp nhất cả nước, có lượng hàng hóa thông qua lớn nhất trong các nhóm cảng biển của cả nước. Khu vực này không chỉ phục vụ nhu cầu vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa của bản thân vùng mà còn là cảng trung chuyển của cả nước và một số nước láng giềng như Lào, Capuchia, Thái Lan…
Hình 2.5 Bản đồ nhóm cảng số 5
Với các điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi như vị trí địa lý, hệ thống đường thủy nội địa, là nơi tiếp giáp với tuyến hàng hải lớn thứ 2 thế giới. Cùng với điều kiện tự nhiên thì đây cũng là nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế được đồng bộ hóa cao, với hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất kèm với đội ngũ lao động có trình độ. Hệ thống giao thông kết nối cũng được đầu tư.
Nhóm biển số 5 là nhóm cảng biển lớn nhất cả nước. Với các cảng nước sâu được trang bị các thiết bị hiện đại, có thể đón được các tàu buôn trọng tải lớn, như cảng Cái Mép Nhóm cảng được quy hoạch để phục vụ cho cùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long với cảng Sài Gòn là cảng lớn nhất cả nước.