Gợi ý về định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp CNTT Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 97 - 99)

Sự toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng nhƣ các nền kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trƣờng thế giới rộng lớn nhƣng cũng ràng buộc các doanh nghiệp, cho dù ở các nƣớc phát triển hay kém phát triển, phải đối mặt với một môi trƣờng nhiều rủi ro hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Khi đó mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là đạt đƣợc những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đối mới và thích ứng nhanh chóng với môi trƣờng kinh doanh và giành đƣợc phần thắng trong cạnh tranh. Văn hóa doanh nghiệp sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu. Muốn vậy, nó phải có ba đặc trƣng cơ bản: tƣ duy chiến lƣợc, khả năng thích ứng cao và chú trọng đến phát triển nguồn lực con

88

ngƣời và ủy quyền mạnh mẽ. Sự kết hợp các yếu tố trên sẽ tạo ra một nền văn hóa – một năng lực tổ chức vƣợt trội – để giúp cho doanh nghiệp vƣợt lên trên các đổi thủ trên đƣờng đua đầy rẫy những khó khăn, thách thức. Xây dựng một nền văn hóa nhƣ vậy không phải là một việc dễ làm. Nhƣng nếu không làm đƣợc điều đó, các doanh nghiệp sẽ bị tiêu diệt trong một môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt của thế kỉ 21.

VHDN là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhƣ trên đã nói, VHDN là bản sắc riêng, là bộ gen đƣợc duy trì, kế thừa và trƣờng tồn qua nhiều thế hệ thành viên, nó là tài sản tinh thần, chất keo kết dính các thành viên lại với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp, cần có nhận thức rõ ràng về một số quan điểm cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, ngƣời chủ (ngƣời sáng lập) hay nhà quản trị cấp cao nhất doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.Thứ hai, VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không thể muốn mà xây dựng đƣợc ngay trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những quan niệm giá trị, xu hƣớng tâm lý và sắc thái văn hoá chung của doanh nghiệp

Thứ ba, VHDN do toàn thể các thành viên trong doanh nghiệp tạo nên.

Thứ tư, xây dựng VHDN chỉ đƣợc coi là thành công khi nó tạo ra đƣợc sức mạnh thực tiễn từ sự nỗ lực cống hiến của doanh nghiệp đó trong hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, VHDN phải đƣợc tiếp cận nhƣ là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp, có nghĩa là VHDN phải đƣợc xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với hệ thống quản trị doanh nghiệp.

Thứ sáu, VHDN không phải là cái nhất thành bất biến; là cái phù hợp, ổn định và cần thiết đối với doanh nghiệp này có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác.

89

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)