Cách đây gần 19 năm, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về dân số và là nền kinh tế lớn thứ 5 xét về tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong ba tháng đầu năm 2014, ASEAN vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn ba của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 4,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hình 1.10 Biểu đồ kim ngạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo khối nước
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhận xét: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN trong những năm gần đây có xu hướng giảm điều này là do các nước nhập khẩu gạo và gang thép của Việt Nam đã giảm: xuất khẩu gạo sang Indonesia giảm từ 930 nghìn tấn xuống còn 150 nghìn tấn; Gang thép giảm 10,8% trong hai tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái có thể do một số nước ASEAN khởi kiện chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có Thái Lan, Indonesia.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN trong ba tháng đầu năm 2014 ước đạt 5,1 tỉ đô la Mỹ, chỉ tăng 2,1%.
Hình 1.11 Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính theo khối nước
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng trưởng chậm lại. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và ASEAN trong năm 2010 là 19,4%, 2011 là 28,8%, năm 2012 là 9,4% và 2013 là 3,5%. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các mặt hàng dây chuyền công nghệ cao được nhập từ các nước phát triển. ASEAN không còn là thị trường tiềm năng cho việc nhập khẩu nữa. Ngành công nghệ chế tạo trong khu vực phần lớn vẫn ở quy mô nhỏ, chưa đủ đáp ứng yêu cầu hiện nay của nước ta nên kim nghạch nhập khẩu trong những năm gần đây có dấu hiệu chậm lại