4.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
Công nghiệp công nghệ thông tin (CNCNTT) đóng vai trò ngày càng quan trọng không chỉ là một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao mà còn là hạ tầng thúc đẩy phát triển các ngành KT-XH khác. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) đã khẳng định phát triển hạ tầng thông tin là một trong mƣời hạ tầng chủ lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin là một nội dung quan trọng của phát triển hạ tầng thông tin.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển CNCNTT ở Việt Nam hiện nay chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận, nhƣng quy mô phát triển của toàn ngành nhỏ, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới còn yếu; công nghiệp phần mềm – nội dung số mặc dù phát triển nhanh, nhƣng còn khá manh mún, thiếu tập trung nguồn lực, năng lực nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này chƣa cao, đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lƣợng và yếu về các kỹ năng chuyên sâu cũng nhƣ ngoại ngữ; công nghiệp phần cứng, điện tử nặng về lắp ráp, tỷ lệ nội địa hoá và hàm lƣợng giá trị gia tăng đem lại không cao, chỉ chiếm khoảng hơn 10% tổng doanh thu. Một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác QLNN về CNCNTT hiện nay còn chƣa theo kịp sự phát triển của công nghệ.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của CNTT, trong thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc đã chỉ đạo sâu sát và đầu tƣ đáng kể cho việc ứng dụng và phát triển CNTT trong phát triển kinh tế xã hội kết quả là Viêt Nam dần từng bƣớc khẳng định đƣợc là một Quốc gia có nền công nghệ thông tin, truyền thông phát triển hơn so với các nƣớc có cùng trình độ phát triển kinh tế nhƣ Việt Nam.
85
4.1.2. Định hướng, mục tiêu của Thành phố Hà Nội
Xác định công nghiệp CNTT là ngành kinh tế - tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, tiềm năng xuất khẩu lớn, là động lực phát triển các ngành kinh tế khác có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, trong Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012), Thành phố Hà Nội đã đặt ra định hƣớng phát triển cho ngành Điện tử - Công nghệ thông tin nhƣ sau:
Định hƣớng: Xây dựng ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Phấn đấu để Thành phố Hà Nội trở thành một trung tâm của cả nƣớc, của vùng Đồng bằng sông Hồng về thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm, sản xuất linh kiện, thiết bị và các dịch vụ điện tử – tin học. Tiếp tục phát triển phƣơng thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học, tiếp nhận công nghệ và đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nƣớc và tham gia xuất khẩu. Nâng cao chất lƣợng, mở rộng thị phần các thiết bị điện, điện tử, dây dẫn và vật liệu cho ngành điện do Hà Nội sản xuất. Khuyến khích sản xuất các sản phẩm điện tử - tin học mang thƣơng hiệu Hà Nội; Khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm phần mềm tin học phục vụ cho các ngành công nghiệp và tham gia vào thị trƣờng xuất khẩu.
Mục tiêu: Giai đoạn 2016 – 2020 đạt 13,45%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 12,18%/năm. Đến năm 2015 cơ cấu ngành điện tử - công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng 10,86%; năm 2020 chiếm tỷ trọng 11,85%; năm 2030 chiếm tỷ trọng 15,53% của toàn ngành công nghiệp.
86
Bảng 4.1 : Mục tiêu về cơ cấu nhóm sản phẩm
Phân ngành công nghiệp Cơ cấu nhóm sản phẩm, %
2015 2020 2025
Tổng cộng (tỷ đồng VN) 35,760 98,294 215.980
Máy tính - TBVP các loại 36,07 27,57 24,16 TV, radio TBVT các loại 20,05 12,86 9,86
Phần mềm và dịch vụ 31,57 51,48 58,34 Linh kiện các loại 8,11 4,75 4,16 TBCN, TB tích hợp khác 4,19 3,35 3,48 (Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030)
Dự báo phát triển đến năm 2020
- Xây dựng thành phố Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp CNTT của cả nƣớc, từng bƣớc trở thành trung tâm mạnh về công nghiệp phần mềm, nội dung số và công nghiệp phần cứng trong khu vực.
- Đƣa ngành công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội, phấn đấu tổng doanh thu từ hoạt động công nghiệp CNTT của thành phố Hà Nội năm 2020 đạt 10 tỷ USD.
Đối với ngành công nghiệp phần mềm: Tốc độ tăng trƣởng đạt khoảng 30%/năm. Đến năm 2015, Tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ đạt 1,1 tỷ USD/năm; và đến 2020, tổng doanh thu phần mềm và dịch vụ đạt 3,2 tỷ USD/năm trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 30%
Đối với ngành công nghiệp nội dung số (CNNDS): Công nghiệp nội dung số đạt tốc độ tăng trƣởng đạt khoảng 30%/năm. đến năm 2010, Tổng doanh thu từ công nghiệp nội dung số và dịch vụ đạt khoảng 01 tỷ USD/năm.
Đối với ngành công nghiệp phần cứng: Đến năm 2015, Tổng doanh thu từ công nghiệp phần cứng và dịch vụ đạt khoảng 3 tỷ USD; Đến năm 2020, Tổng doanh thu từ công nghiệp phần cứng và dịch vụ đạt khoảng 5,8 tỷ USD/năm trong đó 80% dành cho xuất khẩu.
87
Bảng 4.2: Dự báo chỉ tiêu công nghiệp CNTT Hà Nội năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính Cả nƣớc Hà Nội
Tốc độ tăng trƣởng toàn ngành
CNCNTT %/năm 20-25 30-40%
Tổng doanh thu triệu USD 15.000 10.000
Phần mềm và dịch vụ:
+ Tốc độ phát triển CNPM&DV % 20-30 30 + Doanh thu công nghiệp PM&DV triệu USD 3.000 1.100
Phần cứng và dịch vụ:
+ Tốc độ phát triển công nghiệp
phần cứng % Khoảng 40 >20
+ Doanh thu công nghiệp phần cứng triệu USD 9.000 5.800 + Kim ngạch xuất khẩu phần cứng,
điện tử 80%
Nội dung số và dịch vụ:
+ Tốc độ phát triển CNPM&DV % 20-30 30 + Doanh thu CNPM&DV triệu USD 3.000 1.000
(Nguồn: Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND TP Hà Nội)
4.1.3. Gợi ý về định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp CNTT Việt Nam
Sự toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng nhƣ các nền kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trƣờng thế giới rộng lớn nhƣng cũng ràng buộc các doanh nghiệp, cho dù ở các nƣớc phát triển hay kém phát triển, phải đối mặt với một môi trƣờng nhiều rủi ro hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Khi đó mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là đạt đƣợc những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đối mới và thích ứng nhanh chóng với môi trƣờng kinh doanh và giành đƣợc phần thắng trong cạnh tranh. Văn hóa doanh nghiệp sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu. Muốn vậy, nó phải có ba đặc trƣng cơ bản: tƣ duy chiến lƣợc, khả năng thích ứng cao và chú trọng đến phát triển nguồn lực con
88
ngƣời và ủy quyền mạnh mẽ. Sự kết hợp các yếu tố trên sẽ tạo ra một nền văn hóa – một năng lực tổ chức vƣợt trội – để giúp cho doanh nghiệp vƣợt lên trên các đổi thủ trên đƣờng đua đầy rẫy những khó khăn, thách thức. Xây dựng một nền văn hóa nhƣ vậy không phải là một việc dễ làm. Nhƣng nếu không làm đƣợc điều đó, các doanh nghiệp sẽ bị tiêu diệt trong một môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt của thế kỉ 21.
VHDN là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhƣ trên đã nói, VHDN là bản sắc riêng, là bộ gen đƣợc duy trì, kế thừa và trƣờng tồn qua nhiều thế hệ thành viên, nó là tài sản tinh thần, chất keo kết dính các thành viên lại với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, cần có nhận thức rõ ràng về một số quan điểm cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất, ngƣời chủ (ngƣời sáng lập) hay nhà quản trị cấp cao nhất doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.Thứ hai, VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không thể muốn mà xây dựng đƣợc ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những quan niệm giá trị, xu hƣớng tâm lý và sắc thái văn hoá chung của doanh nghiệp
Thứ ba, VHDN do toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên.
Thứ tư, xây dựng VHDN chỉ đƣợc coi là thành công khi nó tạo ra đƣợc sức mạnh thực tiễn từ sự nỗ lực cống hiến của doanh nghiệp đó trong hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, VHDN phải đƣợc tiếp cận nhƣ là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp, có nghĩa là VHDN phải đƣợc xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với hệ thống quản trị doanh nghiệp.
Thứ sáu, VHDN không phải là cái nhất thành bất biến; là cái phù hợp, ổn định và cần thiết đối với doanh nghiệp này có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác.
89
4.2. Giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp của các DN CNTT trên địa bàn TP Hà Nội. TP Hà Nội.
4.2.1 Giải pháp từ môi trường vĩ mô
4.2.1.1. Xây dựng chính sách phát triển CNTT gắn với xây dựng phát triển VHDN cho khối doanh nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Có thể thấy rõ: văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. Văn hóa doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải đƣợc hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
Trong Định hƣớng (Quy hoạch) phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin, đã chỉ ra những vấn đề nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp CNTT trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm, làm động lực xây dựng nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp lại chƣa đƣợc nhắc đến một cách đầy đủ, rõ ràng. Do đó, trong quá trình rà soát quy hoạch thì cần nghiên cứu bổ sung hoặc nếu có thể thì cần xây dựng chiến lƣợc phát triển VHDN riêng cho khối các doanh nghiệp CNTT (bởi khối doanh nghiệp CNTT có những đặc thù riêng, khác biệt so với các DN thuộc lĩnh vực khác)
4.2.1.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sự xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Có thể khẳng định, chính ngƣời chủ hay ngƣời sáng lập doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy vậy, yếu tố môi trƣờng bên ngoài cũng rất quan trọng. văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể hình thành và phát triển khi mà các thể chế chính trị, kinh tế khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi ngƣời, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái làm giàu cho mình và cho đất nƣớc, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hợp pháp trong việc mƣu cầu lợi nhuận cao, ngăn chặn những hàng vi phạm pháp,
90
những kiểu làm ăn phi văn hóa, chạy chọt cửa sau, lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời.
Nhƣ vậy ở đây, Nhà nƣớc có vai trò tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho văn hóa doanh nghiệp phát triển. Thiếu một sân chơi bình đẳng, công bằng, lành mạnh cho doanh nghiệp thì khó lòng nói đến văn hóa doanh nghiệp. Mặt khác, quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc và doanh nghiệp cũng cần phải đặt trên nền tảng văn hóa, nhƣ ý kiến của ông Lê Đăng Doanh – cố vấn kinh tế của Thủ tƣớng Chính phủ: “Để cho kinh doanh có văn hóa, viên chức phải hành xử đúng pháp luật, có trách nhiệm và có văn hóa. Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy tham nhũng, cũng nhƣ không thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn hóa trong khi viên chức Nhà nƣớc cũng ứng xử tƣ lợi và thiếu văn hóa”.
Thể chế phải đƣợc chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lƣợc kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài, nâng cao sức cạnh tranh, có chƣơng trình làm ăn căn cơ theo định hƣớng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nƣớc mà còn vƣơn ra thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lý kinh doanh cò con, manh mún, không đầu từ lớn, làm ăn lâu dài
- Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để tạo ra sự dân chủ, công khai và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác lập các tiêu chí để xây dựng khung kiến thức cơ bản cho mọi ngƣời, theo đó thƣờng xuyên xem xét lại những điểm mạnh, điểm yếu khi đánh giá về văn hoá doanh nghiệp để tuyên truyền, nhắc nhở mọi ngƣời về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong cộng đồng và trong mỗi doanh nghiệp.
- Tập trung nâng cao vị trí vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp để qua đó giúp đỡ các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp còn yếu, còn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để không ngừng tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
- Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ cho con ngƣời để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
91
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên ngành cho tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp.
- Tổ chức các cuộc thi, giao lƣu văn hoá và tìm hiểu biết pháp luật giữa các thành viên của các doanh nghiệp.
Để cho kinh doanh có văn hóa, doanh nghiệp có văn hóa thì công sở, cơ quan nhà nƣớc các cấp cũng phải có văn hóa, viên chức phải hành xử đúng pháp luật, có trách nhiệm và có văn hóa. Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy tham nhũng, doanh nghiệp phải có văn hóa trong khi viên chức nhà nƣớc ứng xử tƣ lợi và thiếu văn hóa. Muốn có văn hóa doanh nghiệp thì trƣớc hết các công sở phải có văn hóa trong đối xử với công dân và doanh nghiệp. Viên chức Nhà nƣớc tự ý lạm dụng quyền hạn, hành động vƣợt quá quy định pháp luật, bắt chẹt, làm khó cho doanh nghiệp không thể coi là có văn hóa.
4.2.1.3. Tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện, tăng cường công tác truyền thông về văn hóa doanh nghiệp
Nhận thức bao giờ cũng là khởi điểm cho mọi hành động. Hiện nay, chúng ta vẫn còn thiếu những định hƣớng xã hội nhằm tạo dựng văn hóa, văn hóa tiêu dùng, tạo nên bầu không khí và áp lực dƣ luận xã hội đối với vấn đề này. Sự chú ý của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ ở nƣớc ra cho đến nay hầu nhƣ vắng bóng trên lĩnh vực này. Chính vì thế việc nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò