Nhóm cảng số
3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ khác
a. Giải pháp đầu tư
Hiện nay cơ chế quản lý đầu tư là Bộ GTVT mà trực tiếp là Cục HHVN quản lý đầu tư cảng biển theo chuyên ngành và theo chức năng bến cảng đã được quy hoạch; các địa phương trực tiếp quản lý đầu tư và cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư theo quy định. Về cơ bản, trong điều kiện bình thường, mối quan hệ và những chức năng đã được phân định này vẫn vận hành bình thường. Tuy nhiên, khi kinh tế và vận tải biển rơi vào suy thoái thì cơ chế này thể hiện một số trục trặc, bất cập, như sau:
- Về đầu tư: các nhà đầu tư có thể ồ ạt tham gia đầu tư gây nên tình trạng mất cân đối về cung cầu như đã phân tích ở trên. Vấn đề này chỉ có thể xử lý được khi thường xuyên có sự phối hợp một cách chặt chẽ giữa Bộ GTVT và các địa phương hoặc thiết thực nhất là phải hình thành một cơ quan là Chính quyền cảng hay Ban quản lý cảng.
Đồng thời, để các nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin kịp thời về quy hoạch và tình hình đầu tư các dự án cảng biển thì Cục HHVN cũng cần thường xuyên cập nhật và minh bạch các thông tin cho các nhà đầu tư.
- Về vấn đề góp vốn trong các liên doanh:
+ Hiện nay theo các Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các dịch vụ cảng hạn chế tỉ lệ góp vốn của phía nước ngoài không quá 51%. Sau 7 năm từ khi gia nhập thì sẽ không hạn chế. Như vậy, đến năm 2014 sẽ xoá bỏ hạn chế về tỉ lệ góp vốn của phía nước ngoài.
+ Thực ra, việc khống chế tỉ lệ góp vốn của phía nước ngoài trong một khoảng thời gian là 7 năm kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhằm để các doanh nghiệp phía Việt Nam đủ mạnh, đủ thời gian quen với hội nhập và phát triển.
+ Thực tế trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển là cuộc chơi toàn cầu. Ở nước ngoài, các khu cảng Rotterdam (Hà Lan) thì những khu bến rộng lớn do các nhà khai thác cảng biển nước ngoài như APMT,ECT khai thác hay những nhà khai thác cảng hàng đầu thế giới như Hutchison(Honhkong), PSA( Singapore) có những bến cảng tại nhiều nước trên thế giới. Chính những tập đoàn toàn cầu về vận tải biển hay khai thác cảng biển sẽ biến những bến cảng của họ trên khắp thế giới trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực khai thác cảng, khai thác tàu biển sẽ không một nhà khai thác cảng nào, hãng tàu nào hoạt động đơn độc, chỉ hoạt đong trong phạm vi biên giới một quốc gia, mà tồn tại và phát triển được. Lượng hàng container của một nhà khai thác container sẽ được tính trong phạm vi toàn cầu vì họ phải tham gia đầu tư nhiều cảng trên toàn thế giới. Các nhà khai thác cảng -hãng tàu Việt Nam không cách nào khác cũng như các nước phải tham gia hệ thống toàn cầu trên mới có tàu, có hàng. Vấn đềlà năng lực tài chính khi cùng tham gia liên doanh. Hiện nay tại nhóm 5, cảng SITV liên doanh giữa Hutchison(Hongkong) và công ty TNHH Thương mại Sài Gòn phía Nam chỉ chiếm 30% Cảng SPCT - Liên doanh giưa Dubai world và IPC Tân Thuận - phía Việt Nam chỉ chiếm 20%; Cảng VICT- Liên doanh giữa Mitsui-Nol (Nhật Bản) và SOWATCO - phía Việt Nam chiếm 37% thì các Nhà đầu tư Việt Nam lại chịu được và tình hình khai thác cũng hiệu quả hơn.
b. Giải pháp phát triển dịch vụ logitcs hỗ trợ hoạt động khai thác cảng biển
Trong chuỗi cung ứng liên quan đến hàng hóa qua cảng biển, các yếu tố cơ sở hạ tầng, vận tải, trung tâm phân phối - kho bãi, năng lực hải quan và năng lực các doang nghiệp cung ứng dịch vụ lodistics đóng vai trò quan trọng. Để phát triển dịch vụ logistics, cần quan tâm đén cả 5 yếu tố trên. Về cơ sở hạ tầng và năng lực hải quan, cũng đã có các giải pháp đề xuất trong các nhóm giải pháp nên trên . Tuy nhiên, xét riêng ngành dịch vụ logistics, đển có thể phát triển đồng bộ, cần triển khai một số giải pháp sau:
- Bộ GTVT giao Cục HHVN chủ trì xây dụng Quy hoạch phát triển tổng thể ngành dich vụ logistics liên quan đến hoạt động cảng biển: Quy hoạch phát triển ngành dich vụ logistics cho mỗi nhóm cảng biển;
- Kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công thương xây dựng Đề án nâng cao năng lực các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước;
- Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp mạnh trong nước vơi các đối tác có năng lực nước ngoài để tạo sức bật và sớm tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Bộ GTVT phối hợp , hỗ trợ các địa phương trong nhóm (đặc biệt là tỉnh Bà rịa - Vũng tàu đang hoàn thành Đề án phát triển dịch vụ Logistics giai đoạn 2011 - 2020) báo cáo chính phủ một số chủ trương liên quan đến phát triển ngành dich vụ logistics trên địa bàn địa phương;
- Bộ GTVT chỉ đạo trường Đại học GTVT Tp.Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương và các tổ chức đào tạo, nhằm có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ cảng biển và logistics;
- Các địa phương có cảng biển cần xem xét dành quỹ đất phía sau các khu biể tổng hợp, container lớn để phát triển các Trng tâm phân phối hàng hóa.
- Riêng đối với tỉnh Bà rịa - Vũng tàu: Để khai thác hiệu quả khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chủ động trển khai lập Đề án phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2020 . Đề án đã đề ra 05 chương trình trọng tâm để triển khai , bao gồm: Quy hoạch hóa phát triển cơ sở hạ tầng GTVT và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển dich vụ logistics; Quy hoạch Trung tâm phân
phối hàng hóa sau khu bến cảng Cái Mép; Phát triển nguồn nhân lực và Cơ chế chính sách phát triển dịch vụ logistics. Kiến nghị Bộ GTVT phối hợp cungd UBND tỉnh Bìa rịa - Vũng tàu xem xét Đề án nhằm hỗ trợ chủ trương đầu tư một số đoạn, tuyến đường bộ như đoạn Phước Hòa - Cái Mép; đoạn 991B kết nối vào Trung tâm phân phối hàng hóa Cái Mép hạ.
c. Giải pháp phát triển kinh tế công nghiệp tạo nguồn hàng
Tăng cường thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp trong Vùng hấp dẫn cảng để tăng khối lượng hàng hóa:
+ Chú trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để đón làn sóng dịch chuyển đâu tư của các nhà đâu tư Nhật Bản;
+ Thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân trong việc phát triển kết cấu hạ tầng cũng như việc sản xuất , kinh doanh hàng hóa và dịch vụ;
+ Tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các doanh nhân trong và ngoài nước để hoạt động đầu tư;
+ Tổ chức các chuyến khảo sát thị trường , hội trợ chiển lãm , hội thảo , tọa đàm xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ cho các doang nghiệp tiếp cận thị trường , tìm kiếm đối tác và các cơ hội kinh doanh - đầu tư;
+ Hỗ trợ tư vấn thủ tục thành lập văn phòng đại diện , công ty liên doanh tại Việt Nam.
d. Giải pháp tăng cường vai trò các hiệp hội
Tăng cường vai trò của các hiệp hội như cảng biển, vận tải, logistics…
+ Phát huy vai trò của các Hiệp hội (Hiệp hội cảng biển, chủ tàu, chủ hàng, giao nhận kho vận) trong việc hỗ trợ các hoạt động khai thác cảng biển Nhóm 5.
+ Đề xuất thành lập thêm các hiệp hội để hỗ trợ cho hoạt động khai thác cảng như hiệp hội Hoa tiêu hàng hải; hiệp hội Lai dắt tàu biển.