Hình thức, mẫu mã của sản phẩm đẹp, phù hợp với thị hiếu (2)

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 80)

phẩm đẹp, phù hợp với thị hiếu. 8.87 7.69 16.58 56.21 10.65

Đại diện đơn vị 2.54 2.23 5.35 23.98 4.92 Ngƣời lao động 2.67 2.78 5.56 24.13 4.67 Cán bộ quản lý 3.66 2.68 5.67 8.1 1.06

(Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả)

Về tiêu chí biết rõ ý nghĩa Logo, 55.06% đối tƣợng không biết rõ, không biết hoặc còn phân vân về điều này; trong đó, chủ yếu rơi vào đối tƣợng ngƣời lao động và các cán bộ quản lý. Hơn nữa, tỷ lệ các đối tƣợng hiểu rõ về ý nghĩa Logo đạt 44.94% song chủ yếu lại là cán bộ các phòng ban - đại diện các đơn vị chiếm 34.57%. Điều này cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng về yếu tố này, có những bƣớc triển khai đáng kể song mới chỉ dừng lại ở các cấp quản lý, công tác truyền thông đến ngƣời lao động và tới công chúng về hình ảnh của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.

+ Đối với tiêu chí nhớ khẩu hiệu của công ty thì có một tín hiệu khá đáng mừng do đạt tỷ lệ tƣơng đối cao 50.38%. Tuy nhiên, đối tƣợng nhớ đƣợc chủ yếu lại là đại diện và ngƣời lao động tại các doanh nghiệp, còn các cán bộ quản lý thì dƣờng nhƣ là không thể nhớ khẩu hiệu của các doanh nghiệp trong ngành quản lý. Có thể nói, công tác truyền cảm hứng cho ngƣời lao động đƣợc các doanh nghiệp rất quan tâm và thực hiện tích cực, điều này là khá phù hợp với đặc điểm các doanh

71

nghiệp CNTT và đúng theo logic kết quả khảo sát đƣợc về mô hình văn hóa hiện tại của các doanh nghiệp là truyền cảm hứng sáng tạo cho nhân viên. Chính vì vậy, để hình ảnh của doanh nghiệp mình có thể đi vào lòng các đối tƣợng hữu quan bên ngoài thì các doanh nghiệp cần tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh hơn nữa, đặc biệt là với khách hàng.

+ Về vấn đề "Hình thức, mẫu mã của sản phẩm đẹp, phù hợp với thị hiếu" cũng có đa số phiếu tán thành từ mức 3 đến 5 với tỉ lệ 66.86%, tuy mức đánh giá còn chƣa thực sự cao nhƣng các doanh nghiệp CNTT đã phần nào thỏa mãn đƣợc nhu cầu kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm mà mình đã cam kết cung cấp và điều này cũng phù hợp với nghiên cứu trên đây về mô hình VHDN tƣơng lai, đó là các đối tƣợng nghiên cứu muốn có sự thay đổi thiên về thị trƣờng hơn nữa.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát mức độ nhận về logo, slogan

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

% % % % %

2 Anh/chị biết rõ ý nghĩa của Logo. 8.87 9.24 36.95 27.55 17.39

Đại diện đơn vị 0.01 0.01 4.43 18.24 16.33 Ngƣời lao động 5.54 5.57 19.66 7.99 1.05 Cán bộ quản lý 3.32 3.66 12.86 1.32 0.01

3 Anh/Chị nhớ khẩu hiệu Công ty

mình. 14.43 16.14 19.05 26.53 23.85

Đại diện đơn vị 2.23 2.09 4.48 15.14 15.08 Ngƣời lao động 5.91 6.98 6.96 11.29 8.67 Cán bộ quản lý 6.29 7.07 7.61 0.1 0.1

72

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết về các hoạt động lễ hội, truyền thống

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

% % % % %

8

Các lễ nghi, hoạt động truyền thống của Công ty đƣợc tổ chức

thƣờng xuyên. 11.2 23.67 34.28 17.75 13.1

Đại diện đơn vị 1.23 4.95 14.26 7.67 10.91 Ngƣời lao động 6.25 11.89 14.29 5.56 1.82 Cán bộ quản lý 3.72 6.83 5.73 4.52 0.37

9

Công ty Anh/Chị có nhiều giai thoại, nhân vật điển hình, anh

hùng riêng của mình. 22.15 27.89 28.32 13.17 8.47

Đại diện đơn vị 6.45 9.68 11.56 6.95 4.38 Ngƣời lao động 7.23 11.12 11.78 5.93 3.75 Cán bộ quản lý 8.47 7.09 4.98 0.29 0.34

(Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả)

+ Tiêu chí các lễ nghi, hoạt động truyền thống của Công ty đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, có 65.13% số phiếu tán đồng với việc này ở mức 3 đến 5. Thế nhƣng, tỷ lệ đánh giá giữa nhân viên và đại diện đơn vị lại có sự chênh lệch đáng kể, lần lƣợt là 21.67% và 32.84%, cho thấy công tác tổ chức các lễ nghi, hoạt động truyền thống mặc dù đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nhƣng hiệu quả không cao, chƣa truyền đạt đƣợc hết ý tƣởng của chƣơng trình cũng nhƣ thông điệp của ban lãnh đạo tới nhân viên trong công ty và công chúng.

+ Về ý kiến "Có nhiều giai thoại, nhân vật điển hình, anh hùng riêng của mình", có 78.36% ý kiến đánh giá ở mức từ 1 đến 3 và tiêu chí này đều có tỷ lệ đánh giá cao ở cả ba nhóm đối tƣợng khảo sát, điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp chƣa thực sự hiểu bản chất của VHDN, đồng thời cũng chƣa đi sâu vào khai thác các khía cạnh này để có thể xấy dựng đƣợc VHDN bền vững.

73

Đánh giá mức độ nhận biết về VHDN tại các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội để có thể có những nhận định chi tiết hơn, làm cơ sở đánh giá cụ thể hơn các yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Ở cấp độ nhận thức thứ nhất của VHDN, kết quả còn mờ nhạt, đa số các đối tƣợng đƣợc khảo sát còn mơ hồ về các tiêu chí liên quan đến cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp mặc dù yếu tố này dễ nhận biết nhất (chi tiết xem bảng 3.2).

3.2.2.2. Các giá trị được tuyên bố

VHDN thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp. Giá trị xác định những gì doanh nghiệp nghĩ là phải làm, nó xác định định những gì doanh nghiệp cho là đúng mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có và phải xây dựng từng bƣớc. Chính vì vậy, đánh giá theo cấp độ nhận biết thứ hai của VHDN, ta cần đánh giá thông qua các giá trị đƣợc thể hiện của doanh nghiệp CNTT (chi tiết xem bảng 3.5)

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

% % % % %

4 Công ty đã xác định cho mình một

sứ mệnh rõ ràng. 18.93 31.95 21.3 18.93 8.89

Đại diện đơn vị 5.23 10.23 9.13 10.61 3.82 Ngƣời lao động 8.25 11.25 8.45 7.53 4.33 Cán bộ quản lý 5.45 10.47 3.72 0.79 0.74

5 Anh/chị biết rõ tầm nhìn, mục tiêu

của công ty. 15.38 27.32 26.53 22.5 8.27

Đại diện đơn vị 3.91 6.93 10.69 14.25 3.24 Ngƣời lao động 6.38 12.5 8.78 8.24 3.91 Cán bộ quản lý 5.09 7.89 7.06 0.01 1.12

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

+ Tiêu chí nhận biết sứ mệnh của công ty, có 72.18% phiếu đánh giá ở mức hoàn toàn không biết, không biết hoặc còn phân vân về vấn đề này. Hơn nữa, tỷ lệ

74

đánh giá này đều cao ở tất cả các đối tƣợng đƣợc khảo sát, cho thấy các doanh nghiệp chƣa thực sự chú trọng đến công tác xây dựng VHDN.

+ Tiêu chí nhận biết tầm nhìn, mục tiêu của công ty, có 69.23% ý kiến đánh giá từ mức 1 đến 3 và tỉ lệ đánh giá này cũng đều cao ở tất cả các đối tƣợng đƣợc khảo sát, cho thấy đa số các doanh nghiệp vẫn còn mang nặng hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, chƣa bao quát hết đƣợc thị trƣờng, đồng thời chƣa tạo ra cho mình đƣợc lợi thế cạnh tranh thực sự.

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết về giá trị cốt lõi

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

% % % % %

7

Anh/chị biết rõ Giá trị cốt lõi mà công ty đề ra để nhân viên hoàn thành sứ mệnh của mình.

17.14 29.04 27.21 14.83 11.78

Đại diện đơn vị 3.23 7.68 8.78 10.32 9.01 Ngƣời lao động 8.15 12.46 14.37 3.16 1.67 Cán bộ quản lý 5.76 8.9 4.06 1.35 1.1

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

+ Tiêu chí nhận biết giá trị cốt lõi mà công ty đề ra để nhân viên hoàn thành sứ mệnh của mình, có 73.39% số phiếu trả lời từ mức 1 đến 3. Tỉ lệ này ở đối tƣợng đại đơn vị và các cán bộ quản lý đánh giá là ngang nhau, tuy nhiên lại rất cao ở ngƣời lao động – nhân tố trực tiếp của tiêu chí này. Họ phải là ngƣời nắm rõ các giá trị của doanh nghiệp để hoàn thành sứ mệnh nhƣng lại đánh giá ở mức hoàn toàn không biết, không biết hoặc còn phân vân là 34.98%. Chính vì vậy, ban lãnh đạo công ty cần truyền đạt đƣợc những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại. Nhân viên cần đƣợc giáo dục nhận thức rằng những công việc họ làm từ việc nhỏ nhất nhƣ đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của công ty và có ích cho công việc của họ.

75

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết về các quy định, các tiêu chuẩn, chuẩn mực trong công việc

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

% % % % %

10

Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của công ty Anh/Chị đƣợc xây dựng đầy đủ.

12.13 18.25 35.42 20.24 13.96

Đại diện đơn vị 3.45 6.21 18.59 8.23 2.54 Ngƣời lao động 5.67 7.68 10.86 6.57 9.03 Cán bộ quản lý 3.01 4.36 5.97 5.44 2.39

14

Công ty Anh/Chị có đầy đủ các tiêu chuẩn về thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp.

11.83 11.24 19.72 38.46 18.75

Đại diện đơn vị 2.23 2.45 6.89 18.39 9.06 Ngƣời lao động 4.56 4.75 7.68 15.45 7.37 Cán bộ quản lý 5.04 4.04 5.15 4.62 2.32

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

+ Có 34.2% phiếu đồng ý với tiêu chí "Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của công ty đƣợc xây dựng đầy đủ". Hơn nữa, tỷ lệ này còn rất thấp đối với đối tƣợng khảo sát là đại diện các đơn vị 10.77%. Thực tế này là đáng báo động đối với các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội, bởi một tổ chức không thể thiếu đi hệ thống các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của chính nó, lại càng đặc biệt quan trọng hơn với các doanh nghiệp CNTT khi mô hình văn hóa đặc trƣng là sáng tạo, coi trọng sự tự chủ của ngƣời lao động.

+ Tiêu chí "Có đầy đủ các tiêu chuẩn về thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp" đánh giá từ mức 1 đến 3 ở tỷ lệ cao 42.79%. Điều này cho thấy ngƣời lao động trong các doanh nghiệp CNTT đang làm việc trong tình trạng thiếu các nguyên tắc, quy chuẩn mang tính chuẩn mực; nhất là khi đối tƣợng khảo sát là đại diện các doanh nghiệp lại đánh giá tiêu chí này ở tỷ lệ 11.57%. Đồng thời, điều này

76

cũng cho thấy kết quả điều tra là khá chính xác, có tính đồng nhất về thông tin thể hiện thông qua sự phù hợp với tỷ lệ đánh giá thấp của tiêu chí "Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của công ty đƣợc xây dựng đầy đủ"

3.2.2.3. Hệ giá trị quan niệm

Cốt lõi của VHDN là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Bởi lẽ, ban lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu không truyền đạt đƣợc những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại. Xem xét mức độ nhận biết theo cấp độ thứ ba của VHDN tại các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội, ta có thể thấy các giá trị, quan niệm của các doanh nghiệp này đƣợc các đối tƣợng khảo sát đánh giá chƣa cao, tuy nhiên phần đa các đại diện, nhân viên của các doanh nghiệp đều đã ứng xử, vận dụng linh hoạt các giá trị (chi tiết xem bảng 3.8).

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết theo cấp độ thứ ba của VHDN tại các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội

STT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

% % % % %

12

Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong công ty hòa nhã, vui vẻ

6.51 8.67 36.29 34.91 13.62

Đại diện đơn vị 1.72 2.23 10.38 17.98 6.71 Ngƣời lao động 3.56 4.05 15.67 10.34 6.19 Cán bộ quản lý 1.23 2.39 10.24 6.59 0.72

13

Lãnh đạo công ty luôn quan tâm, đối xử tốt với ngƣời lao động của doanh nghiệp.

13.37 28.26 30.4 17.18 10.79

Đại diện đơn vị 2.23 2.98 22.81 10.35 0.65 Ngƣời lao động 6.95 13.89 5.68 5.54 7.75 Cán bộ quản lý 4.19 11.39 1.91 1.29 2.39

77

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

+ Tiêu chí "Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên trong công ty hòa nhã, vui vẻ" thì số phiếu tán thành với việc chọn mức từ 3 đến 5 là 84.82%, trong đó đại diện các doanh nghiệp và nhân viên của họ đánh giá cao với 41.22%. Điều này giúp ta thêm khẳng định mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dƣới tại các doanh nghiệp là khăng khít, thân thiện tạo tiền đề cho tâm lý lao động thỏa mái để thỏa sức sáng tạo.

+ Với vấn đề "Lãnh đạo công ty luôn quan tâm, đối xử tốt với ngƣời lao động của doanh nghiệp" thì mức độ đánh giá từ 1 đến 3 lại rất cao 72.03%, và ngay cả đối tƣợng đại diện doanh nghiệp cũng cho tỷ lệ này cao nhất trong ba nhóm đối tƣợng khảo sát là 28.02%. Có thể nói, công tác tạo động lực tinh thần, chăm lo đời sống của ngƣời lao động chƣa đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đúng mực, gây ảnh hƣởng đến niềm tin của ngƣời lao động.

+ Chỉ tiêu "Trong các hoạt động tại công ty Anh/Chị không có sự phân biệt giữa nam và nữ" cũng tƣơng tự chỉ tiêu trên, mức độ đánh giá từ 1 đến 3 rất cao 79.28%, đối tƣợng đại diện doanh nghiệp và cả ngƣời lao động đều đánh giá tỷ lệ cao lần lƣợt là 30.92% và 30.43%. Điều này đƣợc lý giải bởi đặc thù ngành nghề

15

Trong các hoạt động tại công ty Anh/Chị không có sự phân biệt giữa nam và nữ.

17.75 28.99 32.54 14.2 6.51

Đại diện đơn vị 5.23 10.13 15.56 5.21 2.89 Ngƣời lao động 8.45 10.34 11.64 6.34 3.04 Cán bộ quản lý 4.07 8.52 5.34 2.65 0.59

16

Công ty Anh/Chị trả lƣơng cho ngƣời lao động theo năng lực (không theo thâm niên công tác)

13.34 19.68 31.54 18.92 16.52

Đại diện đơn vị 3.72 4.23 13.45 9.98 7.64 Ngƣời lao động 3.56 6.58 14.67 7.34 7.66 Cán bộ quản lý 6.06 8.87 3.42 1.6 1.22

78

kinh doanh của các doanh nghiệp là CNTT là rất vất vả, thực tế cũng cho thấy tham gia làm việc trong ngành này chủ yếu là lao động nam.

+ Tiêu chí "Công ty Anh/Chị trả lƣơng cho ngƣời lao động theo năng lực (không theo thâm niên công tác)" thì số phiếu tán thành với việc chọn mức từ 3 đến 5 là 35.44%. Tỷ lệ này đƣợc xem là tƣơng đối thấp đối với những doanh nghiệp có thiên hƣớng theo mô hình văn hóa sáng tạo, đề cao năng lực của ngƣời lao động thế nhƣng công tác lƣơng thƣởng lại chƣa nhấn mạnh, thể hiện đƣợc điều đó và còn nặng tƣ tƣởng “sống lâu lên lão làng”.

Tóm lại, từ kết quả khảo sát có thể thấy đa phần các cán bộ công nhân viên chỉ nhận thức đƣợc các giá trị VHDN ở biểu hiện bề ngoài thông qua các yếu tố nhƣ: logo, khẩu hiệu. Những giá trị mang tính bề sâu của doanh nghiệp nhƣ sứ mệnh, mục tiêu; niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của các thành viên trong doanh nghiệp thì sự quan tâm chủ yếu nằm ở đối tƣợng lãnh đạo nhƣng nhận thức cũng chƣa thực sự đƣợc sâu sắc và đa phần tập trung ở các doanh nghiệp lớn, có thƣơng hiệu lâu năm nhƣ FPT, CMC Soft, Misa,... Đối với ngƣời lao động chỉ dừng lại ở mức độ biết chứ chƣa thực sự hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của các yếu tố này.

3.3. Đánh giá về thực trạng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn TP Hà Nội trên địa bàn TP Hà Nội

3.3.1. Điểm đạt được

Qua đánh giá thực trạng các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể nhận định rằng, mặc dù chƣa thực sự sâu sắc, nhƣng phần nào các DN CNTT đã nhận thức đƣợc vai trò và sự cần thiết của VHDN đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đa số các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Hà Nội cũng đã quan tâm tới việc xây dựng và thực thi VHDN tại đơn vị của mình; qua đó đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu, nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)