Quy trình xây dựng và phát triển VHDN

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 54 - 62)

1.2.4.1. Quy trình xây dựng và phát triển VHDN

Thông qua những thông tin trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát trình phát triển của doanh nghiệp. Phát triển văn hóa doanh nghiệp luôn gắn liền với chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp, tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng nhƣ quá trình phát triển chiến lƣợc của doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp trƣớc tiên là phụ thuộc vào nhận thức của ngƣời lãnh đạo. Chỉ khi ngƣời lãnh đạo nhận thức đƣợc những điểm cần điều chỉnh và chƣa phù hợp của văn hóa doanh nghiệp, những yêu cầu bƣớc thiết của thực tế về văn hóa doanh nghiệp: tầm nhìn, giá trị cốt lõi, các quy tắc ứng xử…. thì khi đó quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp mới thực sự bắt đầu. Mỗi doanh nghiệp có một văn hóa khác nhau và cách phát triển văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Chính vì vậy không có một quy trình chung phát triển văn hóa doanh nghiệp cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình

45

nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, tác giả luận văn xin đƣa ra một quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình:

Hình 1.4 : Quy trình phát triển văn hóa doanh nghiệp

(nguồn: tác giả tổng hợp từ tài liệu tham khảo)

Bƣớc 1. Lập kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp

Xác lập mục tiêu, kế hoạch phát triển Văn hóa doanh nghiệp là quá trình xây dựng các giá trị chuẩn mực của doanh nghiệp trên phƣơng diện văn hóa. Cụ thể là mục tiêu về môi trƣờng ...

Con ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi trƣởng thành, phải trải qua rất nhiều các giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi ngƣời đều có những mục tiêu, kế hoạch phát triển cho riêng mình. Doanh nghiệp cũng vậy, muốn tồn tại, thì phải xác định đƣợc mục tiêu hoạt động là gì? Khi xác định đƣợc mục tiêu, cần phải xây dựng cách thức thực hiện mục tiêu đó nhƣ thế nào? Phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng là một

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Lập kế hoạch phát triển Tổ chức phát triển văn hóa doanh nghiệp Củng cố văn hóa doanh nghiệp Kiểm soát, điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp

46

mục tiêu không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng thời kỳ này. Bởi đây là "chìa khóa vạn năng" giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xác lập mục tiêu, kế hoạch phát triển Văn hóa doanh nghiệp là quá trình xây dựng các giá trị chuẩn mực của doanh nghiệp trên phƣơng diện văn hóa. Cụ thể là mục tiêu về môi trƣờng, không khí làm việc; cách giao tiếp ứng xử của các thành viên trong công ty,…Ngoài ra, là xác định rõ các mốc, thời điểm phải đạt đƣợc mục tiêu đề ra, nếu đạt đƣợc rồi thì đề ra mục tiêu mới, nếu chƣa đạt đƣợc thì phải phân tích rõ nguyên nhân rút ra bài học kinh nghiệm.

Đồng thời, cũng cần phải nghiên cứu và khảo sát các mô hình văn hóa doanh nghiệp đã và đang đƣợc áp dụng có liên quan phù hợp với doanh nghiệp mình. Việc này không chỉ dựa trên lý thuyết mà còn phải có sự khảo sát thực tế qua các doanh nghiệp đã áp dụng thành công và chƣa thành công. Từ đó đúc rút đƣợc kinh nghiệm xây dựng, ƣu điểm, nhƣợc điểm của mô hình đó. Việc áp dụng một cách máy móc bất kỳ yếu tố văn hóa của mô hình phát triển nào hay của tổ chức khác chƣa chắc đã đạt đƣợc kết quả nhƣ ý muốn, đôi khi còn nhận lấy thất bại. Chính vì vậy, việc xác định lựa chọn các yếu tố văn hóa mà doanh nghiệp cần phát triển hay mô hình văn hóa doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự linh hoạt và nhận thức của ngƣời lãnh đạo.

Bƣớc 2. Tổ chức phát triển văn hóa doanh nghiệp

Đây là quá trình phát huy những đặc trƣng của văn hóa doanh nghiệp mà đã đƣợc lập kế hoạch triển khai. Các yếu tố cần phát triển đƣợc tạo cơ hội nhằm đem đến hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

a, Xây dựng cơ cấu tổ chức

Bao gồm: hệ thống các văn bản quy định, chính sách ; hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức, niềm tin. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức, niềm tin giúp định hƣớng tác phong làm việc, cách tƣ duy và cách ứng xử, giao tiếp giữa các thành viên trong doanh

47

nghiệp. Hệ thống các văn bản quy định, chính sách là một công cụ cho các nhà quản lý thực thi, kiểm soát văn hóa doanh nghiệp.

b, Phát triển cấu trúc VHDN

Là quá trình chọn lựa và phát triển các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp. Bao gồm nhiều yếu tố: biểu tƣợng đặc trƣng, các giai thoại, các nghi lễ và các giá trị cốt lõi… Trong quá trình phát triển, cần phải lựa chọn những phƣơng thức phát triển các giá trị đặc trƣng phù hợp với doanh nghiệp mình đang hƣớng tới. Không có một nguyên tắc chung nào cho việc phát triển các yếu tố này. Tất cả phụ thuộc vào ngƣời lãnh đạo, họ sẽ là ngƣời đƣa ra các tiêu chí để phát triển, cách thức và phƣơng pháp thực hiện.

c, Lựa chọn phong cách quản lý phù hợp.

Phong cách quản lý – lãnh đạo cũng là một đặc trƣng, đồng thời nó cũng là một yếu tố độc lập tác động tới sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Phong cách quản lý là một công cụ hiêu jquả của lãnh đạo trong quá trình thực hiện và kiểm soát thông qua các chủ thể văn hóa để có điều chỉnh phù hợp.

Từ trƣớc đến nay, có rất nhiều các học giả nghiên cứu và đƣa ra các phong cách quản lý khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu phƣơng Tây, phong cách quản lý có 3 kiểu cơ bản:

 Phong cách quản lý mệnh lệnh độc đoán

 Phong cách quản lý tự do

 Phong cách quản lý dân chủ

Theo Rensis Likert có 4 phong cách lãnh đạo- quản lý:

 Phong cách quản lý quyết đoán – áp chế

 Phong cách quản lý quyết đoán nhân từ

 Phong cách quản lý tham vấn

 Phong cách quản lý tham gia- theo nhóm Theo Daniel Goleman, có 6 phong cách lãnh đạo:

 Phong cách quyết đoán

48

 Phong cách hợp tác

 Phong cách ôn hòa

 Phong cách huấn luyện

 Phong cách dẫn đầu

Mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau và mỗi phong cách có ƣu nhƣợc điểm khác nhau, vì thế không có một phong cách nào là tối ƣu cho tình huống cụ thể, ngƣời lãnh đạo giỏi là ngƣời biết vận dụng linh hoạt các phong cách vào từng tình huống theo từng hoàn cảnh.

Văn hóa doanh nghiệp và ngƣời lãnh đạo có quan hệ chặt chẽ trong quá trình xây dựng và phát triển.Muốn doanh nghiệp có nền văn hóa phát triển mạnh thì điều quan trọng nhất là phải có một ngƣời lãnh đạo tài giỏi với phong cách lãnh đạo – quản lý chuyên nghiệp, làm cơ sở vững chắc để xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp phát triển.

Bƣớc 3. Củng cố văn hóa doanh nghiệp

Trong giai đoạn doanh nghiệp đã tạo ra đƣợc nhiều thay đổi và phát triển các yếu tố quan trọng của văn hóa doanh nghiệp phù hợp với mình, cần thiết phải có sự củng cố, ổn định các giá trị đã và đang đƣợc xây dựng. Cần có những hành động cụ thể để phổ biến các giá trị đã và sắp đạt đƣợc đến toàn thể nhân viên, đối tác, khách hàng và toàn xã hội. Qua đó, nhận đƣợc các phản hồi của các đối tƣợng trên, từ đó giúp doanh nghiệp nhận biết đƣợc quá trình phát triển của mình đạt đƣợc hiệu quả nhƣ thế nào.

Bƣớc 4. Kiểm soát, điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp

Kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp, kiểm soát không những tiến hành ở công đoạn cuối cùng mà phải tiến hành trên tất cả các công đoạn, diễn ra xuyên suốt và liên tục. Việc này giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong từng giai đoạn phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình, luôn có sự đánh giá, nhận xét và đƣa ra những điều chỉnh kịp thời cho tiến trình phát triển chung.

49

1.2.4.2. Đo lƣờng mức độ thay đổi của văn hóa doanh nghiệp

Thông qua việc nghiên cứu các mô hình đánh giá và đo lƣờng sự thay đổi của văn hóa doanh nghiệp cũng nhƣ mức độ phổ quát của mô hình đó với đa dạng loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Hình 1.5 mô tả những yếu tố căn bản tạo nên mô hình mẫu theo lý thuyết của Denison. Theo đó, tại trung tâm của mô hình đã định hƣớng niềm tin căn bản và những giả định kỳ vọng cho sự phát triển của tổ chức. Theo đó, xuất phát từ niềm tin và những kỳ vọng đối với tổ chức sẽ là động lực để ngƣời lao động kiên trì, gắn kết với doanh nghiệp nói riêng và vị trí việc làm đã chọn tại doanh nghiệp nói chung.

Một số yếu tố của mô hình Denison mô tả bao gồm:

Phát triển khả năng (Adapability): Doanh nghiệp có tiếp tục đầu tƣ vào việc phát triển các kỹ năng cạnh tranh của ngƣời lao động muốn ở lại, đồng thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh đang diễn ra, và đáp ứng mong muốn học hỏi và phát triển của ngƣời lao động hay không?

Hình 1.5: Mô hình văn hóa tổ chức của Denison

50

Sự tham gia (Involvement) là sự tham gia của nhân viên về xây dựng năng lực, sở hữu và trách nhiệm. Điểm số văn hóa doanh nghiệp đối với đặc điểm này phản ánh mức độ tập trung của doanh nghiệp đối với phát triển, định hƣớng và tạo những mối liên kết tƣơng quan đến những thành viên, nhân viên trong doanh nghiệp và hƣớng họ tham gia chủ động trong các nội dung nêu trên.

Tính nhất quán (Consistency) đƣợc đƣa ra nhằm tính toán một cách đồng nhất việc xem xét liệu doanh nghiệp đó có một nền văn hóa phát triển mạnh mẽ và gắn kết giữa các nội dung và mực tiêu hay không?

Tầm nhìn (Mission): Mô hình mẫu này chỉ ra rằng, đối với một doanh nghiệp thành công thì cần có sự rõ ràng trong việc xác định mục tiêu hoạt động và có những chiến lƣợc tầm nhìn dài hạn một cách cụ thể và rõ ràng. Những đặc điểm về tầm nhìn sẽ hữu ích trong những điều kiện mà ngay cả khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong ngắn hạn hoặc đã sẵn sàng với hệ thống xác định chiến lƣợc và kế hoạch hành động cụ thể.

Hình 1.6: Mối quan hệ giữa VHDN với Tổ chức

51

1.2.4.3. Các giải pháp để quản trị và phát triển Văn hoá doanh nghiệp.

Theo mô hình văn hoá của Kim Cameron và Robert Quinn, tuỳ từng mô hình mà có các giải pháp để quản lý VHDN khác nhau:

* Mô hình văn hoá gia đình (C) có các giải pháp quản lý văn hoá tập trung vào: - Quản trị VHDN thiên về tính đồng đội.

- Quản trị VHDN thiên về các mối quan hệ cá nhân. - Quản trị VHDN thiên về việc phát triển nguồn nhân lực. - Quản trị VHDN thiên về sự hợp tác và cộng đồng. - Quản trị VHDN thiên về lòng trắc ẩn và sự chăm sóc.

* Mô hình văn hoá sáng tạo (A) có các giải pháp quản lý văn hoá tập trung vào: - Quản trị VHDN thiên về sự đổi mới và các mối quan hệ trong kinh doanh. - Quản trị VHDN hƣớng về tƣơng lai.

- Quản trị VHDN thiên về cải tiến và sự thay đổi. - Quản trị VHDN thiên về sự sáng tạo.

- Quản trị VHDN thiên về sự nhanh nhạy và linh hoạt.

* Mô hình văn hóa thị trường (M) có các giải pháp tập trung vào: - Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về sự cạnh tranh.

- Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về các mối quan hệ với khách hàng. - Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về sự thành công.

- Quản trị văn hóa doanh nghiệp với sự tập trung cao. - Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về kết quả.

* Mô hình văn hóa cấp bậc (H) có các giải pháp quản lý văn hóa tập trung vào: - Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về sự phân tích hợp lý.

- Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về sự minh bạch trong thông tin. - Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về việc đƣợc tín nhiệm cao.

- Quản trị văn hóa doanh nghiệp thiên về thực hiện thông qua các quy trình. - Quản trị văn hóa doanh nghiệp thông qua các thƣớc đo.

52

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 54 - 62)