Về mô hình văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 76 - 79)

Sau khi nhập 132 phiếu khảo sát vào xử lý, tác giả có đƣợc kết quả nhận dạng mô hình VHDN hiện tại và mong muốn tƣơng lai của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố Hà Nội (chi tiết xem Hình 3.1 và Bảng 3.5).

67

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát nhận dạng mô hình

văn hoá doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội

Mô hình văn hoá Hiện tại Mong muốn Chênh lệch

Gia đình (C) 27 23 -4

Cấp bậc (H) 23 27 +4

Thị trƣờng (M) 22 29 +7

Sáng tạo (A) 29 21 -8

Tổng điểm 100 100

(Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả)

Kết quả đánh giá cho thấy mô hình văn hoá của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội hiện tại thiên về văn hoá sáng tạo với điểm số là 29 trong tổng số 100 điểm. Mô hình này cũng phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, nơi mà các ý tƣởng và sự sáng tạo trở thành sự sống còn của doanh nghiệp, với những đặc trƣng vốn có của nó nhƣ:

- Đặc điểm nổi bật: Tổ chức là cái nôi cho sự tự thể hiện, tự hoàn thiện và phát huy những ý tƣởng, sáng kiến của ngƣời lao động.

Hình 3.1. Kết quả khảo sát nhận dạng mô hình văn hoá doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội

68

Trong hình 3.1, đƣờng màu cam biểu hiện mô hình VHDN hiện tại và đƣờng màu xanh biểu hiện mô hình VHDN mong muốn trong thời gian tới theo ý kiến của các đối tƣợng đƣợc điều tra.

Đứng thứ hai là mô hình văn hoá gia đình đƣợc đánh giá 27/100 điểm. Thực tế cho thấy mối quan hệ giữa các thành viên trực tiếp gần gũi nhƣng có thứ bậc trên dƣới, đây là loại quyền lực hết sức thân thiện, ôn hòa không hề có tính đe dọa, áp lực, tạo ra động lực làm việc, năng suất lao động cao và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, mô hình này thiên về trực giác hơn là về trình độ kiến thức, quan tâm nhiều đến sự phát triển con ngƣời hơn là khai thác năng lực con ngƣời, ít quan tâm đến năng suất mà ƣu tiên cho hiệu quả (làm việc đúng cách) và có xu hƣớng trở thành môi trƣờng khép kín gây khó khăn cho quá trình hội nhập của những nhân viên mới.

Điểm số cho mô hình văn hoá cấp bậc và văn hóa thị trƣờng lần lƣợt là 23 và 22/100 điểm. Do ảnh hƣởng của nền văn hóa dân tộc nên nói chung các doanh nghiệp đều còn nặng về cấp bậc, môi trƣờng khép kín, chƣa khai thác triệt để đƣợc thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng CNTT.

Đồng thời, ta cũng thấy đƣợc mong muốn tƣơng lai của các đối tƣợng đƣợc khảo sát là hƣớng đến mô hình văn hoá thị trƣờng là chủ yếu với số điểm là 29/100 điểm,

Các đối tƣợng đƣợc khảo sát cũng mong muốn thay đổi các mô hình văn hoá gia đình, văn hóa cấp bậc và văn hoá sáng tạo.

Xem xét mức độ chênh lệch về giá trị giữa các mô hình văn hóa hiện tại và mong muốn trong tƣơng lai tại các doanh nghiệp CNTT trên đại bàn Hà Nội (Xem bảng 3.5) ta có thể thấy mô hình văn hoá sáng tạo có chênh lệch về giá trị là cao nhất -8 cho thấy nhu cầu cấp thiết hơn cả, cần đƣợc tiến hành giảm bớt mô hình này. Song song đó, các doanh nghiệp cần tăng cƣờng xây dựng và củng cố mô hình văn hóa thị trƣờng với giá trị chênh lệch là +7, cần hƣớng các hoạt động sáng tạo theo nhu cầu thực tế của ngƣời tiêu dùng, khai thác triệt để cơ hội kinh doanh. Tiếp theo là việc tăng mô hình văn hoá cấp bậc với giá trị chênh lệch +4 và giảm mô hình văn hoá gia đình với giá trị chênh lệch -4.

69

Nhƣ vậy, kết quả khảo sát cho thấy với mô hình văn hoá sáng tạo hiện tại và mong muốn mô hình văn hoá thị trƣờng trong tƣơng lai các đối tƣợng khảo sát mong muốn có sự thay đổi để môi trƣờng làm việc của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội trở nên linh hoạt hơn, có đƣợc cam kết rộng rãi nhờ sự tham gia đông đảo của các thành viên, thực hành nhiều hơn lý thuyết, học hỏi trở thành trung tâm giải quyết vấn đề thay vì trung tâm kỷ luật, tập trung vào cách thức làm việc và mức độ đóng góp của mỗi thành viên cho kết quả chung.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)