Giải pháp từ môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 99 - 102)

4.2.1.1. Xây dựng chính sách phát triển CNTT gắn với xây dựng phát triển VHDN cho khối doanh nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Có thể thấy rõ: văn hóa doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. Văn hóa doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải đƣợc hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.

Trong Định hƣớng (Quy hoạch) phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin, đã chỉ ra những vấn đề nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp CNTT trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm, làm động lực xây dựng nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp lại chƣa đƣợc nhắc đến một cách đầy đủ, rõ ràng. Do đó, trong quá trình rà soát quy hoạch thì cần nghiên cứu bổ sung hoặc nếu có thể thì cần xây dựng chiến lƣợc phát triển VHDN riêng cho khối các doanh nghiệp CNTT (bởi khối doanh nghiệp CNTT có những đặc thù riêng, khác biệt so với các DN thuộc lĩnh vực khác)

4.2.1.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho sự xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Có thể khẳng định, chính ngƣời chủ hay ngƣời sáng lập doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy vậy, yếu tố môi trƣờng bên ngoài cũng rất quan trọng. văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể hình thành và phát triển khi mà các thể chế chính trị, kinh tế khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi ngƣời, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái làm giàu cho mình và cho đất nƣớc, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hợp pháp trong việc mƣu cầu lợi nhuận cao, ngăn chặn những hàng vi phạm pháp,

90

những kiểu làm ăn phi văn hóa, chạy chọt cửa sau, lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời.

Nhƣ vậy ở đây, Nhà nƣớc có vai trò tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho văn hóa doanh nghiệp phát triển. Thiếu một sân chơi bình đẳng, công bằng, lành mạnh cho doanh nghiệp thì khó lòng nói đến văn hóa doanh nghiệp. Mặt khác, quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc và doanh nghiệp cũng cần phải đặt trên nền tảng văn hóa, nhƣ ý kiến của ông Lê Đăng Doanh – cố vấn kinh tế của Thủ tƣớng Chính phủ: “Để cho kinh doanh có văn hóa, viên chức phải hành xử đúng pháp luật, có trách nhiệm và có văn hóa. Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy tham nhũng, cũng nhƣ không thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có văn hóa trong khi viên chức Nhà nƣớc cũng ứng xử tƣ lợi và thiếu văn hóa”.

Thể chế phải đƣợc chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lƣợc kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài, nâng cao sức cạnh tranh, có chƣơng trình làm ăn căn cơ theo định hƣớng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nƣớc mà còn vƣơn ra thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lý kinh doanh cò con, manh mún, không đầu từ lớn, làm ăn lâu dài

- Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để tạo ra sự dân chủ, công khai và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác lập các tiêu chí để xây dựng khung kiến thức cơ bản cho mọi ngƣời, theo đó thƣờng xuyên xem xét lại những điểm mạnh, điểm yếu khi đánh giá về văn hoá doanh nghiệp để tuyên truyền, nhắc nhở mọi ngƣời về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong cộng đồng và trong mỗi doanh nghiệp.

- Tập trung nâng cao vị trí vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp để qua đó giúp đỡ các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp còn yếu, còn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để không ngừng tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

- Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ cho con ngƣời để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

91

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên ngành cho tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp.

- Tổ chức các cuộc thi, giao lƣu văn hoá và tìm hiểu biết pháp luật giữa các thành viên của các doanh nghiệp.

Để cho kinh doanh có văn hóa, doanh nghiệp có văn hóa thì công sở, cơ quan nhà nƣớc các cấp cũng phải có văn hóa, viên chức phải hành xử đúng pháp luật, có trách nhiệm và có văn hóa. Không thể đòi hỏi doanh nghiệp trong sạch nếu bộ máy tham nhũng, doanh nghiệp phải có văn hóa trong khi viên chức nhà nƣớc ứng xử tƣ lợi và thiếu văn hóa. Muốn có văn hóa doanh nghiệp thì trƣớc hết các công sở phải có văn hóa trong đối xử với công dân và doanh nghiệp. Viên chức Nhà nƣớc tự ý lạm dụng quyền hạn, hành động vƣợt quá quy định pháp luật, bắt chẹt, làm khó cho doanh nghiệp không thể coi là có văn hóa.

4.2.1.3. Tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện, tăng cường công tác truyền thông về văn hóa doanh nghiệp

Nhận thức bao giờ cũng là khởi điểm cho mọi hành động. Hiện nay, chúng ta vẫn còn thiếu những định hƣớng xã hội nhằm tạo dựng văn hóa, văn hóa tiêu dùng, tạo nên bầu không khí và áp lực dƣ luận xã hội đối với vấn đề này. Sự chú ý của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ ở nƣớc ra cho đến nay hầu nhƣ vắng bóng trên lĩnh vực này. Chính vì thế việc nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Mà chủ thể của văn hóa doanh nghiệp là doanh nhân, và sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan về vai trò của đội ngũ doanh nhân trong xã hội cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Một số nội dung cụ thể cần thực hiện nhƣ:

- Khuyên khích, hỗ trợ DN thành lập phòng, bộ phận, hoặc bố trí cán bộ chuyên phụ trách về văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp.

- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến về các giá trị văn hóa mới mà ngành CNTT đang hƣớng tới, chú trọng tới cách thức truyền thông mới tạo sức hấp dẫn, thu hút sự tham gia của mọi ngƣời.

92

- Đầu mối tổ chức, tham gia cùng doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động nhƣ cuộc thi tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp, tuyên dƣơng những DN có đóng góp trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.

4.2.1.4. Tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra giám sát, định hình văn hóa của các doanh nghiệp

Một thực tế đã đƣợc chỉ ra trong phần tồn tại là mặc dù những doanh nghiệp lớn nhƣ FPT, là đầu tầu trong xây dựng văn hóa trong khối doanh nghiệp CNTT, nhƣng vẫn có thể xảy ra những hoạt động văn hóa không phù hợp, gây phản cảm. Ngoài ra, lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có tốc độ truyền thông tin nhanh, tới nhiều đối tƣợng, nếu là gƣơng tốt sẽ rất có ích, tuy nhiên, nếu là hoạt động văn hóa không phù hợp cũng sẽ rất khó kiểm soát. Do đó, công tác này cần phải đƣợc các cơ quan nhà nƣớc quan tâm thƣờng xuyên. Nên có kế hoạch rà soát đánh giá định kỳ và cơ chế thông tin để kịp thời điều chỉnh những biểu hiện văn hóa tiêu cực.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)